Căn bếp nhỏ màu xanh trắng đẹp an yên và cực tiện ích của mẹ 3 con ở Nha Trang
Chọn lựa góc bếp gần với khu vực ăn uống có view tuyệt đẹp, bao quát một góc rộng lớn của thành phố Nha Trang, chị Lan Anh decor thật ấn tượng để có thêm nhiều cảm hứng chế biến các món ngon mỗi ngày.
Chị Lan Anh là mẹ của 3 con (14 tuổi, 12 tuổi và 2 tuổi). Bà mẹ trẻ xinh đẹp và năng động hiện đang làm song song hai lĩnh vực: Lĩnh vực du lịch với công ty riêng tự sáng lập và lĩnh vực năng lượng, y tế, nghỉ dưỡng gắn bó 15 năm cho một tập đoàn đa ngành nghề.
Ngoài thời gian bận rộn với công việc, chị Lan Anh luôn khéo léo sắp xếp thời gian cho sở thích đi du lịch và nấu ăn cho gia đình.
Cũng bởi yêu cây, yêu hoa, yêu thích nấu nướng nên căn hộ 63m2 được chị lựa chọn góc nhiều ánh sáng để bố trí khu bếp và bàn ăn.
Chị Lan Anh là mẹ của 3 con. Chị có niềm đam mê du lịch và nấu nướng.
Đó cũng chính là lý do chị vô cùng tâm huyết thiết kế góc nấu nướng xinh xắn này.
Vì yêu thích phong cách cổ điển cùng gam màu dịu dàng gần gũi với thiên nhiên nên chị Lan Anh chọn đơn vị thi công để có thể đóng các mẫu mà chị yêu thích cho căn hộ của mình.
Căn bếp được chị thiết kế theo phong cách bán cổ điển với hai tông màu chính là xanh và trắng. Hai gam màu nhẹ nhàng này kết hợp hài hòa với nội thất, đồ gia dụng, các thiết bị trong nhà bếp để mang đến không gian mát mẻ, thoải mái, dễ chịu.
Không gian được decor theo phong cách bán cổ điển với tông xanh – trắng làm chủ đạo.
Cô bé Happy cũng rất thích căn bếp của mẹ.
Chàng trai nhỏ đang chế biến món thịt nướng.
Món bún đậu mắm tôm được cô bé yêu thích.
Góc chill bên cửa sổ.
Không gian đầy đủ vật dụng decor và đồ trang trí.
Sau những bộn bề lo toan, những áp lực của công việc, căn bếp chính là nơi chị nghĩ đến đầu tiên khi trở về nhà để tìm kiếm cảm giác an yên, nhẹ nhàng trong cuộc sống.
Chị Lan Anh chia sẻ : “Xuất phát ban đầu khi mua căn hộ, mình định làm căn hộ du lịch cho khách thuê. Do ảnh hưởng của dịch nên mình chuyển hướng làm studio bếp cho thuê để chụp hình, đồng thời cũng là nơi cuối tuần gia đình sum họp để các con có thể tự nấu ăn và thư giãn”.
Video đang HOT
Yêu cây yêu hoa nên từng góc nhỏ đều được chị Lan Anh chăm chút decor với thiên nhiên.
Chị yêu thích bếp núc, chế biến món ăn nên sắm đầy đủ thiết bị cũng như giúp những bạn yêu thích nấu ăn muốn lưu lại bộ ảnh đẹp trong vai trò nội trợ có thể ghé thăm. Những bức ảnh vô cùng xinh xắn với những vật dụng décor xịn sò hay chiếc tạp dề xinh xắn hoặc những chiếc khăn được thêu tỉ mỉ vô cùng dễ thương.
Căn hộ được chị Lan Anh đặt tên Happy Studio. Lý do bởi chị có kế hoạch sinh 2 bạn nhỏ. Tuy nhiên, may mắn 10 năm sau chị lại có thêm em bé thứ 3. Chị nghĩ rằng đây là hạnh phúc của cả gia đình nên đặt tên con là Happy.
Những ý tưởng, vật dụng mua sắm trong căn hộ cũng đều được “ấp ủ thai nghén” trong thời gian mang bầu và sinh em bé thứ 3. Chị luôn muốn gửi gắm đến những người có dịp ghé thăm nhà, sẽ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc, an yên, ấm cúng như bước vào chính ngôi nhà của mình.
Góc bàn ăn đẹp ấn tượng với khăn trải bàn hoa thêu.
Nơi ăn uống nhìn ra khoảng ban công rộng.
Không gian đẹp tinh tế.
Trong căn bếp, hai bé lớn nhà chị Lan Anh có thể tự nấu ăn, chế biến các món ăn và món bánh đơn giản. Hai bé cũng thường lên youtube để xem hướng dẫn về nấu ăn để tự chuẩn bị món ngon cho bữa ăn gia đình.
Ngoài không gian bếp núc còn có khoảng ban công rộng mở, nơi được chị Lan Anh trồng cây, tạo vẻ đẹp thư giãn, hướng tầm nhìn ra cảnh vật xanh tươi xung quanh.
Góc ban công nhiều nắng và cây xanh.
Cây hoa hồng trổ bông liên tục, tỏa hương thơm dịu dàng cho khoảng ban công nhỏ.
Từng đồ decor trong nhà đều được chị Lan Anh chọn lựa tỉ mỉ bằng tất cả tâm huyết và tình yêu tổ ấm.
Bên cạnh bếp còn có căn phòng ngủ xinh xắn. Từ giường ngủ có thể hướng tầm nhìn ra bên ngoài qua khung cửa sổ kính trong suốt. Cuộc sống diễn ra trong căn hộ sẽ thật chậm, thật chậm để tận hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc.
Khu vực phòng ngủ xinh yêu với chăn và rèm thêu.
Không gian ấm cúng, đủ riêng tư khi muốn nghỉ ngơi.
Góc nhỏ xinh xắn đủ để chị Lan Anh có thể ngắm nhìn khung cảnh xung quanh hay thưởng thức một tách trà thơm hương dịu dàng khi rảnh rỗi.
Nguồn ảnh: NVCC
Căn bếp 7m ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore
Với những người đam mê nấu nướng, chắc chắn sẽ "phải lòng" ngay khi ngắm nhìn từng khu vực ngăn nắp trong căn bếp của người phụ nữ Việt ở Singapore.
Chị Huyền Dupasquier là một người yêu thích nấu nướng. Mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu, chị đều dành thời gian để được đứng ở góc bếp nhỏ, chế biến những món ăn, đồ uống mà các thành viên trong gia đình yêu thích.
Chị Huyền cho biết, nhà chị chuyển từ Thụy Sĩ sang Singapore theo công việc của chồng. Vì là lưu trú theo thời hạn lao động, không phải định cư nên chị Huyền chỉ được quyền mua condo. Condo thường có diện tích bếp hạn hẹp.
Vì thế, tất cả những đồ gia dụng hay dụng cụ nấu nướng, ăn uống, đồ gia vị đều được chị sắp xếp ngăn nắp theo căn bếp được set up sẵn. " Nếu được chọn khác đi, mình muốn chọn căn bếp có diện mạo mộc mạc với chất liệu gỗ tự nhiên, đậm chất rustic ", chị Huyền tâm sự.
Căn bếp nhỏ nhưng được chị Huyền Dupasquier khéo léo sắp xếp gọn gàng.
Mỗi ngăn đựng đồ đều được sắp xếp khoa học.
Điều duy nhất chị làm để cải tạo lại căn bếp mở vào phòng khách với diện tích khiêm tốn 7m2, không có tường để đóng giá kệ, không có chỗ cho máy rửa bát, là làm lại bàn bếp, "hy sinh" một ngăn tủ phía dưới bàn bếp để lắp máy rửa bát; lắp bộ tủ có ngăn nhấn mở tự động của hiệu Blum (Bỉ) xuống phía dưới mặt bar để làm chỗ chứa đồ, mua bộ giá đựng gia vị để xếp toàn bộ gia vị vào ngăn tủ dưới mặt bếp cho gọn gàng và tiện lấy nhất, thay bồn rửa đôi nhỏ thành bồn đơn với cỡ lớn hơn. Việc vào bếp vì thế cũng trở nên dễ thở hơn rất nhiều.
Không gian màu sáng với đèn ấm cúng.
Góc bếp gọn xinh là nơi chị Huyền tìm cảm hứng nấu nướng mỗi ngày.
Chị Huyền Dupasquier hiện đang sống ở Singapore.
Với nhiều kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc, tạo một góc bếp ngăn nắp, ưa nhìn, giúp không gian sống thêm tiện ích và gọn gàng, chị Huyền cho chia sẻ khá nhiều bí quyết:
- "Bỏ tủ treo tường, chúng rất vô dụng. Thứ nhất là cao, không tiện lấy. Thứ hai là thực phẩm thường bị bỏ quên do khuất tầm nhìn. Thứ ba là dễ làm tổ cho gián, chuột. Thứ tư là khó lau dọn.
- Làm các thanh giá gỗ đơn giản chạy dài trên tường để bày gia vị, thực phẩm khô, thậm chí bát đĩa, người hay nấu nướng muốn mọi thứ nằm trong tầm mắt. Khi làm giá, nhớ đóng/thiết kế sao cho khoảng cách giữa các tầng giá kê, có tầng cao 52cm để các loại máy móc (máy ép quả, máy xay sinh tố...); tầng cao tối thiểu 35cm để chai lọ; những hộp, lọ thấp hơn, nên giữ khoảng cách chiều cao thấp hơn để tránh lãng phí không gian.
- Nên dùng bếp ga thay vì bếp từ, nếu bạn thực sự yêu nấu nướng. Mình thay bếp từ vì lý do bất đắc dĩ, cần sạch, và vì rồi mình sẽ phải bán/ chuyển đi trong tương lai. Cách tỏa nhiệt của bếp từ không giống bếp ga, khi phải nấu các món đặc biệt nhạy cảm về nhiệt độ, bếp từ thật sự là thảm họa... Chưa kể, bếp từ không có lửa ngọn, đôi khi rất bất tiện với các món cần đốt lửa.
Những ngăn tủ nhìn là mê.
Chị luôn phân loại và sắp xếp hợp lý.
Góc để đồ khô.
Các lọ gia vị được sắp xếp ngăn nắp, dễ tìm kiếm khi cần.
Không gian bếp luôn gọn đẹp đầy cảm hứng.
- Nếu bếp nhỏ, không có đủ chỗ để thực phẩm khô, nên làm giá kệ áp tường và cao tới trần, tận dụng những chỗ còn trống, không nhất thiết mọi thứ thuộc về bếp núc cứ phải nằm gọn ở trong bếp.
- Bỏ kiểu bồn rửa đôi chật hẹp, vô dụng, dùng một bồn chữ nhật có chiều dài tối thiểu 65x45cm, sẽ tiện cho việc rửa những vật dụng lớn.
- Nồi niêu, vật dụng làm bếp nên mua thứ mình thực sự cần và vừa đủ, mua lẻ bộ. Sáng tạo linh hoạt, sử dụng một món đồ cho nhiều việc khác nhau, ví dụ như một chiếc chảo sâu lòng có nắp đậy cao vồng có thể dùng cho việc rán nổi dầu, xào, nấu canh, rang, kê xửng/gi hấp. Không nên mua cả series của một hãng chỉ vì trông đẹp mắt".
Góc thưởng trà.
Chị yêu thích những giây phút thảnh thơi thưởng trà.
Không gian đẹp mắt, ngăn nắp.
Theo kinh nghiệm của chị Huyền, trong bếp chỉ cần khoảng 8 loại nồi niêu, cụ thể như sau:
1. Chảo sâu lòng (wok) có vung đậy.
Loại chảo sâu lòng kiểu Á mà người Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan dùng cho các món xào lửa lớn, không phải kiểu chảo có chống dính với thành cao nhưng đế dẹt kiểu Tây. Đây thực sự là thứ mà một người hay nấu ăn không thể nào không có. Bạn có thể dùng nó cho mọi hình thức nấu, như chiên nổi dầu, xào lửa lớn, rang, hấp (nếu kê xửng hấp vào trong), sốt, thậm chí kho, nấu canh, luộc spaghetti... Vô cùng đa năng!
Với loại chảo này, các bạn không nên mua chiếc có chống dính, để khi dùng thìa, cây xúc đảo trộn được thoải mái. Nếu chọn được chiếc có gi để gác lên thành chảo cho đồ chiên ráo mỡ thì càng tốt.
2. Chảo dẹt cỡ trung bình - lớn và có chống dính.
Tính sao đủ để bạn rán cá nguyên con. Chảo này có thể dùng dán steak và mọi thứ khác, nên mua loại đế tương đối dày.
3. Chảo chống dính cỡ nhỏ: Dùng để làm được 1 trứng omelette, rán được bánh như pancake thì vừa khuôn tròn mà không bị chảy méo.
Chị yêu thích chế biến nhiều món ăn ngon trong căn bếp nhỏ.
4. Một nồi lớn đủ để luộc nguyên một con gà to, đủ để nấu một nồi nước dùng phở cho 4, 5 người, vì chắc chắn là các bạn sẽ cần đến nó. Bề rộng của nồi chừng 24 cm, chiều cao 15 cm là vừa đẹp.
5. Nồi nhỏ vừa để nấu canh, soup và những món nước (đồng thời có thể dùng cho các món hầm, kho được). Chiếc này chỉ cần có bề rộng khoảng 20 cm, chiều cao 13 cm là đủ.
6. Nồi nhỏ , còn gọi là "saucepan", rộng 15 cm, cao 7 cm, có cán cầm dài. Bạn có thể dùng nồi này nấu các loại xốt, luộc trứng, làm kẹo đắng (nước hàng)... Nói chung là những thứ có dung lượng nhỏ. Nếu không có nó, có lúc bạn sẽ thấy bức bối, người ta không thể luộc hai quả trứng trong một cái nồi nấu canh vài lít.
7. Nếu có thể, nên mua một cái nồi đất nhỏ (clay pot) dành riêng cho các món kho.
8. Nồi áp suất . Không những cần nó cho các nguyên liệu cứng đầu cứng cổ kiểu thịt bò gân, nồi áp suất còn có thể dùng để hầm măng cho nhanh mềm mà đỡ được việc bị ám mùi khắp nhà, các món kho nhừ như cá có nhiều xương nhỏ (cá trích với cà chua, thịt kho kiểu Tàu miếng lớn... ). Với nồi áp suất, nên mua hiệu tốt vì dùng lâu dài, và mua cỡ lớn, vì có lúc bạn sẽ bực bội khi cái nồi không đủ lớn để làm món hầm cho khoảng 5 người.
Với rất nhiều những kinh nghiệm thú vị, căn bếp của chị Huyền luôn mang lại cảm hứng để chị chế biến các món ngon hàng ngày. Góc bếp cũng luôn gọn gàng và ấm cúng nhờ việc lựa chọn đồ đạc cũng như cách sắp xếp gọn gàng của chị.
Nguồn ảnh: NVCC
Căn bếp màu vàng xanh: xu hướng thời thượng được dự đoán hot nhất năm 2021 Những gam màu tượng trưng cho vẻ đẹp của tự nhiên, cho sức trẻ được lựa chọn khéo léo và kết hợp tinh tế trong căn bếp nhà bạn. Nếu như trong năm 2021, bạn đang có dự định làm mới ngôi nhà của mình bằng những món đồ nội thất hay thay đổi gian bếp, đừng ngần ngại chọn lựa hai gam...