Căn bệnh tấn công vào não khiến thanh niên rét run, co giật
Sở Y tế Hà Nội cho biết đã ghi nhận ca mắc viêm não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Đây là trường hợp bệnh nhân nam, 22 tuổi, trú tại thị xã Sơn Tây.
Dấu hiệu đặc trưng của nhiễm não mô cầu.
Viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong của bệnh rơi vào khoảng 5% đến 15%.
Viêm não mô cầu dễ gây thành dịch
Tác nhân gây bệnh viêm não mô cầu là vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria meningitidis (viết tắt là N.meningitidis), gọi là não mô cầu.
Theo ghi nhận, chúng thường ký sinh ở họng mũi người. Nếu ở trạng thái không gây bệnh, N.meningitidis thường không có vỏ. Khi điều kiện thuận lợi, N.meningitidis gây viêm họng mũi (thường là nhẹ, không có triệu chứng). Một tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp này, chúng từ họng mũi xâm nhập vào máu, thường là qua đường bạch huyết, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu.
Từ máu, N.meningitidis có thể đến màng não gây ra viêm màng não, hoặc đến da gây nên các chấm hoặc ban xuất huyết; hiếm hơn, có thể gặp các tổn thương ở khớp, phổi. Tổn thương xuất huyết có thể gặp ở da hoặc ở các cơ quan nội tạng đặc biệt là thận (hội chứng Waterhouse- Friderichsen). Nhiễm khuẩn huyết do N.meningitidis có thể dẫn đến sốc nặng trong vòng vài giờ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), 5-10% dân số có trong người vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis, gây viêm màng não do não mô cầu. Trong đa số trường hợp, vi khuẩn ở trạng thái không hoạt động, có nghĩa là sẽ không gây bệnh, không có triệu chứng lâm sàng.
Nếu vi khuẩn ở trạng thái hoạt động, nghĩa là gây nên các triệu chứng và bệnh, chúng trở nên rất nguy hiểm. Theo viện nghiên cứu quốc gia về các rối loạn thần kinh và đột quỵ Mỹ (NINDS), nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong từ 10-15% số trường hợp, kể cả đã được điều trị.
10-15% các trường hợp còn lại sẽ để lại những tổn thương vĩnh viễn về não bộ hoặc các hậu quả, di chứng không mong muốn nghiêm trọng khác.
Biểu hiện viêm não mô cầu
Video đang HOT
Thời gian ủ bệnh não mô cầu 1-10 ngày trung bình 5-7 ngày. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có thể là diễn tiến tối cấp, cấp tính hay mạn tính.
Nhiễm trùng huyết thể cấp tính là thường gặp nhất, khởi bệnh đột ngột tuy trong một số bệnh nhân có tình trạng tương tự như cảm cúm trước đó như mệt nhọc, đau họng, ho, nhức đầu…
Tiếp theo, bệnh nhân sốt cao 39-40 độ C, ớn lạnh, rét run nhiều lần, nhức đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ, thở nhanh, huyết áp tụt.
Hình ảnh đặc trưng của bệnh là ban xuất huyết xuất hiện trong khoảng 75% các trường hợp trong vòng 1-2 ngày sau sốt, màu đỏ hoặc tím thẫm, bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1-2 mm đến vài cm.
Vết ban có bề mặt bằng phẳng, không gồ lên da, có khi có hoại tử trung tâm, phân bố khắp người, nhiều nhất ở vùng nách, hông, quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân), lan nhanh về số lượng cũng như kích thước, kèm xuất huyết niêm mạc mắt ở hầu hết trường hợp.
Bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu tập thể khu công nghiệp mật độ người đông và điều kiện vệ sinh kém.
Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên 14 đến 20 tuổi. Bệnh có tỷ lệ mắc thấp ở người trên 20 tuổi. Thể thường gặp nhất của bệnh là thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ.
Thể viêm màng não thường xảy ra sau viêm mũi họng, hoặc khởi phát đã là triệu chứng của viêm màng não. Bệnh nhân cũng bị sốt đột ngột 39-40 độ C, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn vọt. Người bệnh nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Lời khuyên thầy thuốc
Bệnh viêm màng não do não mô cầu có khả năng tử vong cao nên phải xếp vào dạng ưu tiên cấp cứu. Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt và không nhất thiết phải cách ly ngay.
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
Vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ.
Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng
Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự.
Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?
1. Quan niệm sai lầm khi nghĩ tiết canh "nhà làm" là an toàn
Có một quan niệm sai lầm rất nhiều người mắc phải là cho rằng ăn tiết canh tự làm tại nhà và chế biến tiết canh từ con vật nhà nuôi là an toàn. Họ cho rằng, lợn, gà, vịt tự nuôi là "sạch" và không bị bệnh, nhưng rõ ràng chúng ta không thể biết những con vật đó có thực sự khỏe mạnh hay không. Lợn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn hay những bệnh khác mà con người không thể nhận biết bằng mắt thường.
Theo PGS.TS. Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên chuyên khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y, có rất nhiều yếu tố khiến tiết canh dễ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh, từ khâu giết mổ không vệ sinh hoặc tác nhân gây bệnh nhiễm từ tay chân người giết mổ, lây từ những con vật bị bệnh sang tiết của con vật khỏe mạnh.
Đó là những tác nhân gây bệnh từ ngoài vào, còn bản thân gia súc, gia cầm cũng chứa rất nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng mà những mầm bệnh này thường lưu hành trong máu.
Bên cạnh đó, tiết (máu) rất giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần để hơi lâu một chút là dễ dàng bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh.
Tiết canh chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
2. Sai lầm khi nghĩ chỉ ăn tiết canh lợn mới mắc bệnh
Vì các vụ ngộ độc khi ăn tiết canh từ trước đến nay phần lớn từ các trường hợp do ăn tiết canh lợn nên nhiều người cho rằng chỉ ăn tiết canh lợn mới dễ bị ngộ độc. Trên thực tế, món "khoái khẩu" này là tên gọi chung được làm từ tiết gia súc (lợn, ngựa, dê...) hoặc gia cầm (ngan, ngỗng, vịt...). Tất cả các loại gia súc, gia cầm này đều mang nhiều mầm bệnh gây bệnh cho con người khi ăn phải.
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tất cả các loại tiết canh, dù là dê, vịt... thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Nếu ăn tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1...
3. Sai lầm thứ 3: Nhiễm liên cầu khuẩn mới nguy hiểm
Một số người nghĩ rằng, nếu ăn tiết canh lợn mà không bị ngộ độc hoặc mắc bệnh liên cầu khuẩn thì sẽ không sao nhưng họ không biết rằng nếu may mắn không nhiễm liên cầu khuẩn thì cũng có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là nhiễm ấu trùng sán lợn.
Nhiễm liên cầu khuẩn ở người là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Những trường hợp mắc liên cầu khuẩn thường do ăn các món ăn chế biến từ thịt lợn sống hoặc chưa chín (tái), đặc biệt là tiết canh lợn hoặc ăn cả tiết canh ngan, vịt trộn lẫn tiết lợn.
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh liên cầu lợn bao gồm: sốt cao, nổi ban xuất huyết ở bụng, ngực, chi, tổn thương thính lực, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong.
Còn đối với nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn, người sẽ bị nhiễm ấu trùng sán khi ăn thức ăn có trứng sán hoặc ăn tiết canh, lòng, nem chua... làm từ những con lợn bị mắc sán.
Sau khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể: ở dưới da, cơ, mắt, đặc biệt là não. Não của người bị nhiễm ấu trùng sán lợn có rất nhiều ấu trùng nằm xen kẽ trong nhu mô. Các triệu chứng của sán não thường rất kín đáo cho tới khi người bệnh bị những cơn co giật, chụp cắt lớp sọ não mới phát hiện ra.
Mắc bệnh sán não thường để lại di chứng nặng về thần kinh cho người bệnh. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng kén sán có trong não. Di chứng sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống như suy giảm trí nhớ, người bệnh nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần, thỉnh thoảng đau đầu, co giật như động kinh, nặng hơn có thể tăng áp lực sọ não, đột tử.
Hình ảnh nang sán làm tổ trong não người bệnh có thói quen ăn tiết canh.
Bệnh viêm não do virus Herpes gây di chứng gì, chữa thế nào? Bệnh viêm não do virus Herpes simplex là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, gây hoại tử kèm theo xuất huyết nhu mô não. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị bằng thuốc đặc hiệu và chăm sóc tích cực, người bệnh thường có tiên lượng tốt. Cứu sống bé gái 6 tháng tuổi mắc viêm não do virus...