Căn bếp Vintage chỉ 6m nhưng đẹp lãng mạn của bà mẹ trẻ yêu thích sưu tầm đồ gốm ở Hà Nội
Căn bếp chỉ rộng chừng 6m nhưng ở đó cũng đủ gom góp những bình yên, lãng mạn cùng vẻ đẹp dịu dàng của từng đồ gốm mà chị Huyền Trang lựa chọn, trang trí cho không gian nấu nướng của gia đình mình.
Nếu có dịp ngắm nhìn căn bếp nhà chị Huyền Trang, ai cũng hiểu rằng, chị đã dành nhiều tâm huyết cho không gian nấu nướng của gia đình mình. Sống trong căn hộ chung cư có diện tích khiêm tốn, góc bếp cũng bị hạn hẹp đi nhiều.
Vì thế, điều quan trọng chính là việc bố trí không gian hợp lý, trang trí bằng tâm huyết và những ý tưởng sáng tạo của mình. Mỗi khi vào bếp, mọi người đều cảm thấy vui vẻ, tìm được những cảm hứng thú vị cho việc nấu nướng hàng ngày.
Chị Huyền Trang cho biết: “Bếp nhà mình nằm ở vị trí khá trung tâm của căn hộ, mở cửa vào nhà là thấy bếp. Đứng từ bếp là bao quát toàn bộ ngôi nhà. Bếp thông ra loggia giặt giũ phơi đồ và trồng cây, bếp nhìn ra phòng khách, thẳng ra bàn ăn, nhìn xa xa hết nhà là tới phòng ngủ”.
Căn bếp nhỏ ấn tượng với vẻ đẹp của sắc màu thiên nhiên, của gốm.
Không gian chỉ rộng chừng 6 – 7m2.
Căn bếp nhỏ xinh được bày biện khoa học.
Từ bếp có thể hướng ra phòng khách.
Không gian ấm cúng, tươi mới nhờ những lọ hoa tươi.
Chị Huyền Trang vốn là một người yêu thích gốm, thích sưu tầm và trang trí nhà bằng những đồ gốm xinh yêu. Đó cũng là lý do mỗi không gian chức năng của gia đình chị Trang đều được chăm chút tỉ mỉ bằng tất cả tình yêu tổ ấm của mình. Căn bếp nhà chị Trang nho nhỏ xinh xinh chừng 6 – 7m2 nên mọi theo chị, mọi thứ cần nhẹ nhàng, đơn giản.
Đặc biệt, chị cũng là một người yêu thích phong cách tối giản nên nhu cầu thực sự không quá nhiều. Mọi thứ luôn được chị sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Chị yêu thích việc đặt thêm những chậu cây, lọ hoa trong bếp để không gian thêm sức sống cùng không khí trong lành. Góc nhỏ nào cũng đẹp mê hoặc với những đồ gồm nhỏ xinh, kiểu dáng xinh xắn, họa tiết vô cùng dễ yêu.
Đồ gốm luôn tạo dấu ấn đặc biệt cho căn bếp.
Gạch ốp tường với họa tiết Vintage.
Video đang HOT
Không gian được điểm tô thêm những loại cây gia vị, cây trang trí. Góc nhỏ nấu nướng luôn mang đến cảm giác trong lành, ấm cúng.
Không gian đẹp hơn với cách decor sinh động từ gốm.
Cũng bởi bếp là trái tim của căn nhà nên dù chọn phong cách tối giản nhưng sắc màu của không gian mang hơi hướng Vintage. Từng góc nhỏ đều ấn tượng và xinh đẹp với hoa lá, cỏ cây. Khách đến chơi nhà ngồi sofa, uống trà cũng có thể ngắm nhìn căn bếp của gia đình chị.
Điểm đặc biệt nhất của căn bếp nhà chị Huyền Trang có lẽ là khu vực tường ốp gạch bông. Chị Trang lựa gạch bông Tây Ban Nha. Mỗi viên gạch là một hình hoa khác nhau nên khi ốp tường giống như đang chơi xếp hình. Chị phải xếp sẵn để thợ có thể ốp lên tường theo đúng ý tưởng của mình, cũng tránh khiến thợ hoa mắt và lúng túng.
Góc ăn uống cũng ấn tượng với sắc màu của gốm.
Không gian đẹp cuốn hút dù khá khiêm tốn về diện tích.
Bên cạnh đó, chị Trang lựa chọn tủ bếp màu gỗ tự nhiên, tủ dưới sơn ghi sáng bệt hơn tông màu gạch. Đảo bếp đá trắng tạo vẻ đẹp sang trọng cũng như cảm giác sạch sẽ. Không gian đẹp hài hòa hơn khi được trang trí thêm đèn thả màu xanh.
Một trong những điều làm nên vẻ đẹp độc đáo cho góc bếp nhà chị Trang chính là đồ gốm và những chậu cây gia vị. Chị Huyền Trang thích phong cách đồng quê châu Âu nên trồng thêm hương thảo, bạc hà, quế vị… Góc bếp cũng xinh yêu hơn nhờ gốm.
Mỗi ngày, chị thường trang trí bàn ăn, góc bếp… bằng đồ gốm. Với chị, gốm vừa mang đến sự tiện dụng như đồ dùng hàng ngày (bát, đĩa, lọ hoa, ấm trà…), vừa tạo điểm nhấn trang trí cho tổ ấm.
Góc bếp ấm cúng là nơi chị Trang dành nhiều thời gian chế biến nhiều món ngon cho bữa ăn gia đình.
Hệ tủ bếp nhỏ gọn được phân chia ngăn hợp lý. Cánh tủ được sơn màu gỗ nhạt phía trên và màu ghi phía dưới để tạo không gian ấm cúng, dịu dàng.
Những bữa ăn ngon luôn mang lại niềm vui cùng không khí đầm ấm cho gia đình.
Mỗi khi rảnh rỗi, chị Trang thường ngắm căn bếp của mình để tìm kiếm thêm cảm hứng chế biến nhiều món ăn ngon. Cũng từ căn bếp nhiều sắc màu ấy, chị luôn cảm thấy cuộc sống đầy ắp niềm vui và hạnh phúc mỗi ngày.
Ảnh: NVCC
Những ý tưởng thiết kế tủ góc tối ưu hóa không gian bếp
Có thể nhiều căn bếp đã bỏ qua khoảng diện tích quý giá này vì chưa tìm được ý tưởng phù hợp. Bài viết sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng sáng tạo thông minh để tận dụng khoảng diện tích bếp hợp lý, tiện ích cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Một căn bếp tiện dụng và đẹp mắt không phải là căn bếp được trang trí thật xinh xắn. Bởi điều đó vẫn là chưa đủ vì mỗi không gian đều có đặc thù về hình dạng, kích thước khác nhau.
Mỗi căn bếp đều cần có sự sắp xếp hợp lý, màu sắc linh hoạt để tạo cảm giác rộng rãi.
Điều quan trọng nhất là khéo léo tận dụng không gian để việc nấu nướng luôn mang lại niềm vui, cảm hứng cho mọi người.
Một vài gợi ý về cách tận dụng góc bếp trong bài viết sẽ giúp bạn nhìn lại căn bếp của gia đình mình, tìm kiếm được những ý tưởng hữu ích.
Căn bếp dù nhỏ hay lớn đều có thể mang lại sự tiện dụng, thoải mái cho mọi người khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
1. Khu vực góc của bếp thường bị mọi người bỏ qua do khá khó sắp đặt và thiết kế hệ tủ. Vì thế, bạn có thể kết nối hệ tủ bếp vuông góc bằng những đợt gỗ. Đây có thể là nơi để đặt gia vị, các chai rượu hay đồ gia dụng, đồ trang trí trong nhà. Góc bếp chỉ cần xử lý khéo léo một chút, sắp đặt khoa học một chút là đủ để có không gian vừa gọn xinh vừa đẹp mắt.
2. Khu vực góc bếp có thể tận dụng để bố trí các ngăn kéo đựng gia vị, đựng đồ khô. Bạn nên chia ngăn kéo dạng ngang để tiện lợi hơn khi sắp xếp đồ lưu trữ. Cách tạo ngăn kéo với các ô có kích thước khác nhau cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tận dụng tối đa diện tích phía bên trong.
3. Hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của những kệ inox. Hiện nay các hãng đồ gia dụng có bán khá nhiều các hệ kệ inox để bạn dễ dàng lựa chọn và lắp đặt. Chỉ cần kéo nhẹ cánh tủ là bạn đã có thể mở ra cả không gian lưu trữ rộng rãi bên trong. Hệ inox cũng giúp bạn sắp xếp được tối đa đồ đạc.
4. Với hệ tủ bếp không vuông góc, bạn có thể sẽ cần nhờ cậy đến đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để có thể tận dụng tối đa phần diện tích góc bếp. Khoảng diện tích khá rộng này có thể được ngăn chia với nhiều ô, nhiều ngăn để tiện lợi sắp đặt đồ đạc, tránh lãng phí không gian.
5. Góc bếp dưới có thể sử dụng để lắp đặt máy rửa bát. Góc bếp trên có thể sử dụng để lắp đặt kệ góc. Cách làm này khá phù hợp với những căn bếp nhỏ, cần sự thông thoáng và vẫn tăng được diện tích lưu trữ cần thiết giúp không gian nấu nướng luôn gọn gàng, ngăn nắp.
6. Với những căn bếp rộng, sẽ thật thiếu sót nếu "bỏ quên" phần góc bếp. Bạn có thể tận dụng khoảng diện tích góc này để thiết lập hệ tủ đứng chứa đồ khô. Thiết kế cánh cửa tủ dạng đứng và chia nhiều ngăn bên trong là cách hợp lý để tối đa hóa không gian sử dụng.
7. Góc bếp phía trên không thiết kế tủ treo như thông thường, bạn có thể khéo léo tận dụng để thiết kế hệ tủ đứng gắn liền từ bàn bếp lên trần. Ý tưởng này giúp cho bạn có thêm khá nhiều diện tích lưu trữ đồ giúp không gian nấu nướng gọn gàng hơn.
8. Hãy tận dụng góc bếp một cách linh hoạt. Ý tưởng thiết kế không rập khuôn và cũng không phụ thuộc vào bất kỳ mẫu thiết kế nào trước đó. Bạn có thể tự đưa ra ý tưởng và chắc chắn rằng, ý tưởng đó bạn cảm thấy phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt của gia đình mình.
9. Khoảng diện tích góc bếp nếu không sử dụng để thiết lập hệ kệ hay tủ lưu trữ đồ, bạn có thể sử dụng với nhiều chức năng hữu ích khác. Trong đó, bạn thiết kế bếp nấu, lò nướng phía dưới và hệ máy hút mùi kèm cánh tủ trang trí phía trên. Ý tưởng này sẽ mang lại cho bạn khá nhiều không gian lưu trữ ở hai phần tủ còn lại.
10. Tạo điểm nhấn cho căn bếp bằng hệ tủ đứng mang phong cách cổ điển với cánh tủ hình cung. Ý tưởng này vừa gia tăng diện tích sử dụng vừa giúp không gian bếp rộng hơn, đẹp hơn.
11. Với những góc bếp không rộng lắm, đừng ngần ngại mua thêm kệ và lắp đặt theo nhu cầu sử dụng để tăng thêm không gian lưu trữ cho khu vực nấu nướng của gia đình mình.
Bỏ qua quy tắc bếp là phải màu sáng, căn bếp dưới đây sở hữu gam màu đen "huyền bí" cực kỳ sang chảnh ở Hà Nội Lựa chọn gam màu "khó nhằn" nhất cho căn bếp rộng 70m nhà mình, chị Bảo Ngọc khá hài lòng với cách xử lý từng khu vực chức năng để tạo nên không gian nấu nướng sang trọng và tiện ích. "Nếu coi nấu ăn và ẩm thực là tôn giáo thì căn bếp chính là thần điện của mình. Mà đã là...