Căn bệnh khiến người mắc nổi bóng nước toàn thân
Hội chứng bóng nước tự miễn khiến bệnh nhân đau đớn, trợt da toàn thân.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết phòng cấp cứu bệnh nặng của đơn vị này đang điều trị cho 2 người đàn ông mắc hội chứng bóng nước tự miễn.
Một trường hợp khoảng 30 tuổi, không có bệnh nền đi kèm, người còn lại 60 tuổi, có tiền sử đái tháo đường.
Trước đó, hai người này đều có chung tình trạng da bị nổi các mụn nước nhỏ, gây ngứa, xuất hiện nhiều ở tay, chân, vai, sau đó lan ra lưng, bụng, đầu và nhiều vị trí khác. Bệnh nhân đi khám tại nhiều cơ sở y tế và tự mua thuốc để thoa nhưng không khỏi mà vết thương càng thêm nặng.
“Khi đến khám tại bệnh viện, phần da toàn thân của 2 bệnh nhân trợt toàn bộ do bóng nước bị vỡ, chảy dịch vàng có mùi hôi. Đây là 2 ca bệnh đặc biệt, họ gần như không thể nằm vì đau đớn”, bác sĩ Hoàng cho biết.
Video đang HOT
Bóng nước tự miễn khiến người bệnh đau đớn do da nổi bóng nước, lở loét. Ảnh minh họa: Heathline.
Bóng nước tự miễn là bệnh lý nội tại do các kháng thể tự sinh bên trong cơ thể. Chúng tấn công, phá vỡ các cầu nối của lớp thượng bì khiến cấu trúc da lỏng lẻo, nổi bóng nước. Sau đó, các bóng nước này vỡ, gây trợt da.
“Các bệnh nhân mắc chứng bóng nước tự miễn được sử dụng thuốc Corticosteroid liều cao để ức chế các kháng thể. Khi vết thương ổn định, các bác sĩ giảm dần liều thuốc thấp nhất trong khả năng khống chế được bệnh và giảm tác dụng phụ lên người bệnh”, bác sĩ Hoàng phân tích.
Sau 2-3 tuần điều trị, vết thương trên da các bệnh nhân được khống chế, không lan rộng thêm nhưng vẫn chưa lành. Bác sĩ Hoàng nhận định khi mắc bóng nước tự miễn, bệnh nhân phải trải qua ít nhất một tháng điều trị.
“Đây là bệnh rất hiếm, ngay cả bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu không thường xuyên tiếp nhận cũng khó chẩn đoán chính xác”, bác sĩ Hoàng nói thêm.
Bệnh nhân mắc hội chứng này thường có hoàn cảnh khó khăn, nhập viện trễ. Mỗi người cần ít nhất 2-3 nhân viên y tế để chăm sóc, tắm, rửa vết thương toàn thân, thay băng gạc khắp người.
Mỗi năm, khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, tiếp nhận điều trị khoảng 100 bệnh nhân mắc bóng nước tự miễn. Các bệnh nhân tử vong chủ yếu do nhiễm trùng huyết.
Ấn Độ: Người đàn ông sống sót thần kỳ khi rơi từ tầng 17
The Hindu đưa tin, một người đàn ông rơi từ tầng 17 tại một công trường xây dựng ở thành phố Perungudi, Tamil Nadu, Ấn Độ và sống sót thần kỳ.
Cụ thể, anh Firoj Alam (20 tuổi), nhân viên sửa điều hòa, đã rơi xuống tầng 5 của tòa nhà. Anh bị gãy nhiều xương chân, xương sọ và xương mặt. Anh ta được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh. Alam gặp vấn đề về hô hấp và máu chảy từ đầu, miệng, tai và mũi.
Một nhân viên sửa điều hòa sống sót thần kỳ khi rơi từ tầng 17. (Ảnh: Globallookpress.com)
Sau đó, bệnh nhân được kết nối máy hô hấp nhân tạo và truyền máu. Khi tình trạng tạm thời ổn định, anh mới được các bác sĩ thăm khám.
Các bác sĩ phát hiện có cục máu đông ở não của bệnh nhân, đồng thời chẩn đoán gãy cột sống cổ, tổn thương gan và thận phải.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã triệu tập một hội đồng do bác sĩ phẫu thuật thần kinh Roopesh Kumar đứng đầu và xác định pháp đồ điều trị. Các bác sĩ tạm thời cố định bệnh nhân, bó bột ở chân và tiến hành mở khí quản để thông khí. Nạn nhân được tiêm thuốc để giảm sưng trong não. Khi tình trạng của anh ấy được cải thiện, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bắt đầu điều trị vết thương trên khuôn mặt.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, việc phòng chống nhiễm trùng huyết và ổn định trạng thái tinh thần của bệnh nhân trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các bác sĩ.
Khi bệnh nhân tỉnh lại cần sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Alam bị sốt nhiều cơn, phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm.
Hai tháng sau khi vụ việc xảy ra, người đàn ông đã sẵn sàng trở về nhà ở Raikper, bang Bihar. Trong quá trình điều trị, bố của Bihar luôn ở bên anh. Các bác sĩ thông báo rằng, sau 3 tháng bệnh nhân có thể đi lại bình thường và 1 năm sau mới có thể đi làm trở lại.
Những nguyên nhân tiềm ẩn khiến tóc bạn bạc sớm Nếu bỗng một ngày, bạn đứng trước gương và nhận ra tóc mình đã điểm những sợi bạc trắng, có thể đó là do một trong những nguyên nhân dưới đây. Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ của bạn bạc tóc từ sớm thì việc tóc bạn bạc từ những năm tuổi 20 hay 30 cũng không phải điều gì đáng ngạc nhiên....