Cán bộ địa chính lãnh án 20 năm tù vì chiếm đoạt tiền làm sổ đỏ của người dân
Với tội danh lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, nguyên cán bộ địa chính – xây dựng xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch đã bị TAND tỉnh Quảng Bình tuyên phạt 20 năm tù.
Ngày 10/5, TAND tỉnh Quảng Bình đã kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, người trước đó bị khởi tố về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, Nguyễn Ngọc Sơn là cán bộ địa chính – xây dựng của xã Hoàn Trạch từ năm 2006 đến tháng 4/2016. Trong thời gian làm cán bộ địa chính – xây dựng, lợi dụng chính sách xét cấp đất ở và nhu cầu được cấp đất ở của các hộ dân trên địa bàn xã Hoàn Trạch, Sơn đã thông báo cho các hộ dân đến nộp tiền làm sổ đỏ với lệ phí cao hơn mức quy định của nhà nước.
Sơn đã trực tiếp nhận tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng của 65 hộ dân nhưng chỉ nộp vào ngân sách hơn 200 triệu đồng và chiếm đoạt số tiền còn lại là hơn 1,4 tỷ đồng.
Đối tượng Nguyễn Ngọc Sơn
Với tội danh lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Ngyễn Ngọc Sơn đã bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù giam, trong thời hạn 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù không được đảm nhận bất cứ vị trí công tác, chức vụ nào ở địa phương. Bên cạnh đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm trả lại số tiền trên 1,4 tỷ đồng cho các bị hại mà Sơn đã chiếm đoạt.
Video đang HOT
Tại phiên toàn này, bị cáo Sơn còn khai nhận quá trình nhận tiền, chi tiền cho các tổ chức, cá nhân là tuân theo ý kiến chỉ đạo của ông Hoàng Văn Đức, nguyên Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch. Số tiền chiếm đoạt Sơn khai giao cho ông Đức nhiều lần, tổng cộng hơn 803 triệu đồng. Ông Đức trước đó đã bị UBND huyện Bố Trạch cách chức vì có nhiều sai phạm trong quá trình lãnh đạo, điều hành công việc tại địa phương.
Tuy nhiên, trong vụ án này, HĐXX không đủ căn cứ để tuyên ông Hoàng Văn Đức phạm tội. Dựa vào lời khai của Sơn và các tình tiết mới xuất hiện trong quá trình xét xử liên quan đến ông Đức, HĐXX đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ cho Viện KSND tỉnh Quảng Bình khởi tố thêm vụ án mới.
Đặng Tài
Theo Dantri
Đại án VNCB: Nhân viên ngân hàng BIDV cũng kêu oan
Sau khi các bị cáo nguyên là nhân viên TPBank kêu oan, đến lượt các bị cáo nguyên là nhân viên ngân hàng BIDV cũng kêu oan. Các bị cáo này cũng cho là mình chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.
Ngày 26/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm bước sang ngày xét xử thứ 20 với phần các bị cáo nguyên là cán bộ BIDV được luật sư bào chữa, bảo vệ trước tòa cũng như tự bào chữa bổ sung.
Mở đầu phiên tòa, luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM) bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên Phó giám đốc BIDV chi nhánh Gia Định) đã nêu ra những luận điểm, chứng cứ để bào chữa và yêu cầu HĐXX tuyên bị cáo Hà không phạm tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi, người bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà
Theo luật sư, tháng 5/2013, VNCB giới thiệu và đề nghị BIDV tiếp nhận nhu cầu và xem xét cho khách hàng vay vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng. Đồng thời, VNCB cam kết trường hợp các công ty trên không đáp ứng được điều kiện về tài sản đảm bảo theo quy định của BIDV thì VNCB sẽ dùng tài sản, tiền gửi của VNCB để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán với BIDV.
Trong số 12 công ty do ông Danh giới thiệu thì Viện KSND cáo buộc BIDV Gia Định cho công ty Phong Hiệp do ông Trần Hiệp làm giám đốc vay 430 tỉ đồng.
Luật sư cho rằng: "Từ bối cảnh và cách phê duyệt chủ trương trên thì rõ ràng BIDV Gia Định tiếp nhận hồ sơ tín dụng là thực hiện theo chỉ đạo. VNCB hay công ty Phong Hiệp không phải là đối tác hay khách hàng do chính chi nhánh Gia Định chủ động tìm và triển khai như các quy trình hợp đồng thông thường khác".
Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX đánh giá bị cáo Hà tiếp nhận hồ sơ, thực hiện chủ trương và phê duyệt của hội sở dưới sự giới thiệu của VNCB, ông Hà hoàn toàn không chủ động và không có động cơ tư lợi nào khác.
Luật sư Quỳnh Thi cho rằng: Hoàng Long Hà không có hành vi cố ý làm trái các quy đinh nhà nước về quản lý kinh tế với mục đích giúp sức cho Phạm Công Danh chiếm đoạt tiền, gây thất thoát cho VNCB. Luật sư đề nghị HĐXX và Viện KSND xem xét lại tội danh cho Hoàng Long Hà.
Ông Hà cũng khẳng định rằng ông không hề phê duyệt khoản vay 325 tỉ đồng đối với công ty Phong Hiệp dưới hình thức bảo lãnh bằng tiền gửi của VNCB nhưng chưa đủ điều kiện cho vay là thiếu chữ ký người thẩm định theo Thông tư 28 của Ngân hàng Nhà Nước (đây là khoản vay được cho là sai phạm, là nguyên nhân chính mà ông Hà bị khởi tố).
Tại tòa, ông Hà khẳng định chỉ ký cho công ty Phong Hiệp vay 105 tỉ đồng, còn 325 tỉ đồng ai ký thì ông không biết.
Tương tự bị cáo Hà, bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 1 chi nhánh Gia Định) và bị cáo Nguyễn Vũ Bảo (nguyên chuyên viên Phòng khách hàng doanh nghiệp 1 chi nhánh Gia Đình) đồng loạt kêu oan. Hai bị cáo đều cho rằng hành vi của bị cáo không vi phạm khoản 3, Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; không hề quen biết ông Phạm Công Danh...
Các bị cáo thuộc nhóm nhân viên BIDV cho rằng Viện KSND Tối cao xác định hành vi của Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho VNCB 337 tỉ đồng là không chính xác.
Xuân Duy
Theo Dantri
Nhẫn tâm tưới xăng thiêu chết người tình ngay sau khi "yêu" Dù có vợ con nhưng Sơn vẫn sống chung như vợ chồng với chị V. Khi chị V. có người yêu mới và đòi chia tay, Sơn mua xăng về đốt chết nhân tình để trả thù. Ngày 6/12, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (sinh năm 1982 tại TPHCM) về tội giết người....