‘Căn bệnh lạ’ của những cậu ấm, cô chiêu
Không nghiện hút, phá phách, lêu lổng theo nhóm bạn xấu, nhiều cậu ấm cô chiêu vốn lại vướng vào thói ăn cắp mà cũng chẳng để làm gì chỉ nhằm thỏa mãn cơn “nghiện chôm đồ”.
Công tử trộm từ cuộn giấy vệ sinh
Là cậu ấm trong một gia đình khá giả, bố mẹ đều đang công tác tại những ngân hàng lớn tại Miền Bắc, không ai nghĩ B có thể bị đuổi ra khỏi công ty với tội danh ăn cắp. Từ ngày B vào làm việc, công ty thường xuyên xảy ra việc mất trộm đồ từ những thứ vật dụng thiết yếu nhỏ nhất đến những đồ công.
Tình trạng này được duy trì càng lúc càng thường xuyên, đặc biệt là phòng của B khiến cho mọi người thực sự thấy lo lắng hoảng sợ. Không ít người đặt nghi ngờ nhưng rồi lại tự ngạt bỏ bởi họ không dám nghĩ một công tử như B lại có thể thò tay lấy những thứ đó làm gì.
Nhiều cậu ấm cô chiêu vốn không thiếu thốn lại vướng vào thói ăn cắp mà cũng chẳng để làm gì chỉ nhằm thỏa mãn cơn “nghiện chôm đồ”. Ảnh minh họa; nguồn: doanhnhan360
Nhưng rồi sự nghi ngờ càng ngày càng lớn, một cậu bạn thân trong phòng của B đã tìm cách tới nhà B lánh nạn sau vở kịch căng thẳng với vợ để có thể kiểm chứng chính xác. Và tới lúc này mọi người mới ngã ngửa khi anh báo cáo chính xác mã seri chiếc máy chiếu mà công ty vừa mới mất.
Nhưng điều bất ngờ hơn nữa là khi mọi người chỉ bóng gió việc cho cậu thành thật đưa ra những gì đã lấy thì chỉ 15 phút sau, B khệ nệ lôi từ trên gác xép xuống 8 cái laptop, 5 cái ĐTDĐ và vô vàn những cái nhỏ nhỏ khác từ cái chặn giấy bằng pha lê của một bạn nữ, cái đồng hồ đeo tay của con một sếp. Từ đồ lưu niệm của phó Tổng Giám đốc khi đi công tác mang về, đến một loạt bút bi, thước kẻ, băng keo…… những đồ dùng văn phòng phẩm. Thậm chí tới cả 4 cuộn giấy vệ sinh rồi 300 nghìn lấy ở ví bạn cùng trực ca, 500K của đồng nghiệp ngồi bên cạnh khi cậu bạn ra ngoài đi vệ sinh.
Video đang HOT
Chỉ có điều không giống những tên trộm chuyên nghiệp khác một mớ đồ đạc “chôm” được B chỉ để đấy không bán cũng chẳng sử dụng nên mọi người cũng thông cảm cho qua nhưng đến khi B bị bắt tận tay khi đang ăn trộm xăng tại ngay bãi gửi xe của cơ quan ngay lập tức B nhận án phải ra khỏi công ty. Thói nghiện chôm đồ của người khác được bạn bè thực sự thông cảm nhưng họ không thể liều lĩnh để “sống trong sợ hãi”.
Cũng sinh ra trong một gia đình khá giả, nề nếp, học giỏi giao tiếp tốt nhưng Thanh cũng mắc phải chứng “nghiện ăn cắp đồ”. Bắt đầu có biểu hiện từ khi chỉ còn là một cô bé 5 tuổi đến nay khi đã 30 tuổi Thanh vẫn không kìm chế được hành động của mình khi nhìn thấy sự sơ hở của người khác.
Đã từng bị công an sờ gáy rồi xử phạt nhưng đã là cơn nghiện ngấm vào trong máu Thanh không thể đừng được chỉ cần có cơ hội là Thanh “chộp” lấy. Rất nhiều lần nhìn mẹ vật vã khóc lóc cầu xin, vẫn biết rõ là mình sai nhưng rồi Thanh vẫn không thể kiểm soát được hành vi trộm cắp ấy của mình.
Loay hoay tự vấn
Không chỉ B hay chị Thanh mà với những người trong gia đình hành động của họ là một nỗi hổ thẹn đáng xấu hổ nhưng họ cũng chỉ biết loay hoay tự vấn chính con cái mình và than cho sự oái oăm mà con họ trót mang cái “nghiệp”.
Đã từng tiếp xúc và điều trị cho khá nhiều những trưởng hợp như vậy Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý chia sẻ: “Mọi người vẫn quy kết họ vào hành vi trộm cắp nhưng thực chất họ đang mang trong mình chứng bệnh rối loạn hành vi. Thường thì sự rối loạn này được bộc lộ khá sớm từ khi họ chỉ là một đứa trẻ nhưng bố mẹ lại không mấy để ý hoặc chỉ cười trừ nhắc con thậm chí còn che dấu cho con vì sợ xấu hổ. Chỉ đến khi họ thực sự thấy hoang mang thì lúc ấy cả gia đình mới cuống cuồng tìm đến bác sĩ rồi chuyên gia tư vấn”.
Cũng có không ít những trường hợp bố mẹ không nhận thức được bản chất trong hành vi của con lại “răn” con bằng những trận đòn hay thậm chí cô lập con bằng sự ghẻ lạnh.Như trường hợp của Bảo (Thanh Xuân) khi cậu đang theo học lớp 6 ở một trường công lập bố mẹ đã phải xin cho con chuyển sang một trường tư chất lượng cao cũng chỉ vì ở trường cũ cậu hay ăn cắp đồ vật của các bạn cứ hở ra là lấy.
Hy vọng con bước sang môi trường mới sẽ không còn giữ thói ăn cắp nữa nhưng ở môi trường toàn con nhà giàu, có nhiều đồ đẹp hành vi ăn cắp của cậu lại càng có cơ hội thực hiện. Mẹ Bảo tâm sự: “Lâu lâu mở cặp của con lại thấy cả một mớ những đồ dùng mới dù trước đó gia đình không hề mua cho con”.
“Gia đình có phải thiếu thốn gì đâu sắm cho đầy đủ không thua bạn kém bè đến một ly, tôi nói mãi, chồng tôi cũng đánh không biết bao nhiêu trận nhớ đời mà con vẫn không chừa được tính ăn cắp. Mà đồ lấy về con cũng chẳng làm gì chỉ để vứt đầy ngăn kéo” – Chị than thở
Đánh giá về vấn đề này Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý cũng nhận định: “Với những người bị rối loạn hành vi bản thân họ đã thực sự cảm thấy rất hoang mang và bất lực nếu người thân gia đình và những người xung quanh càng cô lập thì lại càng làm họ lún sâu vào sự rối loạn thậm chí còn dẫn đến sự hoang tưởng. Liệu pháp tốt nhất với họ chính là liệu pháp tâm lý. Đặc biệt sự quan tâm của cha mẹ ngay từ đầu thận trọng với hành vi biểu hiện của con sẽ là một điều tích cực để giúp trẻ thay đổi”.
Theo VietNamNet
Thiếu gia tỉnh lẻ vung tiền khoe đẳng cấp
Chiều hối hả tụ tập. Đêm mất dạng sau những tiếng rồ ga, vật vã trong những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng với rượu, gái, thuốc lắc... và lũ lượt kéo nhau về các nhà nghỉ, phòng trọ khi trời đã rạng sáng. Cuộc chơi thác loạn của đám dân chơi tỉnh lẻ ở đất Hà Thành chỉ bắt đầu từ chiều hôm trước và kết thúc "có hậu" vào rạng sáng ngày hôm sau. Khi chơi đến độ "thân tàn ma dại", hầu như tất cả những dân chơi thời thượng ấy lại dạt về các tỉnh lẻ và đều nhận những hậu quả như nhau, đó là trắng tay, bệnh tật hay bi kịch hơn là bước vào vòng lao lý.
Họ là ai?
Trong đám dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, hầu như phần lớn là những "cô chiêu, cậu ấm" chịu chơi, gia đình giàu có. Họ đến từ khắp các tỉnh thành lân cận như Ninh Bình Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... Sau một thời gian bị "giam chân" ở quê, các cô, cậu muốn "tháo cũi sổ lồng" và khi đã "đủ lông, đủ cánh" như chim sổ lồng "ôm" tiền lên đất Hà Thành, lao vào tiếp cận, khám phá những cái mới, cái lạ, lao vào những cuộc chơi như những con thiêu thân cho thỏa "chí tang bồng".
Đất Hà Thành phồn hoa đô hội với biết bao thú chơi mới bày ra, cuốn hút các cô cậu như có ma lực đến lạ kì... Những quán nhậu thâu đêm trên đường Hồ Tùng Mậu, Tô Hiệu, quán bar, vũ trường ở Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Trần Duy Hưng... thường là tụ điểm ăn chơi khá ưa chuộng của giới dân chơi tỉnh lẻ vì so với ở quê thì nó sôi động và cuồng nhiệt hơn nhiều. Đó còn là nơi để các thiếu gia tỉnh lẻ "vung tiền" khẳng định đẳng cấp của mình, chứng tỏ mình là dân chơi chính hiệu.
Lô đề, gái gọi... có ma lực đến lạ kì kéo sinh viên ra khỏi ghế nhà trường, vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận (Ảnh minh họa, nguồn: diendanhn)
Chẳng cần quen biết gì trước, các dân chơi tỉnh lẻ lập hội, lập nhóm ăn chơi rất nhanh chỉ cần có tiền và nhiệt huyết là đủ! Nhóm chơi càng đông, càng nhiều thiếu gia thì càng có tiếng tăm và được các dân chơi khác nể phục.
Cách chơi, cách thể hiện và cách "vung" tiền của các dân chơi tỉnh lẻ chẳng kém cạnh so với đám dân chơi Hà Thành là mấy! Đã lên Hà Nội chơi ít nhất muốn vào hội, vào nhóm các dân chơi phố huyện phải có tay ga, tầm tầm hạng trung là @, Dyland hay SH và phải biết sài đồ hiệu... Còn đẳng cấp của thiếu gia dứt khoát phải có Camry hay Lexus... để phân biệt đẳng cấp với đám dân chơi còn lại. Các thiếu gia thỏa sức vung tiền, đập phá vì ở quê có cả một gia tài đồ sộ của "lão gia".
Các "lão gia" thường thường là giám đốc công ti này, công ti nọ hay chủ kinh doanh bất động sản, thậm chí là những người có địa vị cao trong xã hội. Hình ảnh một cậu quí tử tóc bờm xờm vàng oạch; cổ, chân, tay loang loáng những lắc vàng, lắc bạc; cánh tay chạm trổ đầy những hình xăm quái đản... giữa một đội dân chơi quần áo, đầu tóc đủ kiểu bước vào những quán nhậu, vũ trường... vui thâu đêm cho đến lúc tàn canh ở những tụ điểm ăn chơi của Hà Nội không còn là xa lạ...
Dù đẳng cấp của giới dân chơi tỉnh lẻ đến đâu đi nữa nhưng trong con mắt của đám dân chơi Hà Thành chỉ coi là "những kẻ quê mùa biết khoe của". Vốn đã chẳng hợp gì nhau, hai nhóm dân chơi này không ít lần "chạm trán" và đã có "đổ máu" để "cho nhau một bài học".
Thiếu gia đi học
Trong giới dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, còn có nhiều những "cô chiêu, cậu ấm" đang là sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học. Lô đề, gái gọi... có ma lực đến lạ kì kéo họ ra khỏi ghế nhà trường, vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận.
H- cậu sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, quê ở Thái Nguyên, đã nhiều lần khẳng định cái đẳng cấp của một dân chơi thứ thiệt. Ở quê, gia đình thuộc diện khá giả, bố mẹ là những người có địa vị cao trong xã hội. Vốn có "tiếng tăm", "số má" ở quê, lại chịu chơi nên H chẳng chịu thua kém ai. Để chứng tỏ là một dân chơi, H sài toàn đồ hiệu, nằng nặc đòi bố mua SH thay con Novo mua chưa được hai tháng. Bố H chiều lòng cậu công tử, sợ nó không vừa ý tháo ngang về lại xấu mặt gia đình.
Có SH, có đồ hiệu, có túi tiền không lúc nào cạn, H kết bạn với nhóm dân chơi trong trường để tụ tập, đập phá. Cuối tuần nào cũng vậy, H cùng nhóm bạn thường lui tới các tiệm ăn theo phong cách Nhật- Hàn- những nơi hợp với người nước ngoài hơn là các sinh viên Việt; rồi lại đến các phòng trà, quán karaoke vui chơi. Ở Hà Thành có quán ăn sang trọng nào mới mở, hội của H đêu tìm đến để "khai vị", khám phá của ngon vật lạ.
Có lần, H muốn gây choáng, mời cả hội bạn vào một nhà hàng hải sản trên đường Nguyễn Khánh Toàn- Cầu Giấy, thưởng thức đủ loại "hải vị" ở đây cùng với những chai rượu mạnh đắt tiền chỉ để "khao" mình có người yêu mới. Hôm ấy, H "vung" đâu hết hơn chục triệu.
Ngoài những thú vui chơi "tao nhã" ấy, H còn nghiện món lô đề, coi đó như một trò giải khuây mỗi ngày. Cái máu đỏ đen ấy có sẵn trong người, H mải mê dấn thân vào cuộc chơi ném tiền và tương lai qua cửa sổ. Số tiền gia đình chu cấp cho cậu công tử đi học 15 đến 20 triệu mỗi tháng vẫn không đủ, H cắm SH và vay nặng lãi để có tiền ăn chơi và ném vào lô đề.
Lãi mẹ đẻ lãi con, đến lúc khoản nợ lên đến gần 2 tỉ đồng, chủ nợ mới siết cổ cậu công tử và báo tin về cho "lão gia" nếu không hoàn trả thì cậu công tử "phố huyện" sẽ bị dân "xã hội đen" thanh toán. Hay tin, bố mẹ H ngã ngửa nhưng vẫn vội vàng khuôn tiền lên phố thị "chuộc" con.
Theo VietNamNet
Hết thời khoe của, teen khoe gì? Khi vật chất không thể lấp đầy cho thói khoe khoang của mình, một số teen bắt đầu chuyển sang "khoe" những thứ khác. Mua sách để khoe... kiến thức Anh bạn L. (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có thể được coi là một ví dụ tiêu biểu trong việc mua sách để... khoe tri thức. Nhà giàu, những món đồ công nghệ hiện...