Căn bếp tự thiết kế ngập tràn ánh sáng với khoảng view lãng mạn ra vườn hồng rực rỡ ở Quận 9, Sài Gòn
Luôn coi căn bếp là trái tim của ngôi nhà, là nơi các thành viên quây quần nhiều nhất, vợ chồng chủ nhà đã dành rất nhiều tâm huyết tìm hiểu, làm việc chi tiết với đơn vị thiết kế để lên bản vẽ chi tiết cho căn bếp và thuê một đơn vị thi công địa phương để thực hiện ý tưởng.
Chủ nhân của căn bếp đã từng chia sẻ rằng, sở hữu một căn bếp “chẳng giống ai” nhưng lại theo ý thích của mình, đó là một điều tuyệt vời nhất. Trong ngôi nhà của anh, bếp cũng là nơi mà anh dành nhiều tâm huyết nhất. Khi căn bếp hoàn thành, anh cảm thấy ngôi nhà ấm áp hơn.
Mỗi sáng thức dậy, anh yêu thích bước vào căn bếp để pha cà phê, vợ anh bước vào bếp chế biến đồ ăn sáng cho cả nhà.
Bàn ăn bằng gỗ tự nhiên, nơi đặt những chiếc ghế gỗ thân thuộc, gom góp màu nắng vào bên trong để những giây phút ngắm nhìn khu vườn bên ngoài thêm thi vị, để bắt đầu một ngày mới thật nhiều cảm hứng và ý nghĩa.
Căn nhà được vợ chồng gia chủ đặt tên là KB Garden Home, nơi giúp họ sống những ngày yên bình, tận hưởng vẻ đẹp xanh tươi của thiên nhiên xung quanh.
Trong ngôi nhà ấy, họ đã nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo để tạo nên góc bếp phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của gia đình mình.
Góc bếp nhiều ánh sáng được vợ chồng chủ nhà dành nhiều tâm huyết thiết kế, thi công.
Không gian là nơi anh chị yêu thích ngồi trò chuyện, ăn sáng, uống cà phê mỗi ngày.
Chủ nhân của căn bếp cho biết : “Tôi muốn thiết kế căn bếp có thật nhiều ánh sáng với những ô cửa sổ thật to. Ở trong bếp vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, tận hưởng được hương hoa thơm ngát theo gió nhẹ đưa vào”.
Trước khi thi công bếp, vợ chồng anh chị đã quan sát hướng gió để bố trí căn bếp phù hợp, đảm bảo gió có thể lùa vào và đi ra dễ dàng giúp thổi bay mùi ra bên ngoài.
Góc bếp cũng cần được bố trí đồ đạc khoa học. Vì thế, anh chị đã tham khảo thêm các kiến thức thiết kế bếp, ví dụ tam giác thao tác để bố trí vị trí tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu sao cho phù hợp.
Góc bếp được bố trí khá hợp lý với hệ bếp gắp tường, có đảo bếp kèm bồn rửa và khu vực ăn uống ngay cạnh, tiện lợi, nhiều ánh sáng.
Khu vực nấu nướng.
Video đang HOT
Bếp thông ra không gian phía sau nhà.
Lối đi rộng rãi, tiện lợi cho các hoạt động nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn.
Đảo bếp rộng, có thể sử dụng đa chức năng.
Về độ cao bàn bếp, dựa vào thực tế sử dụng, vợ chồng anh chị đã “tuyệt đối” không nghe theo “chuẩn” của Việt Nam với chiều cao bếp 80 – 85cm. Anh chị quyết định làm mặt bàn bếp khoảng 90cm để cảm thấy thoải mái và vừa vặn khi sử dụng. Đây cũng là chiều cao lý tưởng để có thể lắp đặt vừa vặn máy rửa bát.
Đối với hệ tủ bếp trên và dưới, anh chị đều làm tủ gỗ có cánh kín, tránh sử dụng kệ hở bởi đây sẽ là nơi tụ đọng bụi bẩn và nhìn rất lộn xộn. Với những ai yêu thích làm ô kính thì việc sắp xếp bát đĩa bên trong phải thực sự khéo léo và đồ dùng cũng cần có độ thẩm mỹ cao.
Tủ dưới được chủ nhân của căn bếp thiết kế nhiều ngăn kéo thay vì thiết kế cánh tủ. Cánh tủ được sử dụng để thiết kế ở khu vực phía dưới chậu rửa, góc mâm xoay. Cách sử dụng ngăn kéo khá tiện lợi vì sử dụng để đựng được nhiều đồ và tiện lợi hơn khi sử dụng.
Tủ bếp được chia làm nhiều ngăn. Phía trên là những đồ gia dụng thường xuyên dùng.
Từng ngăn kéo được trang trí đẹp mắt với viền, vân gỗ và cửa kéo.
Góc bếp gọn gàng.
Bếp được chọn màu xanh đậm nổi bật trên nền tường và sàn màu trắng.
Vì bếp có ưu thế về diện tích nên vợ chồng anh chị quyết định làm thêm đảo bếp. Đây cũng là nơi để tăng thêm diện tích sử dụng cho không gian nấu nướng. Đảo bếp được làm với diện tích vừa đủ với lối đi quanh đảo khoảng 1 mét.
Căn bếp được hoàn thiện nhờ có lắp đặt đầy đủ đồ gia dụng tiện lợi như máy hút mùi có hút xả ra ngoài. Bên cạnh đó là lò nướng được đặt trên cao thuận tiện cho việc đứng thao tác lấy đồ ra bên ngoài, tránh để sát đất phải khom lưng khó chịu và có thể gây nguy hiểm.
Góc ăn uống hàng ngày.
Nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên và ánh nắng sớm mai có thể lọt vào nhà.
Tủ trang trí giúp căn bếp trở nên sinh động.
Góc vườn trồng hồng cùng thảm cỏ xanh là nơi mọi người có thể ngồi trong bếp vẫn ngắm nhìn được.
Ngay cạnh khu bếp là góc bàn ăn, nơi mọi người có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp rực rỡ của hoa lá, xanh tươi của cây cỏ ở khoảng sân bên ngoài. Ánh sáng ngập tràn cũng sẽ giúp không gian nấu nướng, ăn uống hàng ngày của gia đình thêm tươi vui, ấm áp.
Mộc Hương
Tốn 10 triệu đồng, cặp vợ chồng Hà Nội tự làm căn bếp như mơ khiến nhiều người trầm trồ khen đẹp
Chỉ với 10 triệu đồng trong tay, cặp vợ chồng trẻ biến căn bếp vốn không có gì ấn tượng thành không gian đẹp.
Sửa bếp với 10 triêu đồng
Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên về một căn bếp tự thiết kế, tự đóng các đồ dùng... mà giá cực kỳ rẻ, thậm chí chỉ bằng 1/10 so với những gia đình thuê các công ty nội thất. Nhưng điều đó không phải là một suy nghĩ viển vông, bởi vợ chồng chị Huyền (làm nghề florist) và anh Lâm (tổ chức sự kiện về ô tô) sống ở Hà Nội đã làm được.
Theo lời chị Huyền, lúc 2 vợ chồng mới cưới nhau, căn nhà mới xây là của bố chồng. Lúc đó, căn bếp được bài trí không hấp dẫn. "Thậm chí lúc đó, tôi không muốn chụp một bức ảnh nào, mọi thứ đều không hợp với vợ chồng tôi. Bố chồng tôi kê một bộ sofa kiểu Đài Loan màu gỗ nâu ngày xưa, to đùng, một kệ ti vi cũng to, màu nâu. Tủ bếp không được chia ngăn nhỏ trong khi tôi hay nấu nướng nên cần nhiều chỗ để đồ", chị Huyền nhớ lại.
Chị Huyền (làm nghề florist), còn anh Lâm (chồng chị Huyền) chuyên tổ chức sự kiện về ô tô.
Chị Huyền là người thích cái đẹp. Trước khi lấy chồng, nhà và bếp của chị cũng được bài trí đẹp mắt. Dù muốn thay đổi gian bếp nhưng chị Huyền cho rằng nếu làm điều đó ngay khi mới về nhà chồng là điều không nên.
"Sau khi cưới xong, chuẩn bị sinh em bé thì tôi đập thông tầng 3 sửa phòng ngủ trước cho thật đẹp để sinh hoạt trên đấy là chính. Khi con được 1 tuổi, tôi mạnh dạn đề xuất bố chồng bỏ bộ sofa, may là bố chồng tôi đồng ý nên vợ chồng tôi phấn khởi sửa bếp luôn", chị Huyền kể.
Hình ảnh trước - sau của khu bếp.
Nói về túi tiền lúc đó, chị Huyền vẫn nhớ, cả 2 vợ chồng chẳng có nhiều tiền, chỉ có khoảng 10 triệu đồng mà vẫn quyết định sửa sang lại bếp cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân. Việc sửa bếp để có không gian đẹp không chỉ là suy nghĩ đường đột. Bởi từ khi còn trẻ, chị Huyền đã mơ ước có một căn nhà, gian bếp thật sự đẹp mắt.
"Bạn thân tôi là kiến trúc sư khá giỏi, nên đã tiêm nhiễm vào đầu tôi từ hồi đại học về cái đẹp và thẩm mỹ. Sau này tôi thường xuyên cộng tác với nhóm của bạn tôi để làm các công trình dưới vai trò stylist. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại ngồi xem nhà đẹp...", chị Huyền kể.
Tận dụng những thứ cũ và tự làm những đồ cần thiết
Với 10 triệu đồng trong tay, mọi người có thể cảm thấy hoang mang vì các nguyên vật liệu nội thất khá tốn kém. Tuy nhiên, chị Huyền và chồng không hề lo lắng. "Tôi tính các thứ chính cần làm, còn những cái phụ thì để sau. Tôi dự trù mua 6 chiếc ghế ăn khoảng 2 triệu, gỗ pallet 2-3 triệu, giỏ mây 2 triệu còn lại là gạch bông và dụng cụ sửa bếp", chị Huyền kể.
Phương châm của vợ chồng chị Huyền là ít tiền nên phải "lấy công làm lãi". Điều này có nghĩa là thứ gì cũ trong nhà tận dụng được thì sẽ tận dụng. Sau khi bàn bạc, vợ chồng chị Huyền mua các tấm pallet về làm đóng các thứ cần thiết.
"Có 3 cái đóng bằng pallet là 2 hệ tủ và cái bàn. Tôi đều vẽ tay cho chồng kèm kích thước, đưa trước cho anh ấy mấy ngày để nghiên cứu. Còn phần decor, tôi định có 2 khu vực là trên mặt tủ giày và trên mặt khu lò nướng. Thậm chí, thiết kế chi tiết chưa tính cụ thể, vì để lên tổng thể rồi xem nhà có gì để sắp xếp vào", chị Huyền kể.
Phong cách thiết kế bếp có rất nhiều nhưng bản thân chị Huyền vẫn thích nhất phong cách đồng quê (vintage). Cá nhân chị không thích kiểu bếp tối giản hay mang tông màu lạnh. "Tôi vẫn ước mơ có tiền mua một khu đất, làm một căn nhà như trong phim The Hobbit, mái phủ cỏ xanh, có một khu vườn xinh yêu, một căn bếp mộc mạc...", chị Huyền trải lòng.
Trong thời gian 3 ngày, chồng chị Huyền hoàn thành việc đóng 2 hệ tủ và bàn. Trước đó, chồng từng cùng chị Huyền đóng một cửa hàng đồ thực phẩm sạch cho một người bạn... nên đó được xem như là lần tập dượt.
"Lúc đóng các đồ trong bếp không bỡ ngỡ, nhưng có điều vừa làm vừa tính khá vất vả. Bởi vì, chúng tôi phải làm sao các mối nối ghép được đẹp mắt và không lộ vít ", chị Huyền cho hay.
Một điểm đáng chú ý trong căn bếp của chị Huyền là các giỏ mây để trữ đồ. Theo chị Huyền, bản thân là "tín đồ" của các vật dụng mây, tre, đan. Trước khi làm bếp, người phụ nữ này cũng đau đầu tính toán làm sao để các đồ lặt vặt cho gọn gàng vào các ngăn chứa. Một ý tưởng lóe lên là chọn các đồ mây tre đan. Tuy nhiên, việc lựa chọn cũng không dễ, vì phải mua được giỏ làm sao phù hợp với không gian bếp và kích thước từng vị trí
Nói về lý do chọn đồ mây tre đan, chị Huyền cho hay: "Tôi chọn đồ mây tre đan là vì đó là chất liệu hợp phong cách vintage, ngoài ra giá thành rẻ và sẵn, hơn nữa rất thân thiện. Đặc biệt, đồ mây tre đan càng cũ theo thời gian lại càng đẹp".
Hiện tại chị Huyền đang hài lòng với căn bếp, nếu thay đổi cũng chỉ decor thêm chút hoặc sơn lại tường để mang lại cảm giác mới mẻ. Trong tương lai khi có căn nhà như mơ ước, chị sẽ thiết kế lại để mang được tối đa thiên nhiên vào ngôi nhà và đặc biệt là căn bếp của mình.
Anh Minh
10 gợi ý tuyệt vời tạo góc ăn sáng đầy nhớ nhung trong căn bếp nhỏ Dù bếp nhà bạn chật chội cỡ nào vẫn có thể sắp xếp được một góc ăn sáng thực sự đáng yêu và tiện ích nhờ những ý tưởng thú vị được gợi ý trong bài viết dưới đây. Mỗi ngày thức dậy, bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ thực sự cảm thấy hứng khởi, tràn đầy niềm vui khi...