Cán bộ ‘hạ cánh’ chưa hẳn… an toàn
Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc/nghỉ hưu 3-5 năm hoặc đến 70, 80 tuổi mới phát hiện có vi phạm thì có bị xử lý kỷ luật, bị xóa tất cả chức danh, quyền lợi có trước đó?
Sáng 17-4, tiếp tục phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (CB,CC) và Luật Viên chức.
Dân đồng tình; bộ, ngành nhất trí
Tờ trình của Chính phủ thể hiện đang có ba nội dung còn có ý kiến khác nhau, trong đó có quy định liên quan đến việc kỷ luật CB,CC, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Theo dự thảo, CB,CC, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong ba hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay qua tổng hợp ý kiến các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành và địa phương đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với CB,CC, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm khi còn làm.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý bởi đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân lý giải quy định như dự thảo là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật, đúng với tính chất của đối tượng CB,CC, viên chức đã nghỉ hưu là “đối tượng khác” so với CB,CC đang tại chức.
Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết ủy ban này tán thành sự cần thiết phải bổ sung quy định trên trong dự thảo luật để thể chế hóa yêu cầu trong nghị quyết trung ương, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Do đó, Ủy ban Pháp luật kiến nghị cần có quy định theo hướng: CB,CC, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Cạnh đó, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày tờ trình. Ảnh: TTXVN
Liệu có “xóa tất”?
Video đang HOT
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nói bà chưa rõ “nội hàm” của hình thức xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. “Họ không được hưởng chế độ (mà khi về hưu nếu giữ chức vụ đó) sẽ được hưởng trong tang gia, ma chay, lễ, Tết, khám chữa bệnh? Không được xướng danh nguyên là thế này, nguyên là thế kia hay là như thế nào?… Đề nghị làm rõ vì đây là quy định mới” – bà Hải đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng đây là vấn đề lớn, vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính đạo lý nhưng cũng có áp lực của dư luận và cử tri. Bà Nga đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về quy định “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm”.
“Tôi quan niệm xóa là xóa cái đang hiện hữu, tồn tại, không thể xóa cái không còn. Vậy xóa cái đang hiện hữu với công chức nghỉ hưu là xóa cái gì?” – bà Nga đặt vấn đề và dẫn lại việc xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương đối với ông Vũ Huy Hoàng. “Đây là bước đầu chúng ta làm nhưng khi làm luật này cần cân nhắc kỹ hơn. Chức danh bộ trưởng khóa X của ông A về mặt nhà nước là vấn đề lịch sử khách quan, đã từng tồn tại” – bà Nga nói tiếp.
“Đây là vấn đề lớn, cần tìm khái niệm chỉ rõ, xóa là xóa các quyền lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu. Còn những quyền khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… thì họ vẫn được hưởng bình thường” – bà Nga nhấn mạnh.
Về hưu bao năm thì hết… lo?
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu ủng hộ đề xuất xử lý kỷ luật CB,CC, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu để vừa răn đe vừa gắn với thực tiễn của Việt Nam. Ông Giàu nhấn mạnh thời gian qua, chúng ta xử lý một số trường hợp cán bộ cấp cao có vi phạm, được người dân và xã hội đồng tình.
Tuy nhiên, ông Giàu đề xuất chỉ nên giới hạn hồi tố ba hay năm năm, không nên mở vô thời hạn. “Nghỉ việc rồi, công việc đã bàn giao rồi, đã nhận huân chương theo niên hạn, đã cảm thấy mình cống hiến cả đời người cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước… Nay tới tuổi 65, 70, 72 lại bị truy trước đây có vi phạm giờ phải thi hành kỷ luật thì… tâm tư lắm” – ông Giàu nói.
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cùng đồng cảm việc cán bộ về hưu rồi nhưng tâm trạng lúc nào cũng lo lắng, không vui vẻ gì, biết đâu nay mai cơ quan chức năng truy lại chuyện mình đã làm sai từ cả chục năm trước. “Như thế có cái gì đó không an lòng, nặng nề lắm! Hiện nhiều đồng chí về hưu đang trông chờ, nghe ngóng xem lần này luật quy định thế nào” – Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ.
“Quy định thời hiệu là cần thiết. Vì 70, 80 tuổi rồi mà còn mời đến để xử lý kỷ luật chuyện hơn 20 năm trước, xem có khả thi không, thực tế không? Nhiều khi chúng ta đang giận quá, ghét quá cái gì đó, chúng ta quy định cho nặng thêm. Phải hợp lý, hợp tình, phải cân nhắc thêm” – Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Cũng theo Chủ tịch QH, nên giữ hình thức kỷ luật giáng chức, vì đây là hình thức kỷ luật quan trọng, có giá trị răn đe lớn.
ĐỨC MINH
Theo SGGP
Sẽ bỏ chế độ 'viên chức suốt đời'?
Dự thảo luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức đề nghị bỏ chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn để khắc phục tình trạng tâm lý viên chức suốt đời.
Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UB TVQH) cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức.
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, bên cạnh ý kiến tán thành, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Về vấn đề này, dự thảo luật đã bổ sung vào Điều 84 quy định, cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
"Quy định như vậy là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu là "đối tượng khác" so với cán bộ, công chức.
Do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau.
Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo UB TVQH cho phép quy định chi tiết ở nghị định", ông Lê Vĩnh Tân nói.
Thẩm tra dự thảo luật, UB Pháp luật của QH tán thành bổ sung quy định này vì điều này là thê chê hóa yêu câu trong nghi quyêt Trung ương "xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu", đáp ưng đòi hoi cua thưc tiên.
Tuy nhiên, đê thê hiên rõ hơn vân đê này trong dư thao luât, UB Pháp luât đê nghi tách nôi dung này thành điêu riêng quy đinh theo hương: cán bô, công chưc, viên chưc sau khi nghi viêc, nghi hưu vân phai chiu trách nhiêm vê hành vi vi pham cua mình trong thơi gian công tác.
Tùy theo tính chât, mưc đô vi pham có thê bi truy cứu trách nhiêm hình sư, xư lý hành chính hoăc xư lý ky luât; nêu gây thiêt hai phai bôi thương theo quy đinh cua pháp luât và quy đinh vê môt sô hình thưc xư lý ky luât cu thê trong luât Cán bô, công chưc và luât Viên chưc.
"Tương ưng vơi tưng đôi tương là cán bô, công chưc, viên chưc có hành vi vi pham cân quy định hình thưc kỷ luât phù hơp bao đam hê qua pháp lý găn trưc tiêp vơi quyên lơi cu thê mà cán bô, công chưc, viên chưc đó đươc hương trong thơi gian công tác hoăc nghi hưu.
Đông thơi, cần quy đinh nguyên tắc xác định thâm quyên xư lý, trình tư, thu tuc xư lý ky luât đê bao đam tính kha thi và thông nhât trong quá trình thưc hiên", Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay.
Sẽ bỏ chế độ "viên chức suốt đời"
Dự thảo luật cũng đề nghị bỏ chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của viên chức để khắc phục tình trạng tâm lý viên chức suốt đời.
Theo ông Tân, đề xuất này là nhằm thực hiện các nghị quyết của TƯ khóa 12. Theo đó, tại dự thảo, Chính phủ đề xuất phương án, từ sau khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/1/2020), sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn nhằm bảo đảm cơ chế cạnh tranh, khắc phục tình trạng "không có vào, có ra" tâm lý "viên chức suốt đời" trong đội ngũ viên chức.
Với phương án này, sẽ không thực hiện ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với các trường hợp tuyển dụng mới, kể cả trường hợp hết thời hạn lần thứ 2 (theo quy định hiện hành là phải ký hợp đồng không xác định thời hạn).
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định
Để xin ý kiến UB TVQH, Chính phủ đưa ra phương án 2 giữ quy định như hiện hành; đồng thời, bổ sung quy định, đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký kết ngay hợp đồng không xác định thời hạn.
Thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, đa số tán thành phương án 1 của Chính phủ vì quy đinh như vây tao đươc sư khác biêt căn ban giưa "công chưc" và "viên chưc", khăc phuc đươc han chê trong quan lý đôi ngu viên chưc là "vào dê, ra khó", tao thuân lơi đê các đơn vi sư nghiêp công lâp lưa chon viên chưc phù hơp vơi vi trí viêc làm.
"Quy định này đông thơi bao đam đươc cơ chê canh tranh, tao đông lưc đê viên chưc đã đươc tuyên dung liên tuc phân đâu nâng cao trình đô, hoàn thành tôt chưc trách, nhiêm vu", ông Định nói.
Tuy nhiên, phương án này se tao ra sư không thông nhât giưa viên chưc đươc tuyên dung trươc và sau ngày dư thao luât này có hiêu lưc. Đông thơi, phai sưa đôi, bô sung quy đinh vê vân đê này cua bô luât Lao đông theo hương mơ đê bao đam tính thông nhât cua hê thông pháp luât vì theo Điêu 22 cua bô luât Lao đông thì không đươc ký hơp đông lao đông xác đinh thơi han quá 2 lân.
Bên cạnh đó, theo ông Định, một số ý kiến tán thành phương án 2 vì quy định như vậy tạo tâm lý yên tâm cho ngươi lao đông là viên chưc (hơp đông làm viêc), bao đam thông nhât vơi bô luât Lao đông, bao đam sư ôn đinh, thông nhât trong quan lý viên chưc, đông thơi có thay đôi môt phân, tao cơ chê sàng loc bươc đâu.
Tuy nhiên, theo phương án này cân nghiên cưu sưa đôi đông bô môt sô quy đinh liên quan, bao đam manh me hơn cơ chê có "đóng" có "mơ" đê đê cao vai trò cua ngươi sư dung lao đông trong viêc lưa chon ngươi lao đông phù hơp vơi vi trí công viêc (như găn viêc đánh giá, phân loai vơi sư dung, làm đông lưc đê ngươi lao đông luôn nô lưc, cô găng); đông thơi, bao đam quyên cua ngươi lao đông.
Nguồn: Vietnamnet
Trưởng ban Dân nguyện nói gì sau "phản hồi" của Chủ tịch tỉnh Phú Yên? Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải chiều nay 15-11 khẳng định thông tin về việc tiếp dân của các địa phương do Ban Dân nguyện tập hợp từ báo cáo của 63 tỉnh, TP. Chiều 15-11, bên hành lang Quốc hội (QH), bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ QH,...