Căn bệnh ung thư diễn viên trẻ Mai Phương mắc phải nguy hiểm đến mức nào
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới; đứng thứ 3 ở nữ giới. Bệnh diễn biến nhanh, tỉ lệ tử vong lớn nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Thông tin diễn viên Mai Phương bất ngờ phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối và đang phải điều trị tại khoa Ung bướu, BV 175, TP.HCM thật sự khiến mọi người không khỏi bất ngờ và xót xa bởi cô còn quá trẻ.
Ung thư phổ biến nhất, tỉ lệ tử vong lớn
GS Rafael Molina, Chủ tịch Hội Ung thư và Dấu ấn Sinh học quốc tế cho biết, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, cứ 5 người chết vì ung thư thì có 1 người mắc ung thư phổi.
“Hiện có khoảng 1,8 triệu người trên thế giới mắc mới ung thư phổi mỗi năm, trong đó 1,6 triệu người tử vong, tương đương mỗi phút trôi qua có 3 người chết vì căn bệnh này. Con số này nhiều hơn tổng số tử vong 3 loại ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng”, GS Molina nhấn mạnh.
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, tỉ lệ tử vong lớn
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Đây là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới. Ở nữ, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú, dạ dày.
Qua các năm, tỷ lệ bệnh nhân nam mắc ung thư phổi tại Việt Nam đều tăng, năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân.
Ước tính đến năm 2020, số mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới tại Việt Nam là hơn 34.000 người mỗi năm.
Không hút thuốc vẫn mắc ung thư phổi
Ung thư phổi thường phát triển từ tổ chức biểu mô phế quản, phát triển lan rộng và di căn nhanh.
Video đang HOT
GS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho biết, đến nay nhân dẫn đến ung thư phổi vẫn chưa rõ ràng, nhưng khoảng 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Việc phải tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng chịu tác hại không kém người hút trực tiếp
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra được mối liên hệ các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư phổi như do môi trường ô nhiễm, tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như uranium, mỏ kền, mỏ cromate; một số ngành nghề có tiếp xúc như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt…
Những trường hợp tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định như radon, amiăng… có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những người khác.
2 loại ung thư phổi
Ung thư phổi được chia thành 2 loại: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Trong đó ung phổi tế bào không nhỏ phổ biến hơn, chiếm khoảng 80-85% ca bệnh.
Dù chiếm tỉ lệ mắc ít nhưng ung thư phổi tế bào nhỏ thường diễn tiến nặng hơn, hầu hết được chẩn đoán khi bệnh đã nặng. Đây là loại ung thư ác tính nhất, dễ di căn, lan từ phổi đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
GS Mai Trọng Khoa cho biết, khả năng sống thêm 5 năm với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ khoảng 6%, ung thư phổi tế bào không nhỏ khoảng 18%, trong khi con số này ở bệnh nhân ung thư vú lên tới trên 80%.
Khó phát hiện ở giai đoạn sớm
Theo thống kê, ngay tại các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2).
Nguyên nhân do triệu chứng lâm sàng khởi đầu của ung thư phổi rất nghèo nàn.
Các dấu hiệu như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu… đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viễm nhiễm phế quản phổi.
Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi gây gây đau đớn nên khi phát hiện thấy các triệu chứng lâm sàng thì thường đã ở giai đoạn muộn.
Để phát hiện ung thư phổi có thể chụp X-quang, chụp CT, soi phế quản, thử nghiệm tế bào học chất đờm, thường khi phát hiện ra, khối u đã có kích cỡ 2-10 cm.
Gần đây, nhiều nơi ứng dụng xét nghiệm dấu ấn sinh học, các chỉ số sẽ tăng cao bất thường khi có khối u ác tính, có thể cao gấp hàng nghìn lần.
Điều trị ung thư phổi
Ở giai đoạn 1-2, phẫu thuật loại bỏ tình trạng ung thư là một lựa chọn. Ở những giai đoạn bệnh muộn hơn của ung thư phổi tế bào không nhỏ, khi mà tình trạng ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở ngực, điều trị thường sẽ bao gồm hóa trị và xạ trị.
Tuy nhiên, điểm yếu của hóa xạ trị là thời gian sống của bệnh nhân ngắn, chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề vì phải chịu nhiều tác dụng phụ, người bệnh mệt mỏi, mất niềm tin và không tích cực phối hợp điều trị.
Minh Anh
Theo vietnamnet.vn
Từ 40 tuổi, hay ăn mặn, đau thượng vị nên đi khám bệnh này
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm đôi khi chỉ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đau âm ỉ vùng thượng vị...
Vừa qua, BV ĐY Dược TP.HCM (BV ĐHYD) đã điều trị thành công trường hợp ung thư dạ dày cho ông NTT (54 tuổi, ngụ Quảng Ngãi).
Trước đây, bố ruột ông T. từng qua đời vì ung thư dạ dày. Ông T. có thói quen ăn mặn và tiền sử viêm loét dạ dày nhiều năm. Cách nhập viện 2 tháng, ông bắt đầu đau bụng vùng thượng vị dai dẳng. Nghĩ rằng do viêm loét dạ dày tái phát nên ông tự ý mua thuốc về uống, nhưng không hết đau nên đến khám tại BV.
Tại đây, ông được nội soi dạ dày và phát hiện khối u lớn ở 1/3 giữa dạ dày, xác định ung thư dạ dày giai đoạn 3 nhưng chưa di căn. Ông đã được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày, trừ tâm vị và đáy vị. Đây là phương pháp mới thay vì trước kia điều trị khối u ở 1/3 giữa dạ dày bắt buộc phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Vì vẫn giữ lại một phần dạ dày nên người bệnh có thể bảo tồn chức năng hấp thụ dinh dưỡng, khoáng chất, tránh trào ngược, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và cuộc sống cho người bệnh sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật 3 ngày, ông T. có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Hiện ông đang được tiếp tục được theo dõi và hóa trị để ngăn ngừa những tế bào ung thư còn tiềm ẩn.
TS-BS Long đang phẫu thuật nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh: NP
Theo TS BS. Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa BV ĐHYD, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp ở Việt Nam. Nếu phát hiện ung thư vào giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật mà không cần hóa trị. Không ít trường hợp đến điều trị khi người bệnh đã xuất hiện các biến chứng của ung thư như chảy máu dạ dày, hẹp dạ dày, thủng dạ dày bắt buộc phải mổ cấp cứu, có thể tế bào ung thư đã di căn đến phổi, phúc mạc, gan, xương...
Đối với ung thư ở giai đoạn sớm, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi chỉ cảm thấy đầy bụng, ăn khó tiêu, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị... Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn như ói ra máu, đau bụng kéo dài, đi tiêu phân đen, sờ thấy khối u trong ổ bụng... thì ung thư dạ dày đã bước vào giai đoạn tiến triển.
Do đó, người dân từ 40 tuổi trở lên hoặc có các triệu chứng như đau thượng vị, ăn khó tiêu, đầy bụng... nên đến các cơ sở y tế thực hiện nội soi dạ dày để phát hiện sớm và gia tăng tỉ lệ thành công khi điều trị ung thư dạ dày.
Những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Bệnh UTDD chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng có 4 nhóm yếu tố nguy cơ. Những người có yếu tố nguy cơ sẽ mắc UTDD cao hơn, bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người bị UTDD
- Tiền sử bản thân mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng như viêm loét dạ dày, đa polyp dạ dày...
- Thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều muối, đồ nướng, hun khói hoặc các thực phẩm được lên men, ủ lâu ngày....
Hoàng Lan
Theo Dân trí
Ung thư phổi: Căn bệnh có thể mắc phải bất cứ lúc nào và nguyên nhân lại đến từ những thứ thân thuộc xung quanh bạn Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này và không nhận thức được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là từ đâu. Phổi là một bộ phận của hệ hô hấp, giữ vai trò quan trọng là đưa oxy từ không khí...