Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở khiến trẻ sơ sinh tử vong sau khi chào đời
Một bé gái sơ sinh bị lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ người mẹ trong quá trình sinh nở và tử vong chỉ 5 ngày sau đó. Điều đáng nói là người mẹ không hề biết mình đang bị nhiễm vi khuẩn để phòng tránh cho con.
Bé sơ sinh nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ và tử vong chỉ sau 5 ngày chào đời
Mang nặng 9 tháng chỉ mong tới ngày đón con yêu chào đời. Thế nhưng vợ chồng chị Gabby (Anh) lại đang phải trải qua nỗi đau mất con khi em bé chỉ mới sinh được 5 ngày đã mắc bệnh và qua đời. Bé Amber được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm loại vi khuẩn có tên Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS) do lây từ mẹ. Chị Gabby cho biết, liên cầu khuẩn nhóm B không nằm trong danh mục kiểm tra cho phụ nữ mang thai của Tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), bản thân chị cũng không hề hay biết mình nhiễm vi khuẩn này. Gabby chỉ cảm nhận có một điều gì đó không hoàn toàn bình thường vì bé Amber không di chuyển trong quá trình chuyển dạ.
Bé Gabby mặc dù được điều trị tích cực nhưng đã tử vong chỉ 5 ngày sau khi sinh do nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ.
Sau khi được kích đẻ, Gabby đã sinh bé Amber với cân nặng hơn 4kg. Nhưng ngay sau đó, bé gái được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B và được chuyển sang điều trị tích cực với thuốc ổn định huyết áp. Bé bị co giật và não tổn thương nặng nề. Vợ chồng Gabby đã phải đưa ra quyết định khó khăn và đau đớn nhất trong đời đó là tắt các thiết bị hỗ trợ sự sống để bé được ra đi sau mọi nỗ lực cứu chữa không thành.
Cách đây không lâu, một trường hợp trẻ sơ sinh tử vong do lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ tại Australia cũng đã được báo chí đưa tin. Đó là bé Foxx, con trai của cặp vợ chồng trẻ Mikhailla Glossat, 22 tuổi. Trước khi sinh, người mẹ vẫn thường xuyên đi xét nghiệm với vi khuẩn liên cầu nhóm B và kết quả âm tính. Chị sinh thường khá thuận lợi nhưng ít giờ sau khi từ bệnh viện trở về nhà, cậu bé Foxx bắt đầu tỏ ra khó chịu và ho ra chất nhầy dính máu. Sức khỏe của bé xấu đi nhanh chóng. Bé qua đời 3 ngày sau đó với chẩn đoán bị nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ, từ đó dẫn đến bị nhiễm trùng huyết.
Bé Foxx cũng qua đời chỉ sau 3 ngày chào đời do liên cầu khuẩn nhóm B.
Liên cầu khuẩn nhóm B – Loại vi khuẩn nguy hiểm gây tử vong nhanh cho trẻ sơ sinh
Liên cầu khuẩn nhóm B (gọi tắt là GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong cơ thể người, chúng thường được tìm thấy trong ruột hoặc đường sinh dục dưới của người phụ nữ. Liên cầu khuẩn nhóm B – GBS “sống” hòa bình trong cơ thể người mẹ và hoàn toàn không gây hại hay có bất cứ biểu hiện nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, loại liên cầu khuẩn này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh nếu bị lây nhiễm từ mẹ trong quá trình sinh nở.
Liên cầu khuẩn nhóm B lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Video đang HOT
Các dấu hiệu khởi phát sớm sẽ xuất hiện trong vòng một tuần sau khi bé chào đời. Theo Hiệp hội Thai sản Mỹ (American Pregnancy Associatio), các dấu hiệu và biến chứng phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm phổi.
- Viêm màng não.
- Các vấn đề về hô hấp.
- Huyết áp và nhịp tim không ổn định.
- Vấn đề về đường tiêu hóa và thận.
Tuy nhiên, với những trẻ khởi phát muộn, các triệu chứng chỉ bắt đầu xuất hiện trong vòng từ một tuần đến vài tháng sau khi sinh, bao gồm:
- Khó thở.
- Sốt.
- Ăn kém.
- Lơ mơ, không tỉnh táo.
- Hay cáu gắt.
- Viêm màng não là triệu chứng phổ biến nhất.
Mẹ cần cần lưu ý làm xét nghiệm từ tuần thai thứ 35 và 37 của thai kỳ để kịp thời phát hiện liên cầu khuẩn nhóm B.
Khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm vi khuẩn GBS có thể truyền sang con trong quá trình sinh nở. Tại Mỹ, cứ 2.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ nhiễm GBS. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sinh ra từ người mẹ dương tính với GBS sẽ bị nhiễm GBS. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm sang con, các mẹ bầu hãy lưu ý thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm phần phụ và trực tràng từ tuần thai thứ 35 và 37 của thai kỳ để kịp thời phát hiện liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu kết quả dương tính, người mẹ sẽ được khuyến cáo dùng thuốc kháng sinh từ khi bắt đầu chuyển dạ, cứ 4 tiếng uống một lần cho tới khi sinh xong đối với trường hợp sinh thường.
Nếu sinh mổ mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, nước ối chưa vỡ thì người mẹ có thể sẽ không cần điều trị kháng sinh trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu người mẹ đang trong quá trình chuyển dạ, vỡ ối thì dù là sinh mổ vẫn cần phải được điều trị để hạn chế khả năng lây nhiễm liên cầu khuẩn sang em bé.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Những thức ăn "cực độc" khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh tuyệt đối những thức ăn sau bởi chúng có thể khiến con bạn bị bệnh nặng thêm.
Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Vì vậy, cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh để có những phương pháp điều trị đúng cách, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Những thức ăn cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy:
Sữa chua, váng sữa, phô mai các loại
Sữa chua có nhiều tác dụng mà một trong số đó là kích thích tiết dịch tiêu hóa mạnh. Nhưng trong hoàn cảnh bé đang bị đi ngoài sườn sượt đến ướt sũng quần thì sữa chua lại là thực phẩm rất không thích hợp. Kể cả bạn có mất công lựa chọn loại sữa chua lên men từ Pháp, Ý hay Úc, sữa chua từ sữa bò cao cấp, bổ sung hoa quả hay vi sinh thì việc không thích hợp vẫn là không thích hợp.
Với váng sữa, phô mai uống, phô mai que hoặc phô mai ăn liền. Váng sữa vẫn được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể ăn liền giống như sữa chua. Nhưng nếu cho bé đang bị tiêu chảy ăn thì bé sẽ đi ngoài nặng hơn.
Nguyên nhân là vì những thực phẩm này giàu tính axít (với sữa chua), giàu chất béo (váng sữa, phô mai). Những đặc tính này có hiệu ứng kích thích nhu động ruột mạnh làm ruột cử động mạnh hơn. Hậu quả, em bé sẽ bị đau bụng nhiều hơn nếu có đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn nếu phân có nước. Nó kích thích đường ruột tiết ra khá nhiều dịch nên phân lỏng sẽ gần như tóe nước khi bé buồn đi đại tiện.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng các loại
Với các bé khỏe mạnh, nước hoa quả là một loại nước rất tốt. Nhưng với các bé tiêu chảy, chúng tôi khuyên nên cân nhắc loại thực phẩm này. Không phải do các thực phẩm này không tốt. Mà lý do của việc nên cân nhắc là vì các thực phẩm này dễ tiếp nạp thêm vi khuẩn trong quá trình sơ chế.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng có đặc điểm là thơm, nhiều đường. Chúng thu hút các loại côn trùng, nhất là ruồi. Dụng cụ chế biến nước hoa quả hay nước mía như máy xay, máy ép dễ bị bám cặn đường. Dù bạn có che chắn, che đậy thì bạn chỉ che đậy được những côn trùng đại thể như ruồi, muỗi. Bạn không thể che chắn, ngăn cách các vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn. Chúng vẫn bám vào, lên men và đôi khi tiếp nạp thêm ngay bạn chế biến xong.
Nếu làm xong, vì một lý do nào đó, bạn chưa cho bé ăn ngay, chúng đã tiếp nạp thêm các vi khuẩn. Nếu các bé được cho ăn những thực phẩm này thì càng bé dễ bị tiêu chảy nặng thêm. Bạn chỉ cần để đĩa dưa hấu xắt miếng ở ngoài bàn chừng 30 phút là bé đã có thể có nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn thêm rồi.
Cá, tôm và các loại thủy sản
Nếu bé nhỏ bị tiêu chảy, bạn nên loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi danh sách. Bởi lẽ loại thực phẩm này có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, các nhóm thực phẩm này có chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ lọt qua hàng rào đường ruột, lọt vào máu, gây ra phản ứng dị ứng thực phẩm. Hậu quả của phản ứng này là bé bị đau bụng và nôn trớ.
Một em bé đã bị tiêu chảy không kể nguyên nhân, vốn đã bị đau bụng và mất nước qua phân, nay lại bị thêm đau bụng và nôn trớ thì chẳng khác gì "đổ dầu vào lửa", bệnh sẽ nặng hơn, mất nước lại càng mất nước.
Thứ hai, các thực phẩm này có lớp chất nhầy bề mặt, mùi tanh, dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Lỡ dở trong quá trình chế biến, vận chuyển, chứa đựng thức ăn, bạn để dây những vi khuẩn này vào khẩu phần ăn của bé thì coi như bé đã được "tặng" thêm một lượng lớn mầm bệnh vào đường ruột đang yếu ớt. Do đó, những thực phẩm nên đình chỉ, mặc dù nó tốt.
Ngoài ra cần tránh những thực phẩm sau:
Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...
Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...
Theo Eva
Vì sao bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều đạm? Một nghiên cứu trên hơn 2.000 người châu Âu đã xem xét, và so sánh, sức khỏe tim mạch của một người với lượng đạm ăn vào của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn ít protein nhất có khả năng tử vong cao hơn 46% so với những người ăn nhiều nhất. Các chuyên gia tin rằng chế độ...