Cán bộ đi vệ sinh khi bị… dân nhắc: ‘Nửa đùa, nửa thật’
Ông Tùng cho rằng, sự việc người dân phản ánh về cách làm việc của ông Tú là sự cố rất đáng tiếc.
Xung quanh xôn xao vụ một cán bộ bị dân nhắc nhở rồi cười khanh khách, ngày 27/10, trao đổi với báo Đất Việt, ông Nguyễn Thái Bình, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh đã yêu cầu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định chỉ đạo, xử lý nghiêm khắc đối với trường hợp ông Đoàn Thanh Tú – viên chức của Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở này và báo cáo UBND tỉnh.
“Sau khi xảy ra việc này, ông Tú cũng đã có giải trình nói rằng đó là do nửa đùa nửa thật. Tuy nhiên, thái độ ứng xử của ông Tú với người dân khi làm việc như vậy là không được.
Ở Văn phòng Đăng ký đất đai, ông Tú là một viên chức nhưng nhận thức cũng như suy nghĩ không được “tròn trịa” như những cán bộ khác”, ông Bình nói.
Về việc này, ông Lê Văn Tùng – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định cho biết đã yêu cầu Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh tạm dừng công việc của ông Tú tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định, phân công cán bộ khác thay thế từ ngày 28/10.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định. Ảnh: Báo Giao thông
“Tôi đã thay mặt Sở TN&MT xin lỗi người dân về sự việc đáng tiếc này. Qua sự việc này, chúng tôi sẽ chấn chỉnh thái độ làm việc, phục vụ của cán bộ, viên chức thuộc đơn vị mình, không bao giờ để xảy ra sự việc tương tự. Sở TN&MT cũng đã báo cáo nhanh sự việc lên UBND tỉnh”, ông Lê Văn Tùng thông tin.
Ông Lê Văn Tùng cho rằng, việc cử ông Đoàn Thanh Tú đến Trung tâm Phục vụ hành chính công để tiếp nhận hồ sơ xử lý công việc, Sở luôn mong muốn tạo hình ảnh thân thiện, gần gũi của cán bộ với người dân nhưng để xảy ra việc này là một sự cố đáng tiếc.
Trước đó, theo phản ánh của một người dân, sáng 24/10, người này đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định liên hệ làm việc với ông Đoàn Thanh Tú.
Video đang HOT
Dù đang có mặt tại quầy nhưng ông Tú có những hành động không đúng mực như: không đeo bảng tên, khi bị nhắc nhở thì bật đứng dậy, cười khanh khách và bảo: “Tôi bụng to, đang mắc buồn đi vệ sinh”, rồi bỏ đi.
Không những vậy, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nhiều lần ông Tú không hướng dẫn các thủ tục cần thiết đúng quy định, khiến người dân, phải đi đi lại lại nhiều lần.
Theo baodatviet
Hàng loạt giáo viên ở Đắk Lắk tố trường đóng tiền bảo hiểm sai quy định
Nhiều giáo viên trường THCS Trần Văn Ơn, xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tố hàng loạt sai phạm trong việc đóng bảo hiểm ở trường này.
Mới đây, nhiều giáo viên trường THCS Trần Văn Ơn, xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) gửi đơn phản ánh đến báo chí, tố hàng loạt sai phạm diễn ra trong thời gian dài nhưng chậm phát hiện, xử lý, khiến cán bộ, giáo viên nhà trường bức xúc.
Ngôi trường nơi xảy ra nhiều sai phạm.
Theo nội dung đơn, từ năm học 2009-2010 đến năm học 2018-2019, hằng năm, kế toán trường là bà Nguyễn Thị Dung đều tự ý thu tiền mua bảo hiểm thân thể (bảo hiểm tự nguyện) cho giáo viên mà không thông báo, nên họ không biết. Trong chừng ấy năm, các giáo viên cũng không được cấp thẻ bảo hiểm để thực hiện quyền lợi của mình.
Khi phát hiện sự việc, các giáo viên yêu cầu bà Dung đưa thẻ bảo hiểm thì nhận được câu trả lời là không có.
Cô giáo Ngô Thị X. (giáo viên môn Ngữ văn, trường THCS Trần Văn Ơn) cho biết, từ năm 2009 đến nay, cô luôn bị trừ lương để đóng bảo hiểm thân thể (bảo hiểm tự nguyện).
" Năm học 2009-2010 và 2010-2011 đóng 97.000 đồng; năm học 2011-2012 và 2012-2013, đóng 148.000 đồng; các năm học từ 2013-2014 đến 2015-2017, đóng 155.000 đồng; năm học 2017-2018 và 2018-2019, đóng 250.000 đồng. Tôi không biết vì sao mình bị trừ lương nên vặn hỏi mãi, gần đây mới biết là để đóng bảo hiểm do nhà trường tự ý mua", cô X nói.
Khi cô X yêu cầu bà Dung được xem hợp đồng mua bảo hiểm, hóa đơn đỏ... thì bà Dung trả lời là "xé hết rồi".
Hợp đồng bảo hiểm do bà Dung (kế toán) ký tên khiến giáo viên bức xúc.
Tương tự như cô X., cô Vũ Thanh B. (giáo viên tổ Giáo dục công dân) bức xúc nói: " Đáng ra, nhà trường phải thông báo cho giáo viên về những lợi ích của loại bảo hiểm thân thể này, trên cơ sở tự nguyện ai có nhu cầu thì mua, còn không thì thôi, bởi hoàn cảnh gia đình của nhiều giáo viên còn khó khăn.
Đằng này, nhà trường không thông báo, cũng không hỏi ý kiến, mà tự ý lập danh sách giáo viên, nhân viên trong trường, rồi ký hợp đồng để mua và trừ lương chúng tôi. Chúng tôi đề nghị các ngành chức năng cần vào cuộc làm rõ việc làm tùy tiện này và những lợi ích đằng sau đó là gì".
Về vấn đề này, cô giáo Nguyễn Thị Kim Tuyến, Phó hiệu trưởng phụ trách trường THCS Trần Văn Ơn thừa nhận sự việc trên là có thật.
" Việc nhà trường mua bảo hiểm thân thể tự nguyện cho giáo viên là có, nhưng ở những năm trước khi thầy Lê Xuân Hải còn là hiệu trưởng. Kể từ khi tôi được giao Phó hiệu trưởng phụ trách từ tháng 7/2019 đến nay, nghe các giáo viên phản ánh, tôi đã chỉ đạo không làm việc này nữa", cô Tuyến nói.
Liên quan đến vụ việc, Công ty Bảo Minh Đắk Lắk cung cấp cho phóng viên hai bản Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe toàn diện giáo viên, năm 2017 và 2018, giữa Bảo Minh Đắk Lắk và trường THCS Trần Văn Ơn, huyện Krông Pắc.
Mặc dù là bảo hiểm tự nguyện nhưng trong hai năm này, 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường đều mua bảo hiểm thân thể.
Cụ thể, năm 2017, toàn trường có 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia mua với mức 250.000 đồng/giáo viên và tổng số tiền nhà trường đóng cho Bảo Minh Đắk Lắk là 15,5 triệu đồng.
Năm 2018, toàn trường có 52 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia mua bảo hiểm thân thể với mức 250.000 đồng/giáo viên và tổng số phí bảo hiểm nhà trường đóng cho Bảo Minh Đắk Lắk là 13 triệu đồng.
Như vậy, việc trường THCS Trần Văn Ơn tự ý mua bảo hiểm thân thể cho giáo viên rồi sau đó trừ lương đã rõ ràn.
Trả lời các nội dung trên, ông Trần Quốc Vĩnh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Krông Pắc cho biết, sau khi nhận được đơn tố cáo của các giáo viên về những sai phạm xảy ra tại trường THCS Trần Văn Ơn, đơn vị đã chuyển đơn tới UBND huyện kiểm tra, xử lý. Nếu có sai phạm, đơn vị sẽ kiểm tra và xử lý về mặt Đảng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc, Ngô Thị Minh Trinh cho biết, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra và đang làm việc tại trường THCS Trần Văn Ơn.
Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2018-2019, trường THCS Trần Văn Ơn mua bảo hiểm thân thể tự nguyện cho giáo viên tại hai đơn vị bảo hiểm là Công ty Bảo Việt Đắk Lắk và Bảo Minh Đắk Lắk.
Theo Hợp đồng bảo hiểm con người giữa Công ty Bảo Việt Đắk Lắk và trường, từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016, toàn trường có 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên mua bảo hiểm với mức 155.000 đồng/người, tổng số phí bảo hiểm nhà trường đóng cho Công ty Bảo Việt Đắk Lắk là 9.610.000 đồng.
Năm 2016, trường THCS Trần Văn Ơn tiếp tục ký hợp đồng bảo hiểm con người tại Công ty Bảo Việt Đắk Lắk. Từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017, với tổng số 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia bảo hiểm thân thể với mức đóng 155.000 đồng/người, tổng số phí bảo hiểm nhà trường đóng cho Công ty Bảo Việt Đắk Lắk là 9.920.000 đồng.
Đáng nói, cả 2 hợp đồng trên đều đứng tên bà Nguyễn Thị Dung, kế toán nhà trường và chỉ ký tên chứ không đóng dấu của nhà trường.
Theo VTC
Nữ giáo viên vay tiền trên mạng, cả trường bị 'khủng bố' đòi nợ Mấy ngày qua, các giáo viên Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) vô cớ bị "khủng bố" đòi nợ. Ngày 25/10, lãnh đạo Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) xác nhận có việc, cán bộ, giáo viên của trường bất ngờ bị khủng bố đòi nợ, mà nguyên nhân bắt đầu từ...