Căn bệnh khiến thận hỏng hoặc mất mạng, dấu hiệu dễ bị coi thường bỏ qua
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương đến thận hoặc nhiễm trùng máu, một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm trùng thận
Thông thường, căn bệnh này bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận.
Mặc dù rất nhiều vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng thận, nhưng vi khuẩn Escherichia coli thường là nguyên nhân chính.
Còn rất hiếm khi bạn bị nhiễm trùng thông qua làn da, vi khuẩn đi vào máu rồi di chuyển đến thận. Bạn có thể bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thận nhưng đây cũng là trường hợp không phổ biến.
Dấu hiệu của nhiễm trùng thận
- Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu.
- Sốt và ớn lạnh
- Chán ăn
- Đau ở lưng, hông và vùng bụng dưới
- Buồn nôn và ói mửa
- Mệt mỏi
Video đang HOT
Nếu bạn đang đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không tăng nhiều hơn bình thường (bạn không mang thai hoặc mắc bệnh tiểu đường), thì đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng thận. Ảnh minh họa: Internet
Bạn cũng có thể thấy xuất hiện các triệu chứng giống với triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang như: Rát hoặc đau khi đi tiểu, đi tiểu liên tục, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu và nước tiểu có mùi hôi.
Bạn nên đi khám nếu bạn đang được điều trị nhiễm trùng tiết niệu nhưng các dấu hiệu và triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng điển hình của bệnh.
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương đến thận hoặc nhiễm trùng máu, một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
Những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thận
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng thận, nhưng thường phụ nữ bị dễ bị nhiễm trùng bàng quang nhiều hơn nam giới nên nguy cơ họ bị nhiễm trùng thận cũng cao hơn.
Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang.
Phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị nhiễm trùng bàng quang bởi vì bào thai gây áp lực lên niệu quản của người mẹ và dòng chảy nước tiểu bị chậm lại.
Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận:
- Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: Khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.
- Sỏi thận.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: chẳng hạn do các bệnh tiểu đường hay HIV.
- Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang.
- Dùng ống thông niệu đạo kéo dài.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Nhiễm trùng máu ở trẻ em cực nguy hiểm, các mẹ tuyệt đối đừng chủ quan
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ. Nếu phát hiện quá muộn, vấn đề chữa trị bệnh vô cùng phức tạp, thậm chí là gây tử vong.
Nhiễm trùng máu ở trẻ em(hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết) là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của trẻ nhỏ, thậm chí là cả ở những trẻ sơ sinh. Nguy cơ bệnh thường gặp ở những đứa trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, mang bệnh tim bẩm sinh, có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không phát hiện và có phương hướng điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây tắc mạch, thiếu máu ở các cơ quan, thậm chí là tử vong.
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ.
Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ em:
- Vi khuẩn Gram ( ): liên cầu, phế cầu, tụ cầu.
- Vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh.
- Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens, Bacteroid fragilis.
Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể chữa lành nếu biết áp dụng các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường cung cấp chất sắt cho cơ thể để...
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên phổ biến vẫn là do vấn đề vệ sinh thân thể không sạch sẽ. Từ đây tạo nên cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có thể là do người mẹ nhiễm khuẩn độc hại từ môi trường lúc mang thai. Các vi khuẩn xâm nhập vào màng nước ối, thai nhi nuốt nước ối và dẫn đến bệnh. Hơn nữa, trong lúc sinh đẻ, các dụng cụ không được khử trùng triệt để. Đây là một nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người vẫn chủ quan.
Triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ em
Để phòng ngừa căn bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ, các bà mẹ ngay từ khi mang thai hãy khám thai định kỳ và tiêm phòng đúng định kỳ.
Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng máu mà các mẹ thường nhầm với những bệnh lý khác như:
- Trẻ hay buồn ngủ và ngủ li bì, chán ăn, bỏ bú.
- Trẻ sốt cao, nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ.
- Nếu là nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn, da dẻ bé xanh xao, nhợt nhạt như mất máu.
- Xuất hiện những biểu hiển của viêm phổi, suy hô hấp, hen suyễn, khò khè, khó thở.
- Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất khó, có thể ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Biến chứng nguy hiểm
Một biến chứng phố biến nhất ở tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ em là hiện tượng máu đông. Các cục máu đông nặng nề ảnh hưởng xấu đến các cơ quan. Từ đó, các biến chứng tắc mạch, nhồi máu, thiếu máu là khó tránh khỏi. Nếu biến chứng này nặng hơn còn gây nên tình trạng nguy cơ suy đa tạng cực kỳ nguy hiểm. Nó làm giảm chức năng gan và thận. Một số trẻ cần phải lọc máu, thở máy nếu rơi vào trường hợp này.
Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ nhỏ, các bà mẹ ngay từ khi mang thai hãy khám thai định kỳ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chữa trị ngay nếu có viêm nhiễm âm đạo. Đến lúc sinh nở, cần đến cơ sở y tế có người giàu kinh nghiệm chuyên môn, đầy đủ dụng cụ được sát trùng triệt để.
Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vắc xin đúng quy định. Trong quá trình chăm sóc con, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, quan tâm đến tã lót cũng như quần áo của trẻ. Trước khi tiếp xúc với trẻ, cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Đã có trẻ suýt chết do bấm lỗ tai, chuyên gia lưu ý cha mẹ điều này trước khi làm Bấm lỗ tai là phương pháp làm đẹp rất thịnh hành cho các bé gái ngay từ khi mới lọt lòng. Phương pháp được nhận định là an toàn nhưng cũng đã có trẻ bị nhiễm trùng sau khi trải qua thủ thuật này. Đã có trẻ bị nhiễm trùng đến suýt chết sau khi bấm lỗ tai, cha mẹ cần hết sức...