Cán bộ bảo hiểm mừng “rơi nước mắt” khi thu được nợ của doanh nghiệp chây ỳ
Chỉ tính riêng tại quận Hà Đông, số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài từ 6 tháng trở lên đã nợ tới hơn 100 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp nợ triền miên 5 năm nay, ngành BHXH đã gửi hồ sơ khởi kiện ra tòa nhưng chưa xử lý được…
Số tiền các doanh nghiệp, đơn vị nợ BHXH trên địa bàn Hà Nội lên tới hàng nghìn tỷ đồng
Có trực tiếp chứng kiến, lắng nghe những chia sẻ của các cán bộ làm công tác truy thu nợ BHXH mới thấy việc “đòi nợ” BHXH gian nan đến nhường nào…
Đi thu nợ như “mò kim đáy bể”
Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, Giám đốc BHXH quận Hà Đông Lê Thành Long chia sẻ, không phải hàng tháng, hàng tuần mà hầu như ngày nào, cứ đặt chân đến cơ quan là ông và các cán bộ của mình lại phải nhắc, phải bàn đến câu chuyện truy thu nợ BHXH.
Trên địa bàn quận Hà Đông, có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động nhưng chỉ tính riêng số công ty nợ BHXH kéo dài từ 6 tháng trở lên đã nợ số tiền hơn 100 tỷ đồng. Có 9 công ty nợ kéo dài với số tiền nợ 27 tỷ đồng, dù đã dùng hết biện pháp nhưng cơ quan BHXH vẫn đành bất lực.
Chia sẻ cụ thể hơn với chúng tôi, ông Hoàng Đức Hiếu, Phó Giám đốc BHXH quận Hà Đông cho biết, BHXH quận có 12 cán bộ đôn đốc thu BHXH nợ đọng từ 1-6 tháng và chỉ có 3 cán bộ làm công tác thu nợ BHXH của các doanh nghiệp nợ kéo dài từ 6 tháng trở lên.
Video đang HOT
“Chúng tôi vẫn gọi vui là 3 người chuyên đòi nợ, khối lượng công việc là rất lớn và rất gian nan. Truy thu nợ BHXH là đòi quyền lợi cho người lao động, ấy vậy mà nhiều khi thu được nợ của doanh nghiệp nào đó, cán bộ thu mừng rớt nước mắt như vừa thu được khoản tiền khó đòi của chính mình mang cho vay” – ông Hiếu kể.
Có những doanh nghiệp đang thua lỗ, hoạt động khó khăn nên việc thu nợ gần như bất khả thi, lại có những doanh nghiệp làm ăn có lãi, có tiền thật nhưng cố tình không đóng BHXH. BHXH quận đã thực hiện rất nhiều biện pháp thanh tra, kiểm tra, gửi văn bản đôn đốc, thậm chí có doanh nghiệp ngành bảo hiểm đã làm hồ sơ để khởi kiện ra tòa nhưng cũng không ăn thua…
Phó Giám đốc BHXH quận Hà Đông dẫn chứng một số đơn vị nợ BHXH lớn, thời gian nợ kéo dài và chây ì, không thực hiện cam kết nộp BHXH như: Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ cao Minh Quân có 647 lao động, hiện đang nợ tới 12,4 tỷ đồng;
Công ty CP khảo sát thiết kế xây dựng công trình, hiện đã nợ BHXH tới gần 60 tháng với số nợ lên tới 1,75 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Sông Đà Thăng Long cũng đã nợ BHXH 7,9 tháng, với số tiền nợ lên tới 1,52 tỷ đồng; Rồi Công ty CP Xây lắp và phát triển nhà HUD 3.2 đang nợ hơn 29 tháng, với số tiền nợ 1,27 tỷ đồng…
Vẫn theo ông Hiếu, với những doanh nghiệp nợ ít thì đôn đốc bằng cách điện thoại, gửi email, với những doanh nghiệp nợ lớn, kéo dài, chây ỳ thì phải xuống trực tiếp. Nhưng đi xuống cơ sở cũng không dễ dàng, rất nhiều doanh nghiệp khi cán bộ xuống thì đã thay đổi trụ sở, hoặc đăng ký trụ sở ở quận Hà Đông nhưng xuống thì chỉ có một văn phòng nhỏ, một hai nhân viên trực còn thực tế lại hoạt động ở địa bàn khác.
“Rất nhiều trường hợp gọi điện không nghe máy, hẹn qua điện thoại không được, cán bộ thu nợ BHXH xuống trực tiếp thì cũng không gặp được người có thẩm quyền, nhân viên từ chối tiếp. Không ít doanh nghiệp khác khi tìm địa chỉ để xuống kiểm tra chỉ thấy đăng ký ở tổ dân phố này, ngõ hẻm khác, không có số nhà cụ thể, cán bộ đi tìm cả buổi như mò cua đáy bể mà cũng không thấy…” – ông Hiếu chia sẻ thêm.
Doanh nghiệp nợ, người lao động bị mất quyền lợi
Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động chính là đối tượng chịu thiệt thòi
Tương tự như Hà Đông, các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm… cũng có số nợ BHXH rất lớn. Gian nan đã đành, chế tài cũng không đủ mạnh nên việc thu nợ càng khó khăn hơn. Theo quy định, BHXH quận không có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, không có chế tài xử phạt mà chỉ đôn đốc thu hồi nợ. Muốn thanh tra thì phải có đoàn liên ngành của quận.
Ngay đoàn thanh tra của quận cũng chỉ có thẩm quyền kiến nghị Chủ tịch UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp số tiền dưới 75 triệu đồng, còn trên 75 triệu đồng thuộc thẩm quyền của UBND TP…
Tính rộng ra toàn thành phố, thống kêđến hết tháng 6-2018, Hà Nội có 16.985 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền nợ phải tính lãi là 1.408,1 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình của cả nước.
Ông Nguyễn Dương, Trưởng phòng Khai thác và Thu nợ – BHXH TP Hà Nội cho biết, doanh nghiệp nợ BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi phát sinh ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Bên cạnh đó, doanh nghiệp nợ BHXH sẽ ảnh hưởng đến thu – chi BHXH, ảnh hưởng đến việc hình thành và cân đối quỹ BHXH.
Theo ông Dương,để khắc phục tình trạng nợ BHXH, BHXH TP Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, hàng tháng đều phân tích, phân loại doanh nghiệp nợ để đề xuất và phối hợp đôn đốc, kiểm tra, thanh tra. Đặc biệt, BHXH TP đã và đang phối hợp với CATP Hà Nội tập hợp hồ sơ, tài liệu về những doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH, BHYT để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự…
Dù vậy, nói như ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc BHXH TP Hà Nội, mặc dù BHXH thành phố đã rất tích cực và chủ động tìm nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ nợ ngay từ những ngày đầu năm, tình trạng nợ khó đòi kéo dài ở một số loại hình doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xuống dưới 3,5% là nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Theo anninhthudo
Gần 240 doanh nghiệp nợ kết quả kiểm tra chuyên ngành
Thống kê của Cục Hải quan TP.HCM cho thấy, tính đến ngày 25/7/2018, có 237 DN vi phạm chính sách quản lý hải quan đối với hàng hóa được cho mang về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Giám định hàng nhập khẩu tại cảng Cát Lái. Ảnh: T.H
Các DN này chưa nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành, mặc dù đã quá thời hạn quy định.
Các trường hợp này, ngoài việc không được giải quyết cho mang hàng về bảo quản, Cục Hải quan TP.HCM còn thông báo danh sách các DN vi phạm trên đến các đơn vị hải quan địa phương trong cả nước để phối hợp không cho mang hàng về bảo quản.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số các DN nêu trên có 5 DN lợi dụng quy định được mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đã tự ý đưa hàng ra thị trường tiêu thụ, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Đối với những DN này, các chi cục hải quan đã cử công chức tới cơ quan quản lý địa phương xác minh, phát hiện DN đã bỏ trốn, mất tích, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và hàng hóa cũng đã không còn tại địa chỉ mang hàng về bảo quản.
Sau khi xác minh, điều tra và có đầy đủ căn cứ xác định "DN không bảo quản nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đã đề xuất mang về bảo quản" theo đúng quy định và đã bỏ trốn, mất tích khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, các chi cục hải quan đã tập hợp chứng cứ và làm công văn chuyển thông tin trao đổi với cơ quan Công an để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Lê Thu
Theo baohaiquan
Bộ Tư pháp thi tuyển nhiều vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký quyết định số 1297/QĐ-BTP phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp phòng tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2018". Các ứng viên thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Tư pháp năm 2015 (Ảnh tư liệu). Theo...