Cán bộ Đồng Tâm bán đất để xây dựng công trình xã?
“Cán bộ bán đất lấy kinh phí xây dựng các công trình cho xã. Đề nghị HĐXX xem xét việc làm các lãnh đạo qua các thời kỳ vì nhân dân xã Đồng Tâm…” là ý kiến đại diện UBND xã Đồng Tâm nói trước phiên tòa xét xử hàng loạt cán bộ của địa phương chiều nay.
17h58, HĐXX kết thúc phần xét hỏi. Tòa tạm nghỉ. Sáng 9/8, phiên tòa tiếp tục diễn ra.
17h24, HĐXX công bố lời khai của một số người có nghĩa vụ liên quan nhưng vắng mặt tại phiên tòa.
16h35, Các luật sư tham gia xét hỏi nhằm làm rõ các tình tiết trong vụ án, gỡ tội cho thân chủ của mình. Câu hỏi của 6 luật sư đối với 14 bị cáo xoay quanh việc xác định năng lực hành vi, nhận thức pháp luật của các bị cáo cũng như làm rõ trách nhiệm của từng bị cáo trong từng hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ.
16h05, đại diện Viện kiểm sát tham gia thẩm vấn, đề nghị các bị cáo phải nhận thức rõ hành vi vi phạm của chính mình, từ đó khai báo thành khẩn mới có cơ hội hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Luật sư tham gia xét hỏi
Đại diện Viện kiểm sát tham gia thẩm vấn
Bán đất vì phát triển… địa phương
15h24, HĐXX xét hỏi những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trả lời HĐXX, đại diện UBND xã Đồng Tâm nêu quan điểm về việc xử lý các diện tích đất được hợp thức hồ sơ để cấp GCNQSDĐ. Theo vị đại diện này, trước kia, các cán bộ xã giao, cấp, bán đất trái thẩm quyền một phần do tình hình địa phương.
“Cán bộ bán đất lấy kinh phí xây dựng các công trình cho xã. Đề nghị HĐXX xem xét việc làm các lãnh đạo qua các thời kỳ vì nhân dân xã Đồng Tâm.” – đại diện UBND xã Đồng Tâm nói.
Đồng quan điểm với đại diện UBND xã Đồng Tâm về việc các cán bộ thực hiện giao, cấp đất trái thẩm quyền do nhu cầu của địa phương, đại diện UBND huyện Mỹ Đức cho rằng, một số khu đất được giao trái thẩm quyền nhưng không vi phạm quy hoạch chung của địa phương, phù hợp quy hoạch đất ở, hiện nay người dân đang sử dụng ổn định.
Từ đó, đại diện UBND huyện Mỹ Đức đề nghị các cấp chính quyền có phương án xử lý để người dân sinh sống. Các trường hợp khác đề nghị xử lý theo quy định hiện hành.
Cán bộ huyện đổ lỗi cho cán bộ xã
14h48, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Trần Trung Tấn (cựu cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức), người bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Thừa nhận cáo trạng truy tố đúng hành vi sai phạm của mình, Trần Trung Tấn cho biết, bản thân được Văn phòng đăng ký đất đai phân công theo dõi biến động, làm thủ tục cấp GCNQSDĐ.
Tuy nhiên, khi được hỏi về trình tự cấp GCNQSDĐ, cựu cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai này lại cho rằng, thời điểm đó, bản thân bị cáo là cán bộ hợp đồng mới nên… không biết gì. Khai trước tòa, Trần Trung Tấn khẳng định mình không được hưởng lợi gì trong việc xem xét thẩm định, xác nhận hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
Cho rằng cáo trạng truy tố mình có nhiều điểm không đúng, Đinh Văn Dũng (nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức) “đổ lỗi” cho cán bộ xã Đồng Tâm. Bị cáo Dũng cho rằng, chính quyền xã Đồng Tâm đã lợi dụng một số kẽ hở của luật pháp để hợp thức hóa hồ sơ, xác nhận sai nguồn gốc đất.
“Về thủ tục, chúng tôi không sai. Đề nghị xem xét lại trách nhiệm của chính quyền xã.” – bị cáo Dũng nói trước tòa.
“Bị cáo đã hoàn thành trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ chưa? Cáo trạng truy tố bị cáo về tội danh trên có oan sai không?” – tòa hỏi.
“Tôi thiếu trách nhiệm là không phát hiện ra sự dối trá, lừa đảo, không trung thực ở dưới cơ sở.”- bị cáo Dũng đáp.
Bên cạnh đó, bị cáo Dũng không đồng ý với quy kết của Viện KS về số tiền bị cáo gây thiệt hại.
Trả lời trước tòa, bị cáo Bạch Văn Đông (nguyên Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức) đồng ý với nội dung cáo trạng truy tố. Đông được xác định đã ký xác nhận 4/12 hồ sơ với tổng diện tích 625 m2, gây thiệt hại hơn 580 triệu đồng.
HĐXX xét hỏi kỹ về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ để làm rõ sai phạm của bị cáo Đông cũng như các bị cáo khác. Đồng quan điểm với bị cáo Dũng, bị cáo Đông khẳng định: “Thủ tục chúng tôi đã làm đúng. Cái sai là do hội đồng tư vấn đất đai và người dân kê khai sai, chúng tôi không phát hiện ra được, họ khép kín từ đầu đến cuối như vậy.”.
Bị cáo Đinh Văn Dũng
Là người trả lời thẩm vấn cuối cùng, bị cáo Phạm Hữu Sách (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ Đức), thừa nhận, sai sót của bị cáo chủ yếu trong thẩm định nguồn gốc đất. “Chủ yếu sai ở các cán bộ thẩm định, không phát hiện ra gian dối trong hồ sơ nên đã đăng ký hồ sơ đủ điều kiện để bị cáo ký tờ trình.” – bị cáo Sách khai.
“Bị cáo có thẩm định lại hồ sơ không?” – tòa hỏi. “Khi có can thiệp làm sai lệch hồ sơ, cán bộ thẩm tra không phát hiện ra. Theo quy trình, Phòng TNMT có bộ phận thẩm định hồ sơ, sau đó bị cáo ký nháy vào tờ trình để trình huyện cấp GCNQSDĐ.” – Phạm Hữu Sách đáp. Theo khai nhận của bị cáo Sách, thời điểm có sai phạm, tại xã Đồng Tâm chỉ có 2 loại bản đồ năm 2003 và 2009, cả 2 đều được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
“Hai loại bản đồ đều xác định rõ đất các hộ, cho thấy các cán bộ đã tính toán từ rất lâu, từ 2002. Họ đều dựa vào 2 bản đồ đó, làm sai lệch hồ sơ. Huyện không có đủ hồ sơ hoàn chỉnh, cơ sở thẩm tra không có, chỉ dựa vào tài liệu xã cung cấp.” – nguyên Trưởng phòng TNMT huyện Mỹ Đức khai.
Bị cáo Phạm Hữu Sách
Cán bộ địa chính xã hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ
Là người cuối cùng trả lời thẩm vấn trong nhóm bị cáo bị xét xử tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Nguyễn Xuân Trường (nguyên cán bộ địa chính xã) thừa nhận lời khai 9 bị cáo đã khai trước đó là đúng. Bị cáo Trường cũng cho rằng, số tiền thu lời bất chính, bị cáo không trực tiếp thu.
Nguyễn Xuân Trường bị cáo buộc đã cùng Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn cấp, bán đất, giao đất trái thẩm quyền cho 9 hộ với tổng diện tích 1.652,5 m2, thu số tiền vụ lợi 21 triệu đồng; cấp, giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng với tổng diện tích 1.285 m2, không thu tiền sử dụng đất;
Video đang HOT
Giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân với tổng diện tích 2.638 m2, thu số tiền vụ lợi hơn 1,566 tỷ đồng; hợp thức đất lấn chiếm cho 2 hộ dân với tổng diện tích 552 m2.
Đối với việc lập hồ sơ và hợp thức hồ sơ 13 trường hợp để đề nghị huyện Mỹ Đức cấp GCNQSDĐ, bị cáo Trường khai, trong việc cấp “sổ đỏ”, người dân mang chứng minh thư đến, ghi tên vào sổ, mọi giấy tờ đều nhờ cán bộ xã làm hết.
HĐXX xét hỏi cặn kẽ từng trường hợp kê khai hồ sơ và hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ có “dấu tích” của Nguyễn Xuân Trường, với chức trách là cán bộ địa chính xã.
Toàn cảnh phiên xử chiều nay
“Mình không mua thì người bên cạnh cũng lấn chiếm”…
14h, Bị cáo Nguyễn Văn Bột (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm) khai nhận bản thân mua 1 suất đất rộng 100 m2. Tuy nhiên, bị cáo Bột cho rằng, diện tích đất này do em trai bị cáo có trong danh sách được mua đất nhưng không mua vì chê đất nghĩa địa, giá lại cao. Khi mua suất đất trên, bị cáo Bột để con trai đứng tên.
Thừa nhận bản thân không nằm trong diện được giao đất, bị cáo Bột cho rằng “em trai mình không mua thì mình mua”, hơn nữa đất đó “ế ẩm” xen kẹt nhiều năm, “mình không mua thì người bên cạnh cũng lấn chiếm”. Sau khi mua diện tích đất trên, bị cáo Bột chuyển công tác, từ đó, bị cáo không biết đất chỗ nào. “Khu đất đó chưa có biên bản bàn giao, chưa được đo đạc, tôi không biết chính xác khu đất ở chỗ nào.” – nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm khai trước tòa.
Cũng theo lời khai của bị cáo Bột, năm 2013, nhận thấy chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, bị cáo đã trực tiếp trả lại GCNQSDĐ tại Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Mỹ Đức. Khẳng định bản thân không ký bất kỳ giấy tờ nào đề nghị cấp giấy chứng nhận, bị cáo Bột cho rằng mình… nhầm với đơn của con trai. Bác lại, chủ tọa phiên tòa đọc lại các bút lục lời khai của Bột tại cơ quan điều tra.
Tòa hỏi: “Nếu chỉ là người dân bình thường, bị cáo có được giao đất không?”, bị cáo Bột trả lời vòng vo nhưng cũng thừa nhận, cấp xã không có thẩm quyền bán đất. Cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là chưa chính xác, bị cáo Bột cho rằng, bản thân bị cáo chỉ là người đi mua đất. Thời điểm đó, bị cáo không còn chức năng nhiệm vụ gì ở xã nữa. Từ đó, bị cáo xin HĐXX công minh xem xét.
Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Văn Sơn (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm) cho rằng, năm 2008, xã lập biên bản thống nhất giữa Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10/12/2002 là ghi nhận tinh thần của Hội nghị năm 2002.
Sơn khai rằng, các đối tượng là cán bộ xã không nằm trong danh sách được giao đất nhưng nhiều do nhiều người dân không mua vì chê đất nghĩa địa.
“Lúc đó, anh em thống nhất là người ta không mua thì giao cho anh em. Sau này được cán bộ điều tra giải thích tôi mới biết sai phạm của mình.” – bị cáo Sơn khai.
Nguyễn Văn Sơn bị cáo buộc giao đất trái thẩm quyền cho 4 hộ với tổng diện tích hơn 1.090 m2, thu tổng số tiền vụ lợi 28,5 triệu đồng (để ngoài ngân sách xã 15 triệu đồng); cấp, giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng với tổng diện tích 1.285 m2, không thu tiền sử dụng đất; giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân với tổng diện tích 2.638 m2, thu số tiền vụ lợi hơn 1,566 tỷ đồng (để ngoài ngân sách xã 50 triệu đồng).
Bản thân Nguyễn Văn Sơn được hưởng lợi 2 suất đất với tổng diện tích 331,3 m2 không phải nộp tiền sử dụng đất.
13h30 chiều, Phần xét hỏi bắt đầu với bị cáo Nguyễn Văn Minh, nguyên Trưởng Công an xã Đông Tâm. Bị cáo Minh thừa nhận có ký vào biên bản hợp thức việc thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10/12/2002.
Bị cáo Nguyễn Văn Minh
Tuy nhiên, bị cáo khai rằng, biên bản trên do Nguyễn Xuân Trường (nguyên cán bộ địa chính xã) đưa cho ký. Bị cáo Minh không xem, chỉ nghe bị cáo Trường nói các cơ quan nhất trí cho mỗi người một suất đất, nếu mua thì ký vào biên bảo nên Minh đã ký.
“Đến giờ tôi không biết diện tích đất, giá cũng không biết. Sau khi ký biên bản, tôi chưa làm thủ tục gì, không biết đất ở đâu.” – bị cáo Minh nói và khai rằng, bản thân không trong diện được giao đất nhưng do gia đình đông anh chị em, khi được thông báo có suất thì mua. “Hiện nay, tôi cùng không biết đất ở đâu, như thế nào, ai sử dụng. Khi có kiện cáo, tôi chưa làm nghĩa vụ tài chính và tôi đã có đơn xin không mua nữa, trả lại diện tích đất được giao.” – bị cáo Minh khai trước tòa.
Trước đó, sáng cùng ngày (8/8), phiên tòa xử các cựu cán bộ giao, cấp đất trái thẩm quyền ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn đang tiến hành phần xét hỏi các bị báo.
6 bị cáo trả lời thẩm vấn của HĐXX, gồm: Nguyễn Văn Đức (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã), Nguyễn Văn Khang (nguyên kế toán ngân sách xã), Bùi Văn Dũng (nguyên Trưởng ban Tài chính xã), Bùi Văn Hồng (nguyên Xã đội trưởng), Nguyễn Tiến Triển (nguyên Bí thư Đảng ủy xã) và Lê Đình Thuần (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm).
Phần lớn các bị cáo đều thừa nhận hành vi sai phạm như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, một số bị cáo “nại” nhiều lý do như áp lực công việc, thiếu hiểu biết pháp luật để bao biện cho sai phạm của mình.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Nhóm cán bộ Đồng Tâm đã chia chác đất như thế nào?
Sáng nay, 8/8, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức đưa ra xét xử 14 bị cáo nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm và cán bộ huyện Mỹ Đức (Hà Nội) về 2 tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Hàng loạt hành vi sai phạm của các bị cáo đã được làm rõ tại tòa.
Các bị cáo tại phiên xử sáng nay
Xét xử 14 cựu cán bộ giao đất sai ở Đồng Tâm
11h35, tòa tạm nghỉ. 13h30 chiều nay, HĐXX tiếp tục làm việc.
Đổ lỗi cho áp lực từ huyện
11h20, Tòa tiếp tục xét hỏi bị cáo Lê Đình Thuần, nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm. Cho rằng một số điểm trong cáo trạng chưa khách quan, bị cáo Thuần khai, thực tế không có cuộc họp thống nhất việc giao đất năm 2002.
Năm 2013, bị cáo đã làm đơn gửi xã và huyện xin không mua suất đất được giao nữa. Thời điểm này, mảnh đất bị cáo Thuần được giao đang đứng tên vợ bị cáo, song bị cáo không biết diện tích đất bản thân được cấp nằm chính xác chỗ nào. Nói về sai phạm trong việc xác nhận cho 12 hộ dân để hợp thức diện tích đất được giao trái thẩm quyền, bị cáo Thuần cho rằng, sau khi cơ quan chức năng thanh tra, bị cáo biết mình có sai phạm.
Đồng thời, bị cáo Thuần "đổ lỗi" cho áp lực từ phía huyện khi giao nhiệm vụ cho cán bộ xã Đồng Tâm trong giải quyết tồn đọng việc cấp GCNQSDĐ. Đối với một số trường hợp cụ thể, bị cáo Thuần tiếp tục "đổ lỗi" cho hội đồng tư vấn đất đai và cho rằng mình không thể nắm bắt hết hồ sơ từng trường hợp. "Việc bị cáo ký xác nhận vào các đề nghị cấp GCNQSDĐ là đúng hay sai?" - chủ tọa ngắn gọn. "Dạ, là sai." - bị cáo Thuần đáp.
Bị cáo Lê Đình Thuần
Các bị cáo khai gì tại tòa?
10h05, HĐXX bước vào phần xét hỏi. Trả lời thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Nguyễn Văn Đức cho rằng cáo trạng có điểm chưa đúng với thực tế.
"Cáo trạng nêu bị cáo đã được nhận đất nhưng thực tế bị cáo chưa được nhận đất. Bị cáo được cấp giấy chứng nhận nhưng thực tế chưa được giao đất.". - bị cáo Đức khai trước tòa và cho biết, "sổ đỏ" trên đứng tên vợ bị cáo. Đầu năm 2013, bị cáo đã giao nộp sổ đỏ trên cho UBND huyện Mỹ Đức.
Bị cáo Nguyễn Văn Khang, nguyên kế toán ngân sách xã Đồng Tâm, khẳng định, nội dung cáo trạng đúng với sai phạm của bản thân, không có oan sai. Bị cáo nhận thức được, bản thân không phải là đối tượng được cấp đất nhưng vẫn ký vào đơn xin mua đất nhằm chiếm dụng đất là sai. "Bị cáo chưa được nhận đất thực tế, chưa biết là chỗ nào nên chưa sử dụng, không biết hiện trạng đất và không chuyển nhượng cho ai. Sau năm 2013, khi có đơn khiếu nại, tôi viết đơn xin thôi không mua suất đất đó." - bị cáo Khang khai nhận.
Đối với việc giao, cấp, đấu giá đất trái thẩm quyền, với chức trách là kế toán ngân sách xã, bị cáo Khang đã nghiệm thu toàn bộ số tiền ng dân nộp, nộp toàn bộ vào ngân sách.
Bùi Văn Dũng, nguyên Trưởng ban Tài chính xã Đồng Tâm, khai nhận, diện tích đất được cấp sai được đứng tên con bị cáo, hiện vẫn chưa sử dụng vào việc gì. Bùi Văn Dũng được xác định đã trực tiếp ký biên bản hợp thức việc thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10/12/2002. Dũng đã được nhận đất và làm thủ tục để UBND xã hợp thức, lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), UBND huyện đã ra quyết định cấp GCNQSDĐ. Về hành vi ký biên bản trên, bị cáo Dũng cho rằng mình không có nhận thức đầy đủ về việc giao, cấp đất trên. Quá trình bị điều tra, truy tố, được các điều tra viên giải thích, bị cáo mới nhận ra sai phạm của mình.
Trước vành móng ngựa, bị cáo Bùi Văn Hồng, nguyên Xã đội trưởng, thừa nhận cáo trạng truy tố đúng hành vi bị cáo đã thực hiện. Tuy nhiên, bị cáo cũng khai rằng, bản thân bị cáo chỉ biết mình được giao đất ở khu đó chứ thực tế không biết chính xác là chỗ nào. Bị cáo trả lời vòng vo về việc dù biết không có hội nghị thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10/12/2002 nhưng vẫn ký. Sau khi xảy ra khiếu nại tố cáo, năm 2013, bị cáo làm đơn trả, không mua nữa dù đã được làm "sổ đỏ". Bị cáo Hồng cho rằng, bị cáo còn hạn chế nhận thức về pháp luật, về quản lý đất đai nên thời điểm đó, được các "anh ấy" quan tâm thì bị cáo cứ nhận, giờ mới biết là sai.
Bị cáo Nguyễn Tiến Triển
Khai trước tòa, bị cáo Nguyễn Tiến Triển, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, cho rằng, một số nội dung cáo trạng truy tố chưa đúng.
"Cụ thể, nội dung bị cáo đồng ý với chủ trương chia đất cho cán bộ xã mà không thu tiền là không đúng. Đó là thống nhất bán cho anh em đất thừa, có thu tiền. Nội dung tôi đồng ý chủ trương đấu giá đất, vụ lợi 1,7 tỷ là không đúng. Nội dung tôi hưởng lợi 2 suất không phải nộp tiền sử dụng đất là chưa đúng." - bị cáo Triển khai.
Theo lời khai của bị cáo Triển, thực hiện kế hoạch giao đất số 868, còn một diện tích đất thừa, "nghĩ đó là "đất ế", các anh ấy đề xuất, giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, thấy hợp lý nên bị cáo đã đồng ý chủ trương giao đất cho cán bộ.".
Về "tiêu chuẩn" được cấp đất, bị cáo Triển khai bản thân không có nhu cầu nên đã "nhường" suất đất này cho một người cháu.
"Nếu không phải Bí thư Đảng ủy xã, liệu bị cáo có được xét duyết giao, cấp đất không?" - chủ tọa vặn hỏi.
"Trong văn bản thống nhất bán đất cho cán bộ, bị cáo là cán bộ thì được phân, tôi không có nhu cầu nên nhường cho người cháu. Việc cấp đất như thế nào tôi không nắm rõ, chỉ biết là sau này số đất bán cho cán bộ đều được cấp GCNQSDĐ." - bị cáo Triển khai nhận.
"Hiểu biết về pháp luật đất đai của tôi còn rất hạn chế. Về các việc đã xảy ra, tôi mong HĐXX xem xét cho tôi, khoan hồng cho chúng tôi, xem xét thời gian chúng tôi cống hiến cho Nhà nước đã để xảy ra sai sót như vậy." - Nguyễn Tiến Triển chốt lại.
Nhiều người dân đứng bên ngoài phiên tòa
Cán bộ xã "bắt tay" nhau giao đất sai
9h, đại diện Viện KSND huyện Mỹ Đức công bố cáo trạng dài hơn 20 trang truy tố các bị can. 10 bị can nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Các bị can nguyên là cán bộ huyện Mỹ Đức bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng truy tố, từ năm 2002 đến năm 2013, do buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai tại địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn, Lê Đình Thuần - nguyên Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Xuân Trường - nguyên cán bộ địa chính xã, cùng Nguyễn Tiến Triển - nguyên Bí thư Đảng ủy xã và một số cán bộ nguyên là chủ chốt của xã vì động cơ vụ lợi đã thực hiện việc cấp, giao đất trái thẩm quyền, hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định.
Cáo trạng xác định Nguyễn Văn Sơn cấp, giao đất trái thẩm quyền cho 4 hộ với tổng diện tích hơn 1.090 m2, thu tổng số tiền vụ lợi 28,5 triệu đồng (để ngoài ngân sách xã 15 triệu đồng); cấp, giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng với tổng diện tích 1.285 m2, không thu tiền sử dụng đất; giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân với tổng diện tích 2.638 m2, thu số tiền vụ lợi hơn 1,566 tỷ đồng (để ngoài ngân sách xã 50 triệu đồng).
Sau đó, UBND huyện Mỹ Đức đã có Quyết định số 883 ngày 31/12/2003 thu hồi 6.530 m2 để hợp thức cho các hộ trên.
Bản thân Nguyễn Văn Sơn được hưởng lợi 2 suất đất với tổng diện tích 331,3 m2 không phải nộp tiền sử dụng đất.
Viện kiểm sát đọc cáo trạng truy tố tôi danh các bị cáo
Đối với Lê Đình Thuần, cơ quan tố tụng xác định, năm 2008, Thuần đã trực tiếp ký Biên bản hội nghị thống nhất cấp quyền sử dụng đất giãn dân được hợp thức vào ngày 10/12/2002, trên bản đồ đất thổ cư năm 2003 đứng tên Lê Đình Toàn (em họ Thuần), bản đồ đất thổ cư năm 2009 đứng tên vợ là Nguyễn Thị Thúy với diện tích 100 m2.
Thuần còn bị cáo buộc lập hồ sơ ký xác nhận hợp thức cho 12 hộ dân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Mặc dù đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp thuê thầu, đất lấn chiếm, đất giao trái thẩm quyền, sai đối tượng vào thời gian năm 2002 - 2003 nhưng Thuần vẫn ký xác nhận hồ sơ có nguồn gốc sử dụng hợp pháp trước ngày 15/10/1993, với tổng diện tích 1.844 m2, đề nghị UBND huyện ra Quyết định cấp GCNQSDĐ trái quy định.
Nguyễn Xuân Trường bị cáo buộc đã cùng Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn cấp, bán đất, giao đất trái thẩm quyền cho 9 hộ với tổng diện tích 1.652,5 m2, thu số tiền vụ lợi 21 triệu đồng; cấp, giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng với tổng diện tích 1.285 m2, không thu tiền sử dụng đất;
Giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân với tổng diện tích 2.638 m2, thu số tiền vụ lợi hơn 1,566 tỷ đồng; hợp thức đất lấn chiếm cho 2 hộ dân với tổng diện tích 552 m2.
Trường cùng với Lê Đình Thuần làm hồ sơ và xác nhận hợp thức nguồn gốc sử dụng đất cho 12 hộ dân từ đất giao trái thẩm quyền, sai đối tượng, đất lấn chiếm thành đất thổ cư, với tổng diện tích 1.844 m2.
Bản thân Nguyễn Xuân Trường được hưởng lợi 2 suất đất với tổng diện tích hơn 260 m2, không phải nộp tiền theo quy định.
Nguyễn Tiến Triển với trọng trách là Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm đã đồng ý với chủ trương của UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ UBND xã trái quy định với tổng diện tích 1.208 m2, không thu tiền sử dụng đất.
Triển đồng ý chủ trương và kế hoạch của UBND xã trong việc tổ chức cho các hộ dân đấu thầu theo Quyết định số 883 ngày 31/12/2003 của UBND huyện Mỹ Đức, dẫn đến 29 hộ dân trúng thầu (sai đối tượng), thu số tiền vụ lợi cho UBND xã là hơn 1,5 tỷ đồng.
Bản thân Triển được hưởng lợi 2 suất đất với tổng diện tích 334 m2, không phải nộp tiền sử dụng đất.
Nguyễn Văn Đức, Bùi Văn Hồng, Bùi Văn Dũng, Nguyễn Văn Minh bị cáo buộc đã biết và đồng ý chủ trương của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho một số cán bộ xã. Năm 2008, Đức, Hồng, Dũng và Minh trực tiếp ký biên bản hợp thức việc thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10/12/2002.
Đức, Hồng và Dũng đã được nhận đất và làm thủ tục để UBND xã hợp thức, lập hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ, UBND huyện đã ra quyết định cấp GCNQSDĐ.
Đối với Minh, tại bản đồ 2003 đứng tên Minh, năm 2009 đứng tên Nguyễn Văn Chuẩn. Chuẩn đã làm thủ tục và được cấp GCNQSDĐ.
Nguyễn Văn Bột được xác định đã cùng Nguyễn Xuân Trường, cán bộ địa chính xã, giao đất trái thẩm quyền cho 2 hộ với tổng diện tích 200 m2 vào năm 2002. Cũng năm này, Bột nhận 77 m2 đất trái phép tại khu vực Rặng Chúc (không thu tiền sử dụng đất).
Mặc dù biết rõ số diện tích đất trên được cấp không đúng đối tượng, năm 2011, Bột vẫn làm thủ tục để UBND xã hợp thức, xác nhận nguồn gốc đất có trước thời điểm ngày 15/10/1993 và lập hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đứng tên Nguyễn Văn Bột. UBND huyện sau đó đã ra quyết định cấp GCNQSDĐ cho Bột.
Đối với Nguyễn Văn Khang, cáo trạng xác định, năm 2008, Khang ký biên bản hợp thức việc thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10/12/2002 nhưng chưa được nhận đất và chưa làm thủ tục cấp GCNQSDĐ.
Đối với các cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức và Phòng Tài nguyên & môi trường huyện, cơ quan tố tụng xác định, các bị can này đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất, dẫn đến việc ký xác nhận không có căn cứ.
Trần Trung Tấn, Đinh Văn Dũng và Bạch Văn Đông không tiến hành thẩm tra, thẩm định về nguồn gốc đất, vẫn tiến hành xác nhận hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, không có tranh chấp, khiếu kiện.
Trong đó, Đinh Văn Dũng ký xác nhận 8/12 hồ sơ với tổng diện tích 1.212 m2, gây thiệt hại hơn 650 triệu đồng; Trần Trung Tấn ký xác nhận 9/12 hồ sơ với tổng diện tích 1.182 m2, gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng; Bạch Văn Đông ký xác nhận 4/12 hồ sơ với tổng diện tích 625 m2, gây thiệt hại hơn 580 triệu đồng.
Phạm Hữu Sách giữ trọng trách là Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện nhưng không kiểm tra, đôn đốc, không thẩm định lại hồ sơ có đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ hay không nhưng vẫn ký tờ trình để UBND huyện Mỹ Đức ra Quyết định cấp GCNQSDĐ cho 12 hộ với tổng diện tích 1.834 m2 trái quy định, gây thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.
Luật sư đã đề nghị hoãn xử nhưng không được chấp nhận
HĐXX từ chối đề nghị hoãn xử của luật sư
8h14, Được chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến, luật sư bào chữa cho Bạch Văn Đông (nguyên Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức) cho rằng, những người vắng mặt là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Thêm vào đó, việc định giá tài sản, lấy lời khai của những ngươi này chưa được làm rõ, việc vắng mặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét xử.
Luật sư đề nghị triệu tập thêm 3 nhóm nhân chứng: Hội đồng tư vấn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trưởng thôn, Chủ tịch xã - những người ký xác nhận các giấy tờ liên quan đến xác định nguồn gốc - chưa được lấy lời khai; triệu tập hội đồng định giá xác định thiệt hại trong vụ án vì liên quan trực tiếp đến tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" của các bị cáo. Từ đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Bạch Văn Đông đề nghị hoãn phiên tòa, đề nghị HĐXX triệu tập đầy đủ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đáp lại đề nghị hoãn phiên tòa của luật sư, đại diện Viện KSND huyện Mỹ Đức giữ quyền công tố tại tòa cho rằng, một số người vắng mặt tại tòa đều đã được cơ quan điều tra lấy lời khai. Cho nên, sự vắng mặt này không làm ảnh hưởng đến phiên tòa. HĐXX sẽ công bố lời khai những người này trong quá trình xét xử. Về đề nghị triệu tập 3 nhóm người của luật sư, đại diện Viện KS cho rằng, tài liệu điều tra đã xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng tư vấn đất đai, hội đồng định giá. Nếu các hội đồng này làm sai, những người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Sau khi xem xét, hội ý, HĐXX cho rằng: Những người vắng mặt đều đã có lời khai, việc vắng mặt không làm ảnh hưởng đến phiên xử. Về đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập các thành viên hội đồng tư vấn, hội đồng định giá, HĐXX cho rằng, việc định giá được làm đúng quy định của pháp luật. Quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết, tòa sẽ triệu tập thêm những người này. Vì vậy, căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng Hình sự, chủ tọa phiên tòa, tuyên bố tiếp tục phiên xử.
Sau đó, HĐXX tiến hành kiểm tra căn cước các bị cáo.
Toàn cảnh phiên xu
Trước đề nghị của luật sư và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Chủ tọa thay mặt HĐXX quyết định cho tiếp tục phiên tòa
8h02, Tòa bắt đầu làm việc. Ông Bùi Đức Việt - chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, giới thiệu thành phần HĐXX và những người tham gia phiên tòa.
Toàn bộ 14 bị cáo có mặt đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều người có nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa, trong đó một số có đơn xin xét xử vắng mặt, một số vắng mặt không lý do.
Một số bị cáo có mặt sớm tại tòa
Tại phiên xử, có các bị cáo từng là cán bộ xã Đồng Tâm gồm: Nguyễn Văn Sơn (SN 1958), nguyên Chủ tịch UBND xã; Lê Đình Thuần (SN 1956), nguyên Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Xuân Trường (SN 1959), nguyên cán bộ địa chính xã; Nguyễn Tiến Triển (SN 1954), nguyên Bí thư Đảng ủy xã; Nguyễn Văn Bột (SN 1955), nguyên Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Đức (SN 1965), nguyên Chủ tịch UBND xã; Bùi Văn Dũng (SN 1958), nguyên Trưởng ban Tài chính xã; Bùi Văn Hồng (SN 1958), nguyên Xã đội trưởng; Nguyễn Văn Minh (SN 1960), nguyên Trưởng Công an xã; Nguyễn Văn Khang (SN 1965), nguyên kế toán ngân sách xã.
Các cựu cán bộ huyện Mỹ Đức bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Hữu Sách (SN 1965), nguyên Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện; Đinh Văn Dũng (SN 1959), nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện; Bạch Văn Đông (SN 1974), nguyên Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện; Trần Trung Tấn (SN 1975), cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức.
Dân trí tiếp tục cập nhật...
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Ngày mai, 14 cựu cán bộ hầu tòa liên quan đất đai ở Đồng Tâm Ngày 8 - 9.8, tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo nguyên là cán bộ UBND xã Đồng Tâm và UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có hành vi sai phạm trong quản lý đất đai ở Đồng Tâm. Ảnh minh họa. Đại diện Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) cho biết, phiên tòa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ sữa bột giả quy mô lớn: Hệ sinh thái có tới 9 công ty, sản phẩm "phủ" toàn quốc

Kẻ trộm chó dùng bình xịt hơi cay chống trả Công an

Bác thông tin nữ chủ quán cà phê bị cưỡng bức tình dục rồi sát hại

Dùng dao đâm vợ cũ khi thấy ngồi trên xe ô tô của "trai lạ"

Tạm giữ 3 đối tượng khai thác gỗ thông trong rừng phòng hộ

573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng

Khống chế đối tượng "múa dao" gây rối tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Vụ 573 nhãn hiệu sữa giả cho trẻ em, thai phụ: Thu gần 27.000 hộp sữa

Công an tỉnh Tiền Giang triệu tập 24 thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Xử lý nghiêm hành vi đánh người sau khi va chạm giao thông

Phi vụ ship ma tuý từ biên giới giáp Lào vào nội địa bất thành

Nhóm "trẻ trâu" cầm mã tấu vào quán nước chém 3 người nhập viện
Có thể bạn quan tâm

Sao nữ Vbiz sợ hãi tới độ khóc nức nở vì được khen đẹp, nghe lý do ai cũng đồng tình không thể cãi nổi
Kim Huyền đã kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình trong ngày bấm máy đầu tiên. Nữ diễn viên cho biết bản thân đã khóc rất nhiều chỉ vì... bị khen đẹp.
Phim Hoa ngữ hay xuất sắc khiến fan chờ suốt 3 năm, nữ chính là chiến thần nhan sắc góc nào cũng đẹp
Phim châu á
3 phút trước
Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh
Phim việt
6 phút trước
Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi
Du lịch
14 phút trước
Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở
Thời trang
23 phút trước
Chăm sóc da mùa nắng nóng
Làm đẹp
41 phút trước
Sao Việt 13/4: Cát Tường chiều bạn đời hết mực, Kỳ Duyên nói không cạo trọc đầu
Sao việt
41 phút trước
Martinelli suýt gãy chân vì pha vào bóng triệt hạ của đội trưởng Brentford
Sao thể thao
45 phút trước
Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?
Sức khỏe
50 phút trước
Xuất hiện dự án game Việt khai thác văn hóa Đông Sơn
Mọt game
1 giờ trước