Căn bệnh lớn đang làm yếu quân đội Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc thiếu sự sẵn sàng trong chiến đấu trong khi bệnh thành tích, làm đẹp các số liệu tập trận vẫn thường xuyên xảy ra.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát đơn vị quân đội.
Báo Quân đội Trung Quốc (PLA Daily) mới đây đăng tải bài xã luận, cho rằng “ căn bệnh hòa bình” đã len lỏi vào mọi ngõ ngách trong quân đội kể từ cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam trong những năm 1970.
Điều này làm ảnh hưởng đến năng lực chiến đấu của lực lượng quân đội đông đảo nhất thế giới, theo PLA Daily.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ông Tập cũng cải cách quân đội mạnh mẽ, theo hướng giảm số lượng và nâng cao chất lượng.
Để ngăn chặn các quan chức quân đội làm đẹp số liệu huấn luyện, Quân ủy Trung ương (CMC) đã điều các quan sát viên đến giám sát hoạt động của quân đội ở cả 5 quân khu.
Video đang HOT
“Căn bệnh hòa bình đã trở thành chứng bệnh thường thấy trong quân đội chúng ta từ hàng thập kỷ qua”, PLA Daily viết. “Nếu không loại bỏ căn bệnh này, chúng ta sẽ phải trả giá trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chiến tranh nếu chúng ta sẵn sàng chiến đấu”.
PLA Daily cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề an ninh quốc gia và tình hình khó đoán định trên toàn cầu. “Hãy để quân đội quay trở về đúng hướng, tập trung vào năng lực sẵn sàng chiến đấu”.
Ông Tập Cận Bình với tư cách là Chủ tịch CMC, cũng yêu cầu PLA phải chuyển mình trở thành lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới trong 3 thập kỷ tới.
Ông Tập quyết cải cách quân đội, loại bỏ bệnh thành tích và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Mục tiêu tham vọng này bao gồm việc học hỏi từ phương Tây và tập trận bắn đạn thật thường xuyên hơn. Đại tá PLA về hưu, Yue Gang nói việc loại bỏ “căn bệnh hòa bình” là mục tiêu tiếp theo trong chiến lược cải tổ quân đội của ông Tập.
“Thông điệp rất rõ ràng, chỉ huy quân đội nào không làm tròn trách nhiệm, liên quan đến việc làm đẹp số liệu sẽ bị đưa ra tòa án binh và bị xét xử theo quy định của pháp luật”.
Đây rõ ràng là thông điệp cứng rắn hơn, bởi các chỉ huy có hành động sai trái trước đây chỉ bị nhắc nhở, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Hai Phó Chủ tịch CMC là tướng Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đều đã “ngã ngựa” với cáo buộc mua bán cấp bậc quân đội và có các hành vi tham nhũng khác.
Ít nhất 13.000 sỹ quan quân đội Trung Quốc liên quan đến tham nhũng cũng bị trừng phạt trong vòng 5 năm qua, theo PLA Daily.
Các cuộc tập trận quân sự dưới thời Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu diễn ra khá thường xuyên, là cái cớ để thu lời, trong khi các chỉ huy quân đội dưới quyền muốn tổ chức các cuộc tập trận thành công để được thăng chức.
Theo Danviet
Tập Cận Bình điều tra 'hổ lớn' trong quân đội Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 29.12 thông báo, ông Vương Kiến Bình (Wang Jianping), Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương nước này, đang bị điều tra với cáo buộc tham nhũng
Ông Vương Kiến Bình.
Trước đây, ông Vương từng cộng tác chặt chẽ với cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, hiện đang bị cầm tù, và là một trong những quan chức quân sự đương nhiệm cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng.
Phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn bộ trên Dương Vũ Quân cho biết các công tố viên quân sự đã khởi tố ông Vương Kiến Bình, ngoài ra không cho biết thêm thông tin chi tiết.Hồi tháng 8, tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" đưa tin ông Vương đã bị giam giữ ở Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, trong khi vợ và thư ký của ông cũng bị bắt.
Bình trước đây là thân tín của Chu Vĩnh Khang. Bình từng là Tư lệnh Tổng cục Cảnh sát Vũ trang, một bộ phận của quân đội nhưng trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chu Vĩnh Khang. Một nguồn tin khác cho biết, Bình là đồng phạm cấp dưới của Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Vương Kiến Bình sinh năm 1953 tại Liêu Ninh. Vương Kiến Bình là thượng tướng đương chức đầu tiên bị bắt kể từ khi ông Tập Cận Bình triển khai chiến dịch "đả hổ" quy mô lớn trong quân đội năm 2013 tới nay.
Là người đứng đầu lực lượng vũ trang với hơn 2,3 triệu quân, ông Tập Cận Bình đã xác định chống tham nhũng trong quân đội là ưu tiên hàng đầu, và giới chức cảnh báo vấn đề đã trở nên phổ biến đến mức có thể ảnh hưởng đến khả năng phát động chiến tranh trong bối cảnh Bắc Kinh ra sức phô trương sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực và các vùng biển xung quanh.
Theo Danviet
Trung Quốc: Vì sao Thượng tướng Trương Dương chọn cách treo cổ tự sát? Nhiều quan chức tham nhũng của Trung Quốc đã chọn cái chết để tránh bị trừng phạt. Tuy nhiên, mặc dù vậy những đối tượng này vẫn bị xử lý về mặt đảng sau đó. Tờ Đông Phương Nhật báo ngày 29/11 đăng bình luận, viết: Suốt 5 năm qua, tướng Trương Dương đã ra sức tìm cách tách mình ra khỏi quan...