Căn bệnh lạ bé gái đầu tiên ở Việt Nam mắc phải nguy hiểm thế nào?
Ngay từ khi chào đời, cơ thể của bệnh nhân đã mọc lông dày, rậm. Hội chứng bệnh này không thể chữa khỏi và có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận điều trị cho trường hợp bệnh nhi 6 tuổi mắc chứng rậm lông toàn thân hiếm gặp có tên Cantú. Y văn thế giới hiện chỉ ghi nhận 74 ca, bệnh nhân tại Việt Nam là ca thứ 75.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra hội chứng Cantú không thể chữa trị, người bệnh phải sống chung đến suốt đời, thậm chí có thể gặp nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hội chứng Cantú là gì?
Rậm lông toàn thân hay hội chứng Cantú là một trong những căn bệnh hiếm gặp trên thế giới. Lần đầu tiên hội chứng này được miêu tả là vào năm 1982.
Cantú đặc trưng bởi sự tăng trưởng tóc, lông quá mức (hypertrichosis). Bệnh còn liên quan đến các rối loạn xuất hiện trên khuôn mặt (AFA) và tăng sắc tố các đặc điểm trên khuôn mặt (HAFF).
Lông mọc dày, rậm, đặc biệt là mặt, cổ, gáy, thân mình, vùng thắt lưng, tay, chân… là một trong những biểu hiện đặc trưng của hội chứng Cantú. Ảnh chụp là hình ghi lại trường hợp một bệnh nhân tại Ai Cập. Ảnh: Sciencedirect.
Dấu hiệu bệnh
Video đang HOT
Những người mắc hội chứng Cantú có tóc da đầu dày kéo dài đến trán và mọc xuống má trước tai. Lông trên cơ thể người bệnh cũng tăng lên đáng kể, mọc rậm rạp nhất là ở lưng, cánh tay và chân.
Hầu hết bệnh nhân bị ảnh hưởng đều có khuôn mặt khác thường về kích thước, đặc trưng bởi đầu lớn, sống mũi rộng, miệng rộng, có nếp gấp vùng thượng vị và đôi môi dày. Khi bệnh nhân già đi, khuôn mặt dài ra, cằm bạnh và mắt sâu hơn.
Bệnh nhân mắc hội chứng Cantú sẽ phát triển trí tuệ bình thường nhưng có thể kèm một số vấn đề như lo lắng, thay đổi tâm trạng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Biến chứng nguy hiểm
Theo National Library of Medicine (NLM), nhiều trẻ sơ sinh mắc hội chứng Cantú khi chào đời mang theo khuyết tật tim như tim to hơn bình thường hay chứng còn ống động mạch (PDA). Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề tim mạch khác như tràn dịch màng tim, cao huyết áp, tăng huyết áp phổi.
Do bất thường về xương và kích thước cơ thể lớn, từ khi sinh ra, các bệnh nhân đã bị giảm mỡ dưới da và tạo thành các nếp nhăn ngang sâu ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân cũng nhạy cảm với nhiễm trùng đường hô hấp, dễ mắc phù bạch huyết và vẹo cột sống hay loãng xương.
Một số trẻ bị ảnh hưởng còn gặp tình trạng chậm phát triển các kỹ năng vận động như ngồi, đứng, đi lại. Hầu hết trẻ mắc Cantú đều chậm nói, số ít bị thiểu năng trí tuệ hoặc trí nhớ kém.
Năm 2018, theo Sciencedirect, bé gái 3 tháng tuổi tại Ai Cập mắc hội chứng Cantú. Bệnh nhi khi mới sinh bị vàng da, phải nhập viện điều trị. Ngoài ra, em còn bị tim bẩm sinh và phải nhập viện khi mới 2 tháng tuổi vì viêm phổi.
Mẹ của bệnh nhi cũng có đặc điểm ngoại hình tương tự bao gồm trán có lông, sống mũi rộng, tai nhỏ, thấp, vòm miệng cao, tóc, lông mọc từ má xuống cổ.
Cantú là hội chứng không thể điều trị dứt điểm. Bệnh nhân chỉ có thể cải thiện bằng cách cạo râu và sử dụng thuốc rụng lông hoặc tẩy lông bằng laser. Do bệnh hiếm gặp và không có biến chứng điển hình, tùy từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Bé gái Việt Nam đầu tiên mắc bệnh hiếm, thế giới chỉ có 74 ca
Bé gái 6 tuổi ở Vũng Tàu là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mắc hội chứng rậm lông toàn thân, y văn thế giới chỉ ghi nhận có 74 ca tương tự.
Trưa 16/7, ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho trường hợp bệnh nhi 6 tuổi mắc chứng rậm lông toàn thân hiếm gặp có tên Cantú. Y văn thế giới hiện chỉ ghi nhận 74 ca.
Ngay từ lúc chào đời, cơ thể bé gái N.B.B.C. (6 tuổi, ngụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mọc lông dày, rậm, đặc biệt là mặt, cổ, gáy, thân mình, vùng thắt lưng, tay, chân...
Tình trạng này không thay đổi khiến gia đình rất lo lắng và quyết định đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể xác định bé mắc bệnh gì.
Cơ thể rậm lông ở nhiều vị trí khác nhau do mắc hội chứng Cantú. Ảnh: Lan Anh.
Khi bé sắp vào lớp 1, gia đình quyết định đưa bé đến khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, để khám và triệt lông toàn thân.
Bác sĩ Tú cho biết khi thăm khám cho bé C., các bác sĩ nhận thấy nhiều dấu hiệu lạ nên đã tiến hành khám tổng quát và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên biệt.
Kết quả cho thấy cơ thể bé có nhiều bất thường như ở cầu mũi, nhân trung, lồng ngực, cơ xương khớp. Lông và tóc cũng phát triển bất thường.
Bé gái có nhiểu điểm bất thường về cơ xương khớp, lông và móng. Ảnh: Lan Anh.
Kết quả chụp X-quang ngực cho thấy bé bị tăng đường kính trước sau của lồng ngực, xương ức và các xương sườn nhô ra phía trước. Tim và não cũng có bất thường.
Đặc biệt, kết quả phân tích gene cho thấy bệnh nhi có đột biến dị hợp tử c.3460C>T (Arg1154Trp) của gene ABCC9, giúp chẩn đoán xác định hội chứng Cantú.
"Hội chứng Cantú là bệnh di truyền rất hiếm gặp, y văn mới chỉ ghi nhận có 74 ca trên thế giới. Tại Việt Nam, đây là ca mắc hội chứng Cantú đầu tiên được phát hiện", bác sĩ Tú cho biết.
Hiện Bệnh viện Da liễu TP.HCM đã chi trả toàn bộ chi phí thăm khám và xét nghiệm cũng như miễn phí triệt lông cho bệnh nhi. Các bác sĩ cũng trao đổi với cha mẹ về tình trạng của bé và tư vấn để đưa con khám các chuyên khoa khác nhằm xử trí những bất thường có liên quan.
Bác sĩ Tú khuyến cáo khi có biểu hiện bất thường về lông, tóc, phụ huynh cần đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để khám, phát hiện và can thiệp sớm. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần được thăm khám để kiểm tra gene xem có yếu tố di truyền hay không. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp để tránh di truyền cho con.
Cô bé 16 tuổi mắc bệnh hiếm gặp khiến cơ thể biến dạng, bị người đời ghẻ lạnh và ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho em trai Ngay từ khi sinh ra hai đứa trẻ đã mắc phải căn bệnh hoại tử da hay còn gọi là bệnh da cá, da rắn. Căn bệnh quái ác khiến hai chị em đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, bởi sự kỳ thị của mọi người. Giữa những ngày tháng 7 nóng như đổ lửa, tới thăm gia đình anh...