Căn bệnh kỳ lạ khiến cậu bé có 31 ngón tay chân
Ngay từ khi sinh ra, Hong Hong (Trung Quốc) đã có tới 15 ngón tay và 16 ngón chân do mắc phải chứng Polydactylism di truyền từ người mẹ.
Năm 2016, Hong Hong, ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, sinh ra với tổng cộng 31 ngón tay chân. Đặc biệt, cậu bé có hai lòng bàn tay trên mỗi tay và không có ngón cái.
Theo tờ CBS News, mẹ của Hong Hong cũng mắc hội chứng nhiều ngón, cô có 6 ngón trên một bàn tay. Vì vậy, khi mang thai, cô đã đi kiểm tra kỹ càng tại nhiều bệnh viện ở thành phố Thâm Quyến vì sợ dị tật có thể di truyền cho con. Nhưng kết quả siêu âm trong nửa thai kỳ không phát hiện bất kỳ dị tật nào.
Ngay từ khi sinh ra, Hong Hong đã có 15 ngón tay và 16 ngón chân. Ảnh: Cbsnews.
Các bác sĩ chẩn đoán Hong Hong mắc Polydactylism, chứng bẩm sinh gây dị tật thừa ngón tay và ngón chân, có thể xảy ra ở người hoặc một số loài động vật như chó, mèo. Theo Tổ chức Chăm sóc Sức khỏe Atlanta (Georgia), dị tật thừa ngón không phải bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở 1/1.000 trẻ. Thông thường, các ngón thừa sẽ được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng chi phí rất đắt.
Các bác sĩ đã đưa ra những lời khuyên khác nhau cho gia đình, một số nói rằng các phẫu thuật phức tạp hơn nhiều vì Hong Hong đòi hỏi không chỉ loại bỏ các ngón tay và ngón chân phụ, mà còn cần xây dựng lại ngón tay cái.
Người đàn ông lập kỷ lục thế giới khi có 28 ngón tay chân
Năm 2014, Sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận Devendra Suthar, thợ mộc 46 tuổi, ở Ấn Độ, là người có nhiều ngón nhất thế giới. Suthar có 14 ngón tay và 14 ngón chân.
Các bác sĩ cho biết Suthar cũng mắc phải căn bệnh Polydactylism. Dù tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của mình, anh luôn phải cẩn thận khi sử dụng cưa và búa. “Tôi là thợ mộc và làm việc chủ yếu với cưa cũng như búa. Nhiều ngón tay và chân hơn người khác đương nhiên gây cho tôi những rắc rối. Tuy nhiên, tôi xem chúng như là sự may mắn và không muốn cắt bỏ đi”, Suthar chia sẻ.
Video đang HOT
Suthar từng được ghi danh trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới với danh hiệu “người có nhiều ngón nhất thế giới”. Ảnh: Telegraph.
Rất nhiều người đến từ khắp nơi trên Ấn Độ đã đến nhà của Devendra Suthar với mong muốn tận mắt chứng kiến “dị nhân” này.
“Mọi người đối xử với tôi như một người nổi tiếng. Họ đến để tận mắt nhìn những ngón tay và chân thừa của tôi. Điều này khiến tôi cảm thấy rất đặc biệt. Nhiều đứa trẻ cười thích thú khi nhìn thấy tôi làm trò với các ngón tay”, ông Suthar nói.
Gia đình nổi tiếng với di truyền 24 ngón tay chân
Gia đình Da Silva gồm 14 người sinh sống ở thị trấn Aguas Claras, Brasic (Brazil). Tất cả 14 thành viên trong gia đình đều sinh ra với 12 ngón tay và 12 ngón chân. Trong nhiều trường hợp mắc Polydactylism, các ngón tay chân thừa đều không sử dụng được, gia đình Da Silva rất may mắn lại có thể dùng chúng trong hoạt động thường ngày.
Joao de Assis Da Silva, 14 tuổi, sử dụng những ngón tay phụ để chơi guitar. Trong khi đó, em họ của Joao, Maria Morena, 8 tuổi, có thể chơi piano bằng 6 ngón tay dễ dàng hơn. “Có 6 ngón tay giúp tôi cầm bóng dễ dàng hơn, chúng cũng to hơn người khác. Mọi người ở Brazil đều yêu bóng đá và muốn trở thành cầu thủ nổi tiếng khi lớn lên”, Joao cho biết.
Mỗi đứa bé sinh ra trong nhà Da Silva đều được bố mẹ mong đợi có thể thừa hưởng di truyền 6 ngón của gia đình. Điều đó là niềm tự hào, truyền thống trong nhà. “Đây là dấu hiệu riêng của gia đình mà không ai có được, một thứ khiến các thành viên trong nhà trở nên nổi bật giữa đám đông”, Alessandro, một thành viên trong gia đình, tự hào chia sẻ.
Các thành viên trong gia đình Da Silva đều có 12 ngón tay. Ảnh: Independent.
Dị tật thừa ngón bẩm sinh là chứng bệnh gì?
Theo Medical News Today, Polydactylism là tình trạng một người được sinh ra có thêm ngón tay chân trên một hoặc cả hai bàn tay và bàn chân của họ.
Polydactylism có thể xuất hiện ở nhiều dạng:
- Khối u nhỏ, nổi lên của mô mềm, không chứa xương (gọi là nubbin)
- Một phần ngón tay hoặc ngón chân hình thành có chứa xương nhưng không có khớp
- Ngón tay hoặc ngón chân hoạt động đầy đủ với các mô, xương và khớp.
Polydactylism có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình thức này xảy ra trong sự cô lập, có nghĩa là một người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan. Khi không phải là di truyền, Polydactylism có thể xảy ra do sự thay đổi gen của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường đóng vai trò trong các trường hợp mắc Polydactylism. Nghiên cứu năm 2013 khảo sát 459 trẻ em ở Ba Lan mắc chứng bệnh này (không do yếu tố di truyền) cho thấy nó xảy ra nhiều ở trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhẹ cân khi sinh, mẹ bị nhiễm trùng đường hô hấp trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bị tiền sử động kinh.
Đối với việc điều trị Polydactylism, phẫu thuật là phương pháp phổ biến được khuyến khích. Nó không chỉ loại bỏ các khiếm khuyết, mà còn tạo ra tính thẩm mỹ cho bàn tay hoặc bàn chân. Ở hầu hết trường hợp, các ngón thừa được loại bỏ trước khi trẻ 2 tuổi. Điều này giúp trẻ biết cách sử dụng bàn tay và đi vừa giầy. Người lớn mắc Polydactylism được phẫu thuật để cải thiện vẻ ngoài hoặc chức năng của tay và chân.
Theo Zing
Chúng ta có hiểu sai về căn bệnh Alzheimer?
Một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san y học Anh Quốc - British Medical Journal phát hiện những người có sức khỏe tim mạch tốt vào độ tuổi 50 sẽ có tỉ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn khi lớn tuổi.
Kết quả này khẳng định những chứng cứ gần đây cho thấy hệ tim mạch khỏe mạnh ở độ tuổi trung niên sẽ giảm nguy cơ bị sút giảm nhận thức lúc tuổi già.
Những biến đổi liên quan đến sa sút trí tuệ sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuổi 15-20, rất lâu trước khi xuất hiện các triệu chứng liên quan. Vì vậy, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa sớm là hết sức quan trọng.
Mặc dù những yếu tố như lớn tuổi hay di truyền đóng vai trò quan trọng, việc duy trì sức khỏe tim mạch với chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mất trí nhớ.
Nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng có độ tuổi 50 với 7 chỉ số sinh học và hành vi bao gồm thói quen hút thuốc lá, hoạt động thể lực, cân nặng, chế độ dinh dưỡng, đường máu, cholesterol và huyết áp. Nghiên cứu theo dõi trong 25 năm.
Phát hiện hết sức đáng chú ý là nguy cơ bị sa sút trí tuệ giảm khi sức khỏe tim mạch tăng, cho dù chỉ với một cải thiện nhỏ.
Điều này cho thấy rõ ràng mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và sa sút trí tuệ không đơn thuần chỉ do đột quỵ hay bệnh mạch vành.
Phát hiện này thậm chí làm cho các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi: phải chăng lâu nay chúng ta hiểu sai về căn bệnh Alzheimer?
Theo Ủy ban Lancet phòng ngừa, điều trị và chăm sóc chứng sa sút trí tuệ, khoảng 35% trường hợp bị tác động bởi những yếu tố có thể thay đổi được. Những yếu tố này bao gồm tình trạng hạn chế về giáo dục lúc nhỏ; mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, và giảm thính lực vào độ tuổi trung niên ( từ 45-65 tuổi); hút thuốc lá, trầm cảm, ít vận động, tiểu đường và tiếp xúc xã hội hành chế khi lớn tuổi (> 65 tuổi).
Bệnh sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh lớn tuổi.
Bệnh sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và khả năng duy trì các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh lý Alzheimer chiếm 70% số bệnh nhân được chẩn đoán sa sút trí tuệ.
Theo tuoitre
7 thói quen tốt dự phòng loãng xương Loãng xương là bệnh lý mãn tính, tăng nguy cơ gãy xương, đau nhức dữ dội, giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chính do thiếu canxi và vitamin D, ngoài ra do di truyền, chấn thương, rối loạn hormon. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi tuy vậy vẫn gặp ở người trẻ, do những thói quen xấu trong...