Căn bệnh nghệ sĩ Anh Vũ mắc phải nguy hiểm như thế nào?
Nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời tại quận Cam (tiểu bang California, Mỹ) tối 31.3 (theo giờ địa phương). Thông tin khiến nhiều người bàng hoàng, thảng thốt nhưng không phải ai cũng biết nghệ sĩ Anh Vũ bị ung thư đại trực tràng đã điều trị nhiều năm.
Sáng ngày 2/4/2019 (theo giờ Việt Nam), danh hài Anh Vũ đã chính thức qua đời trong một chuyến lưu diễn ở Mỹ. Nhắc đến danh hài Anh Vũ, khán giả không thể quên được hình ảnh một nghệ sĩ hài duyên dáng, có nụ cười tươi, từng chinh phục khán giả khắp mọi miền và cả hải ngoại.
Vì vậy rất ít ai nghĩ rằng người luôn mang lại nụ cười trên môi đấy vào năm 2000 từng được chẩn đoán mắc căn bệnh hiểm nghèo tưởng như không vượt qua nổi là ung thư đại tràng.
Sau khi kiểm tra, kết quả sinh thiết cho thấy Anh Vũ bị ung thư đại tràng giai đoạn 2, có hạch tại chỗ nhưng chưa di căn.
Bác sĩ yêu cầu danh hài tiến hành phẫu thuật gấp, cắt bỏ 8 tấc ruột. Rất may vì phát hiện sớm nên sức khỏe của Anh Vũ hồi phục nhanh chóng.
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ giới.
Theo tổ chức y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong vì ung thư đại tràng, chiếm 8,5 % tổng số bệnh nhân chết vì ung thư; ung thư đại tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%). Tại Việt Nam, số người mắc ung thư đại tràng mỗi năm khoảng 8.000 ca đứng sau ung thu da dày, phôi, vú, vòm.
Ung thư đại tràng thường bắt đầu bằng những polyp lành tính. Những polyp đại tràng có thể ở dạng tiền ung thư hoặc dạng không phát triển thành ung thư. Polyp có thể được phát hiện bằng những phương pháp kiểm tra và được cắt bỏ do đó có ngăn cản được sự phát triển thành ung thư.
Bệnh ung thư đại tràng nếu ở giai đoạn sớm tỷ lệ có thể chữa khỏi lên đến 90%. Khi ung thư đại trực tràng biểu hiện triệu chứng xuất huyết, thay đổi thói quen đại tiện hoặc đau bụng, lúc đó bệnh thường ở giai đoạn tiến triển muộn khi đó tỷ lệ chữa khỏi chỉ khoảng 50%.
Bệnh ung thư đại trực tràng có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hoá khác như đi đại tiện ra máu thường người bệnh hay nhầm với bệnh trĩ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo khi có các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.
Thứ nhất: Đại tiện ra máu đen, nhầy nhầy
Thứ hai: Rối loạn tiêu hoá lúc táo bón, lúc tiêu chảy.
Thứ ba: Đi ngoài phân nhỏ, khuôn phân dẹt
Thứ tư: Đau bụng, cảm giác sờ thấy khối u
Thứ 5: Dấu hiệu toàn thân đó là mệt mỏi, sụt cân – lúc này bệnh ung thư đã ở giai đoạn xâm lấn và phát triển.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, những người bị polyp đại trực tràng, gia đình có tiền sử người thân bị bệnh ung thư đại trực tràng, người mắc bệnh viêm loét đại trực tràng hoặc bệnh Crohn cần tiến hành nội soi thường quy mỗ năm một lần để phát hiện sớm ung thư đại tràng.
Phòng bệnh bằng cách ăn nhiều trái cây, chất xơ, tập thể dục đều đặn. Tránh các thực phẩm chiên rán, hun khói, thức ăn nhiều chất béo. Những người béo phì cần giảm cân để tránh ung thư đại tràng.
Huyền Trang
Theo baophapluat
Điều trị bệnh tiết niệu hoài không hết, coi chừng là ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường chỉ có một số triệu chứng thường thấy của bệnh đường tiết niệu. Vì vậy, ung thư bàng quang nguy hiểm và dễ bị bỏ sót ở giai đoạn đầu; nằm trong nhóm bệnh ung thư thường gặp nhất.
Bác sĩ nội soi cắt bướu bàng quang cho bệnh nhân - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Tưởng chỉ viêm đường tiểu... ai ngờ ung thư bàng quang
Anh N.T.P (42 tuổi, ngụ TP.HCM) bị tiểu buốt kéo dài và đau vùng hạ bộ. Anh từng được chẩn đoán là viêm đường tiết niệu nhưng điều trị một thời gian vẫn không hết.
Anh P. đến khám nội soi bàng quang tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) thì mới "ngã ngửa" khi bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang, kích thước bướu 23x29 mm.
Qua hình ảnh CT scan thì may mắn là bướu chưa xâm lấn cơ. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đối bướu. Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 1 giờ, các bác sĩ đã bóc bướu thành công, giữ được bàng quang cho người bệnh.
Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân: Ung thư bàng quang hiện nằm trong nhóm các bệnh ung thư thường gặp nhất.
Số liệu của Tổ chức ghi nhận Ung thư thế giới (Globocan 2018) thống kê mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.502 trường hợp mắc mới và 883 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang.
"Ung thư bàng quang nguy hiểm và dễ bị bỏ sót, khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng đặc trưng", bác sĩ Hoàng đánh giá.
Ghi nhận tại Bệnh viện Bình Dân, trong năm 2018, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 1.873 trường hợp ung thư bàng quang; phẫu thuật cho 1.812 trường hợp. Trong đó, nhiều trường hợp bướu bàng quang đã ở giai đoạn tiến triển, bướu xâm lấn cơ khiến người bệnh buộc phải chấp nhận cắt toàn bộ bàng quang và phần phụ.
"Việc phát hiện và điều trị bướu bàng quang ở giai đoạn sớm giúp tăng tỉ lệ sống còn, tăng chất lượng sống sau điều trị. Người bệnh sẽ tránh được những thương tổn nặng nền về thể chất và tâm lý do bướu bàng quang tiến triển, xâm lấn cơ", bác sĩ Hoàng cho biết.
Ở giai đoạn trễ, điều trị ung thư bàng quang có thể phải phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và các cơ quan lân cận như tuyến tiền liệt và một phần niệu đạo ở nam giới; cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo ở nữ giới.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh
Bác sĩ Hoàng cho biết bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường chỉ có một số triệu chứng thường thấy của bệnh đường tiết niệu như: rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu,...
Các bướu bàng quang dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý không ác tính khác ở bàng quang và đường tiết niệu nói chung như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...
Có những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như: hút thuốc lá, làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất (đặc biệt là hóa chất nhuộm), nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, sỏi đường tiết niệu không điều trị đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Độ tuổi thường phát hiện bệnh ung thư bàng quang là trên 50, 60 tuổi.
"Tuy nhiên, đáng cảnh báo là trong thời gian gần đây, bệnh đang dần được trẻ hóa. Bệnh viện Bình Dân ghi nhận nhiều trường hợp ung thư bàng quang mới ngoài 30 tuổi, cá biệt có trường hợp mới hơn 20 tuổi đã bị ung thư bàng quang", bác sĩ Hoàng thông tin.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường của cơ thể.
Để tránh bỏ sót bệnh và điều trị sớm, người bệnh khi có các triệu chứng như trên cần đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu. Trong trường hợp đã điều trị chuyên khoa tiết niệu nhưng bệnh vẫn không hết (khoảng sau 1 tháng) thì người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên sâu, tuyến trên để thăm khám, xét nghiệm kỹ hơn, bác sĩ và bệnh nhân nên nghĩ đến tầm soát ung thư bàng quang, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ bệnh.
Để phát hiện sớm, điều trị triệt căn cho người bệnh ung thư bàng quang với sự xâm lấn tối thiểu, gần đây, Bệnh viện Bình Dân đã ứng dụng nội soi ống mềm niệu quản với bước sóng ngắn NBI. Phương pháp này giúp các bác sĩ hiện sớm ung thư bàng quang, tăng tỉ lệ phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm, giảm tỉ lệ sót bướu bàng quang.
Bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị với kỹ thuật cắt đốt nội soi En - bloc. Như vậy, các bác sĩ có thể lấy trọn khối bướu khu trú trong bàng quang qua nội soi niệu quản, ít xâm lấn, hạn chế mất máu và tổn thương các mô lành, giúp điều trị triệt căn bướu bàng quang ở giai đoạn sớm cho nhiều người bệnh.
Theo Thanh Niên
Dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang Triệu chứng bệnh không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót, cảnh giác khi rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu... Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.502 trường hợp mắc mới và 883 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang. Phó giáo...