Cán bộ, chiến sĩ Công an không được dọa nạt dân
Theo Thông tư số 27 của Bộ Công an mới ban hành, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, không dọa nạt người dân; không bình luận, chia sẻ các thông tin, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục, trái với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
CSGT giúp cụ bà đi lạc tìm được người thân. (Ảnh: Tiến Nguyên)
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 27/2017/TT-BCA quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân. Theo đó, Bộ Công an yêu cầu lực lượng Công an nhân dân không được lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đơn vị hoặc chức trách, nhiệm vụ được giao để vụ lợi hoặc nhằm mục đích cá nhân; bao che, tạo điều kiện cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; không được lợi dụng việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi. Không được sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu của đơn vị; che dấu, bưng bít, làm sai lệch nội dung phản ánh của cơ quan, tổ chức và công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện.
Điều 6 Thông tư số 27 về ứng xử với Nhân dân nhấn mạnh, lực lượng công an phải kính trọng, lễ phép với Nhân dân; gắn bó mật thiết với Nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của Nhân dân.
Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
“Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc”- thông tư nêu rõ.
Video đang HOT
Đối với ứng xử trong gia đình, Thông tư 27 quy định phải gương mẫu, vận động, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương nơi cư trú.
Không để người thân trong gia đình tham dự vào công việc của cơ quan, đơn vị hoặc lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để làm trái quy định của pháp luật và quy định của ngành Công an. Không được lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để can thiệp trái quy định vào hoạt động của địa phương nơi cư trú.
Đáng chú ý, tại Điều 13 về ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác, Thông tư số 27 yêu cầu: Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.
“Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội”- nội dung Thông tư 27 nêu rõ.
Thông tư số 27/2017 áp dụng đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên các học viện, nhà trường, công nhân Công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân) sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6/10/2017.
Theo Dân Trí
Vụ Đồng Tâm: Thanh tra không gặp trở ngại nào
Liên quan đến vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 15.6, ông Nguyễn Văn Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Hà Nội cho biết, thời hạn thanh tra theo quy định là 45 ngày, không kể ngày nghỉ. Ngoài ra có thêm 15 ngày để dự thảo và 15 ngày để công bố kết luận. Theo đó, Hà Nội còn 30 ngày để hoàn chỉnh kết luận.
Được biết, trước đó, ngày 20.4, Chánh Thanh tra TP.Hà Nội Nguyễn Văn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra toàn diện đất đai tại sân bay Miếu Môn và đất tại Đồng Sênh (xã Đồng Tâm). Đoàn gồm 6 người do ông Nguyễn An Huy, Phó Chánh thanh tra TP là Trưởng đoàn.
Cán bộ, chiến sĩ công an bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được thả hôm 22.4 sau buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung và người dân xã Đồng Tâm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn An Huy - Phó Chánh Thanh tra TP.Hà Nội- Trưởng đoàn Thanh tra đất đai tại Đồng Tâm - cho biết hiện đoàn thanh tra vẫn đang tiếp tục làm việc, đoàn thanh tra không gặp bất cứ khó khăn trở ngại nào, đến nay chưa có kết luận thanh tra về vụ việc.
Trước thông tin này, cụ Lê Đình Kình, thôn Hành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nêu quan điểm: "Chúng tôi cũng mới biết được thông tin qua báo chí chứ chưa được cơ quan chức năng thông tin nên vẫn chờ đợi kết quả thanh tra từ phía cơ quan thanh tra Hà Nội. Hiện tôi vẫn nói với bà con rằng phải bình tĩnh, hợp tác tốt với cơ quan điều tra, cung cấp những chứng cứ cần thiết và chờ đợi kết quả thanh tra của cơ quan chức năng Hà Nội. Chúng tôi hi vọng cơ quan thanh tra sớm làm rõ và phân minh".
Ông Lê Đình Công, người dân xã Đồng Tâm bày tỏ, mong muốn cơ quan chức năng sớm kết luận đất 59 ha liền kề với khu đất 347 ha nhân dân Đồng Tâm đã đóng góp cho Nhà nước có phải là đất thuộc Quốc phòng hay là đất của xã Đồng Tâm. Để người dân yên tâm công tác lao động sản xuất và làm ăn.
Cuộc sống bình yên trở lại với người dân xã Đồng Tâm sau Bản cam kết của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về sự việc xảy ra tại đây.
Trao đổi với PV, ông Phạm Hồng Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm - cho biết, qua phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết người dân ở đây đã biết việc cơ quan điều tra, Công an TP.Hà Nội khởi tố vụ bắt giữ người trái pháp luật xảy ra ở xã Đồng Tâm. "Đó là quy trình của pháp luật, để xác minh, làm rõ sự việc" - ông Sỹ nói.
Ông Sỹ cho biết, nhiều người là cán bộ hưu trí, người già trong xã, thôn đã lên chia sẻ tâm tư. "Tinh thần chung của bà con là chờ kết luận thanh tra của thành phố về vấn đề đất đai trên địa bàn xã".
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 20.4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm tại cuộc họp với lãnh đạo xã.
Ngày 13.6, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản liên quan đến vụ việc ở xã ĐồngTâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cơ quan điều tra tiếp tục củng cố hồ sơ, điều tra xác minh làm rõ bản chất của vụ án để xử lý những người vi phạm theo pháp luật.
Ngày 14.6, trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội sẽ hoàn chỉnh và công bố kết luận thanh tra quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) vào tháng 7 tới.
Bên lề Quốc hội, ĐBQH Dương Trung Quốc lưu ý, việc pháp luật vào cuộc là để bảo đảm ổn định bền vững lâu dài, nhưng những vấn đề kết luận liên quan đến đất đai cũng phải làm sáng tỏ.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng mong bà con Đồng Tâm bình tĩnh, sự việc sẽ được giải quyết một cách sáng suốt, thấu tình đạt lý.
Theo Danivet
Công ty cân Nhơn Hòa mất trộm 8,5 tỷ đồng: Xác định 4 nghi can Suốt gần 2 giờ đồng hồ đột nhập vào phòng kế toán công ty, 4 gã thanh niên liên tục lục lọi, sau đó mỗi người mang một túi xách có tổng số tiền 8,5 tỷ đồng nhanh chóng trèo tường ra quốc lộ 13 rồi tẩu thoát. Sáng 23/9, trao đổi với PV Dân trí, Công an quận Thủ Đức cho biết...