Căn bếp phong cách Japandi
Nhà bếp Japandi kết hợp thiết kế Nhật Bản với phong cách Scandinavian. Xu hướng này giúp tạo ra không gian nấu nướng hiện đại nhưng vẫn giữ nét trang nhã, ấm cúng.
Japandi là sự hòa quyện giữa vẻ đẹp tinh tế, hiện đại của trường phái Scandinavian (thiết kế Bắc Âu) với nét tối giản, tao nhã mang phong cách Nhật Bản (chủ yếu là Wabi-sabi). Sự kết hợp độc đáo này tạo ra không gian ấm áp và thoải mái so với nét tối giản nhưng đơn điệu trước đây.
Giữ mọi thứ đơn giản là chìa khóa cho nhà bếp Japandi. Không muốn không gian trở nên lộn xộn, người nội trợ phải suy nghĩ và cân nhắc những món đồ có màu sắc phù hợp, thẩm mỹ.
Màu tường trắng chủ đạo
Là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây ấn tượng, phong cách Japandi nhanh chóng được các gia đình áp dụng trong thiết kế nhà cửa. Màu trắng của tường giúp bếp nới rộng ra đáng kể nhưng vẫn giữ được không khí ấm áp nhờ chiếc tủ gỗ sồi đối lập. Các chi tiết nhỏ như ly, lọ cũng được dùng trang trí, tạo điểm nhấn sống động cho bức tường.
Nếu vẫn chưa ưng ý, bạn có thể thử đặt thêm một số cây tán thưa, lá thanh mảnh để làm toát lên khí chất nhẹ nhàng của phong cách Nhật Bản.
Thiết kế tối
Trong khi nhiều nhà bếp theo phong cách Japandi sử dụng màu sáng hoặc tủ gỗ, chủ nhân ngôi nhà này lại tạo điểm nhấn đặc biệt với sắc đen. Đồ nội thất, tường sáng màu kết hợp với kệ bếp đen tạo ra nét bí ẩn nhưng không quá gay gắt. Lưu ý, đường nét trong xu hướng nội thất Japandi không cần cầu kỳ, nên chắc chắn, dứt khoát.
Cửa sổ
Văn hóa Nhật Bản xem trọng hơi thở tự nhiên. Vì thế, việc bố trí cây xanh hay tận dụng cửa sổ nhìn ra bên ngoài giúp căn bếp của bạn trông thông thoáng, mát mắt hơn. Thiết kế này khá đơn giản nhưng vẫn nổi bật. Cửa sổ rộng thu hút sự chú ý của bạn vào thế giới tự nhiên.
Video đang HOT
Phá cách với kim loại
Không gian này mang sự phá cách sang trọng với những chi tiết nhỏ như đèn trần làm từ kim loại màu vàng đồng. Đảo bếp trắng và tủ gỗ sáng màu tối giản kết hợp với nền kiểu xi măng mang lại cảm giác hiện đại nhưng vẫn gần gũi.
Họa tiết màu trung tính
Để nêu bật phong cách Japandi trường thành, thanh lịch, chủ nhà thường tránh sử dụng mảng màu pastel ngọt ngào. Có thể thấy, từ tủ, ghế, đảo bếp đến tường trong căn phòng đều có họa tiết và không trơn lì như nội thất thường thấy của phong cách này. Đừng lo, thiết kế đó sẽ trở thành điểm nhấn nếu bạn sử dụng màu trung tính như tone gỗ và đất một cách đồng đều.
Kết hợp với gỗ
Ở vùng đất có khí hậu lạnh như Bắc Âu, người ta ưa chuộng lối thiết kế sử dụng gỗ ấm áp, đường nét, màu sắc đơn giản và có tính ứng dụng cao. Người Nhật Bản lại luôn thích sự đơn giản và sạch sẽ. Đừng mang quá nhiều nội thất hay vật dụng không cần thiết trưng bày trong gian bếp nếu bạn không muốn phá vỡ sự thông thoáng và phong cách mình theo đuổi.
Để vật dụng nhà bếp trong tủ
Với nhà bếp có không gian nhỏ theo đuổi phong cách Japandi, các kệ bếp vẫn là giải pháp tối ưu. Gia chủ có thể cất tất cả vật dụng khác màu, lộn xộn sang một góc dưới tủ bếp giúp không gian luôn sạch sẽ và tối giản.
8 mẹo nhỏ giúp căn bếp của bạn đẹp như trên tạp chí
Căn bếp được xem là trái tim của bất kỳ căn nhà nào, nơi mọi người dành phần lớn thời gian cho khu vực này.
Vì thế, đừng ngại ngần tìm kiếm những giải pháp giúp không gian đẹp hơn, ấn tượng hơn để mỗi ngày đều cảm thấy thư giãn, thoải mái khi bước vào.
Căn bếp đôi khi sử dụng quá nhiều, mọi người sẽ cảm thấy nhàm chán. Vì thế, mọi người yêu thích sự thay đổi để có thể tìm được cảm giác mới mẻ khi bước vào. Tuy nhiên, có nhiều người lại ngần ngại việc cải tạo vì sợ tốn kém.
Trên thực tế, có rất nhiều cách để bạn vừa tiết kiệm chi phí vừa làm đẹp bếp giúp không gian ấn tượng như trên tạp chí.
Nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp thiết kế, trang trí không gian nấu nướng nhưng chưa có ý tưởng phù hợp, bạn có thể tìm kiếm những ý tưởng thú vị trong bài viết để biến góc bếp lộn xộn, nhàm chán hàng ngày thành nơi thực sự cá tính và tươi mới.
1. Mua đồ dùng nhà bếp cùng một phong cách
Bạn có thể sở hữu nhiều nội thất đắt tiền cùng các thiết bị, đồ dùng hiện đại nhưng ấn tượng về sự sang trọng này có thể bị phá hủy bởi những dụng cụ cũ kỹ, không ăn khớp với nhau. Bạn nên chọn tất cả đồ dùng có cùng tông màu, họa tiết, phong cách để căn bếp dù bày biện như thế nào vẫn sẽ vô cùng ấn tượng.
2. Sử dụng khăn lau bếp màu trung tính
Khăn lau bếp là vật dụng cần thiết đối với bất kỳ ai dành thời gian vào bếp. Chúng được sử dụng thường xuyên và hiện diện trong nhà bếp như một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, chiếc khăn lau bếp nhàu nhĩ và có màu sắc lòe loẹt có thể là điểm trừ khiến bếp thiếu thẩm mỹ. Hãy khéo léo lựa chọn gam màu trung tính để khéo dấu đi tất cả những khuyết điểm thường thấy của khăn lau bếp.
3. Thay đổi vòi nước
Vòi không chỉ là vật dụng cung cấp nước mà còn là một phần quan trọng của tổng thể nội thất nhà bếp. Chiếc vòi có thể dễ dàng tạo vẻ đẹp độc đáo cho thiết kế của căn phòng. Vì thế, hãy chọn vòi nước phù hợp với màu sắc và phong cách tổng thể để góc bếp đẹp hơn.
4. Lưu trữ dung dịch tẩy rửa trong bình chuyên dụng
Nếu như bạn thường bày biện khá nhiều các loại dung dịch tẩy rửa xung quanh bồn sẽ khiến góc bếp trở nên lộn xộn. Vì thế, bạn có thể mua một vài chiếc lọ chuyên dụng và đổ dung dịch vào bên trong. Góc bếp sẽ ngăn nắp, gọn xinh hơn với cách đơn giản này.
5. Trang trí cửa kính bằng rèm
Với những cánh cửa tủ kính, bạn sẽ rất khó khăn khi cất giấu sự lộn xộn bên trong. Vì thế, bạn có thể lắp rèm vào bên trong cánh cửa với cùng tông màu. Cách đơn giản này có thể giúp góc bếp thật xinh xắn và mềm mại.
6. Lắp đặt ổ cắm phù hợp với màu sắc của nội thất
Các ổ cắm không phù hợp với nội thất theo kiểu dáng và màu sắc sẽ khiến căn bếp khó có sự đồng nhất. Ấn tượng về căn bếp của nhà bạn đối với các vị khách cũng trở nên mờ nhạt. Vì thế, bạn nên chọn ổ cắm cùng tông màu với tường để giúp chúng có sự tương đồng. Ngoài ra, ổ cắm được thiết kế ẩn cũng là giải pháp hiệu quả làm giảm sự lộn xộn cho căn bếp.
7. Cất đồ vào hộp
Nếu có một khoảng trống nào đó giữa tủ bếp trên và trần nhà, bạn có thể sẽ luôn cố gắng đặt thứ gì đó vào khu vực này. Tuy nhiên đây lại là một thói quen xấu. Bạn nên chọn chiếc giỏ hoặc hộp vừa vặn để đặt lên kệ, khéo léo sắp xếp đồ đạc vào bên trong để giữ cho căn phòng được ngăn nắp. Hơn nữa, những chiếc hộp còn đóng vai trò bảo vệ đồ dùng nhà bếp không bị bẩn.
8. Trang trí bếp bằng hoa
Hoa có thể trở thành phần cuối cùng trong việc làm mới căn bếp của bạn. Chúng sẽ làm sống động căn phòng, làm cho tâm trạng được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên lắp rèm hay tạo quá nhiều họa tiết khiến căn bếp trở nên rối mắt, hãy sử dụng các màu đơn sắc gần gũi với tự nhiên và chỉ cắm hoa trên bàn, góc bếp để không gian thêm xinh tươi, ấn tượng.
Thiết kế khéo léo, giúp căn hộ 59m2 mở rộng không gian Một căn hộ có diện tích chưa đầy 60m2 nhưng nhờ sự bố trí hài hòa, phối trộn giữa hai phong cách Nhật Bản và Scandinavian, giúp không gian như mở rộng thêm. Với thiết kế theo phong cách Japandi, căn hộ rộng 59m2 của vợ chồng chị Tống Ly (SN 1993 - TP.HCM) nhìn rộng hơn hẳn. Đặc biệt, phòng khách có...