Căn bệnh khiến da nổi vằn vện như bản đồ mỗi lần chạm
Chạm tới đâu, da nổi mẩn vằn vện như bản đồ tới đó. Thậm chí, người bệnh chỉ xách giỏ đi chợ cũng bị phù như “tay voi”.
Bác sĩ Nguyệt Minh khám cho một bệnh nhân bị mày đay vẽ nổi
Hễ chạm vào, da nổi sẩn như sẹo lồi
Sức khỏe vốn bình thường, nhưng hơn 1 năm trở lại đây, bé N.T.H (13 tuổi, Hà Nội) bỗng xuất hiện nhiều triệu chứng kỳ lạ. Mỗi lần mặc quần áo chật, bó sát cơ thể bé lại ngứa ngáy, khó chịu và nổi mẩn khắp nơi. Đặc biệt, chỉ cần đầu ngón tay hay bất cứ đồ vật nào đó quệt vào, chỉ vài phút sau, vùng da tiếp xúc của H. sẽ bị nổi cục lên như những vết sẹo lồi để lại sau phẫu thuật. Phải sau 15 – 20 phút, phần lồi này mới dần xẹp lại nếu không có bất cứ tác động nào thêm.
Cũng giống như cháu H., chị P.N.T (33 tuổi, Hà Nội) cũng vô cùng khổ sở, khó chịu vì căn bệnh quái gở, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Chị T. không thể đeo đồng hồ, dây chuyền bởi sẽ phát ngứa và nổi sần lên. Nếu cầm một chiếc bút vẽ lên tay chân thì đường bút đi tới đâu, những vết nổi cũng hiện tới đó, chằng chịt như tấm bản đồ trên cơ thể…
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ kết luận, bé H. và chị T. mắc phải căn bệnh mày đay (hay còn được gọi là mề đay) vẽ nổi – một trong những bệnh về mày đay có căn nguyên.
Làn da của người bệnh vô cùng nhạy cảm, dễ bị sẩn phù, nổi nốt khi có tiếp xúc, tác động lực vào bề mặt da.
Tiến sĩ – bác sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho hay, mày đay vẽ nổi là một trong những căn bệnh thường gặp với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Video đang HOT
Có thể lý giải nguyên nhân gây ra bệnh mày đay vẽ nổi là do tế bào trong da người bệnh quá yếu. Khi gặp kích thích, áp lực sẽ dễ bị vỡ nên giải phóng tế bào, tạo ra mẩn đỏ, phát ban hoặc những vết lồi như sẹo. Mày đay vẽ nổi có thể không xuất hiện từ nhỏ mà ở bất cứ thời điểm nào, ở các độ tuổi khác nhau.
“Mày đay vẽ nổi có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không đáp ứng với thuốc nên có thể sử dụng các chế phẩm sinh học khác. Tỷ lệ tự khỏi trung bình của bệnh này là 90% trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, trong suốt 5 năm đây là vấn đề trầm trọng với bệnh nhân, gây ảnh hưởng tới chất lượng sống”, bác sĩ Minh nói.
Làn da nổi vằn vện như bản đồ khi miết chạm vào
Không tự tiện dùng corticoid điều trị
Gần đây, mày đay vẽ nổi cũng như các dạng mày đay khác đang có xu hướng da tăng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Vào các thời điểm giao mùa, chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này. Riêng ở phòng khám của bác sĩ Minh thì trong một ngày có tới 5/30 ca đến khám mày đay.
Ngoài mày đay vẽ nổi, nhiều bệnh nhân tới bệnh viện bị sẩn ngứa, nổi nốt do tắm nước nóng, sau khi tập thể dục. Nguyên nhân do nhiệt độ cơ thể tăng lên làm giải phóng các tế bào, từ đó phát ban ra bề mặt da. Đặc biệt, nhiều trường hợp còn bị mày đay do áp lực nặng. Có những bệnh nhân gặp phải tình trạng chân tay phù nề chỉ vì… xách giỏ đi chợ.
Đa phần, bệnh mày đay ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Dưới 5% bệnh nhân có thể gặp sốc phản vệ bởi căn bệnh này. Trong y văn đã ghi nhận một số trường hợp khi người bệnh nhảy xuống nước lạnh gây ra tình trạng sốc phản vệ, tụt huyết áp, khó thở…
Theo bác sĩ Minh, hầu hết người mắc mày đay, mày đay vẽ nổi đều lầm tưởng mình mắc phải căn bệnh dị ứng. Do đó, nhiều trường hợp có thói quen ăn kiêng, tránh sử dụng các thực phẩm như tôm, cua, ốc, gà… ảnh hưởng tới cuộc sống, khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc mày đay khi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tự ý tiêm truyền corticoid tại các phòng khám tư nhân. Đặc điểm của corticoid khi vào cơ thể sẽ cắt được các cơn ngứa, làm xẹp các vết nổi mẩn nhưng bệnh lại tái diễn sau đó. Chưa kể, corticoid là một trong những loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, có thể gây loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày… phải có bác sĩ chỉ định chặt chẽ.
“Khi có những triệu chứng bất thường trên da, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để điều trị thay vì tự mua thuốc ở nhà hay đặt hy vọng vào việc tiêm truyền. Bởi như vậy sẽ không tìm được căn nguyên gây bệnh. Việc “tự uống, tự nghỉ” – không đúng phác đồ thì điều trị cũng không đáp ứng”, bác sĩ Minh khuyên.
Cách ứng phó với bệnh viêm da cơ địa trong mùa hanh khô
Với những người mắc bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc thì mùa đông với thời tiết hanh khô trở thành nỗi ám ảnh bởi đây là điều kiện lý tưởng cho bệnh tiến triển.
Để "chung sống hòa bình" với bệnh, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì điều quan trọng là chăm sóc đúng cách.
ThS-BS Hoàng Văn Tâm, BV Da liễu Trung ương cho biết, viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính ở các vị trí đặc biệt, có tính chất tái phát và có yếu tố gia đình. Đây là một bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em.
Về nguyên nhân gây bệnh, theo BS Tâm, đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng qua nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến 4 yếu tố: Gia đình - người thân trong gia đình có bệnh lý về cơ địa (viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm kết mạc mùa Xuân) hoặc bản thân trẻ có những bệnh lý về cơ địa; Có thể liên quan đến môi trường, xuất hiện nhiều hơn về mùa đông khi thời tiết hanh khô hoặc nặng hơn về mùa hè khi chúng ta ra quá nhiều mồ hôi hay ô nhiễm môi trường có chất thải có nguồn gốc từ dầu mỏ, bệnh lý về vi khuẩn đặc biệt tụ cầu vàng;
Do hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, ví dụ nền nhà có những viên gạch được ghép bởi xi măng, có thể lớp xi măng gắn kết giữa các tế bào bị phá hủy; Do quá trình viêm ở da quá mức, bình thường các tế bào viêm có tác dụng chống yếu tố ngoại lai nhưng phản ứng miễn dịch quá mức gây ra phản ứng viêm tại chỗ gây ra bệnh.
Viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây các nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Viêm da cơ địa là bệnh không lây. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây các nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Bệnh có biểu hiện điển hình là xuất hiện các mụn đỏ li ti thành từng đám ở má, cằm (với trẻ đang bú mẹ). Ở trẻ lớn hơn thì xuất hiện ở vùng nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, cổ tay, biểu hiện không phải mụn nước từng đám mà rác đỏ, dày sừng gây ngứa nhiều khiến trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào da thêm tổn thương, nhiễm trùng. Vì vậy, trẻ có thể ăn kém, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng da có thể trở nên lichen hóa, có nghĩa dày và cứng và sẫm màu hơn.
Theo BS Tâm, có rất nhiều yếu tố có thể khởi phát đợt bệnh và làm trầm trọng bệnh. Khí hậu hanh khô làm cho da khô hơn nên các trẻ viêm da cơ địa thường nặng hơn về mùa đông và đỡ hơn về mùa hè. Sử dụng xà phòng, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cũng làm bệnh nặng lên. Điều kiện vệ sinh kém, nhiễm khuẩn, thức ăn cũng là những yếu tố hay gặp khởi phát đợt cấp của viêm da cơ địa.
Để hạn chế những triệu chứng của bệnh, BS Tâm đưa ra lời khuyên, mọi người cần chăm sóc viêm da đều đặn, thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm, trẻ em dùng 100-200g/tuần; người lớn 3-500g/tuần. Việc dùng phải đủ, đúng, ít nhất 2 lần/ngày và dùng theo nhu cầu của bệnh nhân, da khô có thể dùng 3-5 lần/ngày. Đặc biệt, tốt nhất là dùng khi da còn ướt, sau tắm 5-10 phút sẽ đạt hiệu quả tối đa.
Trẻ bị bệnh viêm da cơ địa tắm bằng nước ấm vừa trong tối đa 10 phút. Nước quá nóng sẽ làm tổn thương thượng bì và tăng mất nước qua da. Không nên dùng sữa tắm có xà phòng và hạn chế các sữa tắm có hương thơm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ. Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng thấm khăn khô lên da cho khô, không lau mạnh hoặc chà xát. Sau đó, bôi ngay các sản phẩm dưỡng ẩm lên da.
Đồng thời, hạn chế tối đa yếu tố môi trường vào cơ thể. Lựa chọn quần áo cho đúng vì trẻ dễ bị dị ứng với các sản phẩm tiếp xúc như len lông cừu gây dị ứng, quần áo có nguồn gốc nilon khi mặc bí, khó thoát mồ hôi khiến tóat ra nhiều hơn, gây ngứa khiến trẻ gãi nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trong chăm sóc tắm rửa cũng không nên sử dụng các loại lá vì có thể chứa thành phần làm da khô ráp gây gứa, bệnh nhân cào gãi nhiều làm bệnh nặng hơn. Hạn chế sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa làm cho da bị kích thích, bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, chú ý chế độ ăn, 2 loại thức ăn có bằng chứng rõ ràng nhất làm bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng là trứng gà, sữa bò, 1 số trẻ dị ứng tôm, cua, hải sản..., BS Tâm lưu ý.
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên tắc chính điều trị viêm da cơ địa là phục hồi hàng rào da, kiểm soát nhanh đợt cấp bằng thuốc chống viêm, duy trì tình trạng ổn định của bệnh bằng dưỡng ẩm.
Trong các đợt cấp, phụ huynh nên đưa con đến khám tại chuyên khoa da liễu, nhận định, chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh và có được phương án điều trị phù hợp.
Đau mắt đỏ dị ứng là gì và những điều cần biết về bệnh Viêm kết mạc dị ứng (đau mắt đỏ dị ứng) thường xảy ra khi mắt của một người tiếp xúc với chất gây dị ứng, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức. Mắt trở nên sưng đỏ, đau và viêm. Bệnh có thể được điều trị với thuốc kháng histamine và chất ổn định dưỡng bào. 1....