Căn bệnh tiềm ẩn đằng sau những đôi mắt hai màu
Những đôi mắt hai màu khiến bất kỳ ai sở hữu nó trở nên khác biệt với người xung quanh. Ở một số người, đôi mắt hai màu báo hiệu nhiều bệnh lý và hội chứng tiềm ẩn.
Heterochromia iridis hay Heterochromia iridum là hiện tượng “ loạn sắc tố mống mắt” – một hội chứng hiếm gặp ở con người. Thống kê tại Mỹ cho thấy, chỉ có 11/1.000 người có hiện tượng trên. Tỷ lệ số người rối loạn sắc tố mống mắt có đôi mắt màu giống nhau là rất hiếm. Ảnh: Pinterest.
Theo Medical News Today, màu mắt là kết quả của sự lắng đọng melanin trong mống mắt (bộ phận chịu trách nhiệm làm giãn, nở đồng tử để kiểm soát ánh sáng đi, vào trong mắt). Sự phân bố melanin không đồng đều dẫn đến những dị hợp trong đồng tử và gây ra hiện tượng mắt hai màu ở nhiều người. Ảnh: Pinterest.
Loạn sắc tố gây biến đổi màu mắt thường có ba dạng chủ yếu: toàn phần, từng phần và trung tâm. Rối loạn sắc tố toàn phần là một đôi mắt trong đó hai bên có màu khác nhau, ví dụ một bên màu vàng, một bên màu xanh như người mẫu Sarah McDaniel hay một bên màu nâu, một bên màu xanh dương như Thạch Thị SaPa. Đây là hiện tượng phổ biến nhất trong số ba loại loạn sắc tố. Ảnh: Twitter.
Rối loạn sắc tố từng phần là một bên mắt có hai màu sắc khác nhau. Nữ diễn viên Kate Bosworth là trường hợp như vậy với một con ngươi bên trái màu xanh dương, con ngươi bên phải vừa nâu vừa xanh. Ảnh: Twitter.
Video đang HOT
Rối loạn sắc tố trung tâm là hiện tượng xung quanh đồng tử của con ngươi xuất hiện nhiều màu sắc khác nhau. Hiện tượng này rất hiếm gặp và sự khác biệt màu sắc thường rất nhỏ, khó phát hiện. Nam tài tử Henry Cavill là người sở hữu đôi mắt đặc biệt như vậy. Ảnh: Twitter.
Ở một số trường hợp, đôi mắt hai màu liên quan đến nhiều bệnh lý và hội chứng như hội chứng Bloch-Sulzberger (rối loạn di truyền gen trội liên kết với nhiễm sắc thể X do đột biến gen IKBKG); bệnh Morreville; bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh); hội chứng H Corner; hội chứng Parry-Romberg (teo nửa mặt); hội chứng Sturge-Weber (u mạch máu da mặt và não); bệnh u xơ thần kinh; hội chứng Waardenburg. Ảnh: Flickr.
Heterochromia xuất hiện trong quá trình sống do bệnh tật, chấn thương hoặc tác dụng của thuốc thường được gọi là heterochromia mắc phải. Các trường hợp này ít phổ biến hơn rối loạn sắc tố mống mắt do di truyền. Ảnh: Pinterest.
Rối loạn sắc tố mống mắt mắc phải thường do một trong những nguyên nhân như tiểu đường, phẫu thuật tăng nhãn áp, tổn thương mắt, có các khối u trong mắt, hội chứng iris ectropion, hội chứng phân tán sắc tố, hội chứng Posner-Schlossman…Ảnh: Pinterest.
Dù vậy, hầu hết trường hợp rối loạn sắc tố mống mắt do di truyền đều không gây nguy hại tới người sở hữu. Những đôi mắt kỳ lạ này khiến họ trở thành người đặc biệt. Ảnh: Tran Tuan Viet.
Mắc hội chứng đặc biệt, bé trai chào đời với toàn bộ cơ mặt không thể cử động, có lúc ngừng thở đến hơn 3 phút
Hội chứng hiếm gặp này khiến trẻ sơ sinh không thể nhếch miệng cười nói hay đưa mắt nhìn qua lại ngay từ khi lọt lòng.
Cậu bé dũng cảm trải qua 17 lần phẫu thuật tìm lại gương mặt
Mẹ bé Hazzi (Australia) vui mừng khi biết tin có thai con trai đầu lòng. Trong thời gian mang thai, người mẹ có đi khám thai và không phát hiện điều gì bất thường, chỉ có duy nhất tật khoèo chân bẩm sinh nên chị cũng không mấy chú ý. Thế nhưng người mẹ trẻ thêm lần nữa bị sốc toàn tập khi các bác sĩ thông báo con trai chị bị mắc hội chứng Moebius, một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp xuất hiện từ lúc mới sinh.
Ngay sau khi chào đời, Hazzi được gắn ống thông mũi họng để thở và ống xông để ăn sữa
Người mẹ trẻ cho hay ngay sau khi sinh Hazzi được 1 ngày, các bác sĩ phải gắn ống thông mũi họng để bé có thể thở được và ống xông để cho bé ăn. Xung quanh người con đều có rất nhiều dây. Đỉnh điểm khi Hazzi được 11 tuần tuổi, con phải đi cấp cứu vì không thể thở được bình thường.
"Con đã ngừng thở trong 3 phút 46 giây, và chúng tôi tưởng đã mất con vĩnh viễn. Sau khi qua cơn nguy kịch, con được phẫu thuật mở khí quản, các bác sĩ đã rạch 1 đường ở cổ để tạo thành đường thở", người mẹ không thể quên những giây phút sinh tử của con. Sau khi được bác sĩ dặn dò, cậu bé Hazzi được xuất viện về nhà, lúc đó con được 15 tuần tuổi.
Được về nhà quả là điều tuyệt vời nhưng cũng thật mệt mỏi và căng thẳng, mẹ bé phải luôn phải túc trực để thông đường thở cho con trong đêm. "Tôi nhớ một lần nằm cạnh con, đó là 2:06h sáng. Tôi ngủ thiếp đi và giật mình tỉnh dậy vì con khó thở. Tôi chỉ có một giấc ngủ ngắn 30 giây vậy mà cảm giác như tôi đã ngủ hàng giờ. Lúc đó vẫn là 2:06 giờ sáng". Bố mẹ cậu bé đã sống trong nỗi sợ hãi mất con như vậy trong thời gian khá dài.
Khi Hazzi mỉm cười, con chỉ có thể cười ở một bên mặt, ba phần tư khuôn mặt bị tê liệt, điều này cũng ảnh hưởng đến đường thở của cậu bé.
Các bác sĩ nói rằng Hazzi có thể không bao giờ ăn, nói chuyện hay đi bộ được như những đứa trẻ bình thường khác. Khi Hazzi gần 3 tuổi, con được bác sĩ sửa khe hở vòm miệng, nếu phẫu thuật thành công, con có khả năng ăn uống và nói chuyện. Bố mẹ cậu bé bắt đầu dạy con ngôn ngữ ký hiệu từ rất sớm, sau đó bé được gửi vào học tại 1 ngôi trường.
Hội chứng hiếm gặp Moebius khiến con không thể khép môi, lưỡi cũng không thể chuyển động được nhiều nên Hazzi phải sử dụng môi dưới và răng để tạo ra âm thanh nhất định. Mắt con có thể đảo qua đảo lại một chút. Hầu hết mọi người có thể hiểu con đang muốn truyền đạt điều gì, và khi có ai đó không hiểu, con sẽ tìm cách khác để giải thích lại.
Hazzi có một em trai là bé Ted hơn 7 tuổi. Hai anh em rất thân thiết và giống như những người bạn, có thể chia sẻ cùng nhau mọi vui buồn.
"Mọi người vẫn thường hỏi tôi đã làm thế nào để có thể vượt qua cú sốc lớn này. Tôi đã từng đau khổ và buồn rất nhiều, số lần con phải phẫu thuật là 17, tôi nhớ không thể quên. Hiện tại các vấn đề về đường thở của con đang dần tốt hơn, bởi vì khi con phát triển, đường thở sẽ lớn dần hơn, nhưng con sẽ vẫn bị liệt mặt. Hồi nhỏ con không thể thổi tắt 1 ngọn nến trong dịp sinh nhật, vì con đâu có đủ hơi thở. Nhưng bây giờ con có thể thổi bay 10 ngọn nến đang cháy. Con đang học lớp 5 và đã chuyển đến ngôi trường có nhiều bạn hơn. Điều này chính là động lực giúp gia đình tôi tiếp tục đồng hành bên con", người mẹ chia sẻ thêm.
Hội chứng thần kinh Moebius ở trẻ sơ sinh
Moebius là một hội chứng thần kinh hiếm gặp ảnh hưởng đến các cơ kiểm soát chuyển động của khuôn mặt, xuất hiện từ lúc bé mới chào đời. Nó là một hội chứng, vì vậy các triệu chứng và số lượng cơ tê liệt có thể khác nhau đối với mỗi đứa trẻ. Trẻ mắc hội chứng Moebius không thể cử động mặt, như không thể nhăn mặt, mỉm cười hay hấp háy mắt, thậm chí cũng không thể đảo mắt từ bên này sang bên kia.
Moebius là một hội chứng thần kinh hiếm gặp ảnh hưởng đến các cơ kiểm soát chuyển động của khuôn mặt, xuất hiện từ lúc bé mới chào đời (Ảnh mih họa)
Ngoài ra, trẻ cũng gặp vấn đề về xương, khiến chân tay dị tật, rối loạn hô hấp. Điều đáng nói là do gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp qua biểu hiện trên gương mặt và không thể mỉm cười, nên có khoảng 30% trẻ em mắc hội chứng Moebius đều mắc bệnh tự kỷ. Đây là căn bệnh về thần kinh hiếm gặp, với tần suất 1/500,000 người mắc bệnh.
Theo một số chuyên gia, hội chứng này có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau: bệnh do di truyền, hoặc thai nhi bị nhiễm độc trong khoảng thời gian thụ thai; vào thời kỳ mang thai người mẹ được dự đoán có khả năng sảy thai, hay sử dụng một số loại thuốc gây hại đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
Nhiều người bỗng lở loét, tuột da vì hội chứng hiếm gặp nguy hiểm Da bỗng nhiên bị nổi mẩn đỏ, xuất hiện bóng nước, rồi tuột từng mảng khiến nhiều người rơi vào nguy kịch. Bác sĩ xác định đây là hội chứng Stevens-Johnson hiếm gặp liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc. Thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, chỉ trong 1 tháng qua, tại đây đã liên tục tiếp...