Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở
Hen suyễn ở trẻ nhỏ thường khỏi khi trên 6 tuổi, điều quan trọng cha mẹ cần biết sớm để có các dự phòng điều trị bệnh.
Chị Nguyễn Thị Nga (Hà Nội) tâm sự con chị năm nay 3 tuổi, bé thường xuyên bị hen suyễn.
Có lần, chị Nga mua hoa ly về cắm nhưng thấy con có hiện tượng khóc, không thở được, chị lo lắng và để bé vào phòng ngủ nằm một lúc bé có dấu hiệu nhẹ hơn.
Có lần cho con ra công viên chơi, chỉ nửa tiếng sau bé có dấu hiệu khóc, khó thở. Chị Nga cho con đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán bé bị hen suyễn từ một tác nhân dị ứng là dị ứng với phấn hoa.
Từ đó, chị không dám cho con ra ngoài chơi đặc biệt là các khu vực có hoa vì bé lên cơn dị ứng và hen suyễn không thở được.
BSCK II Dư Minh Trí – trưởng Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trẻ bị hen suyễn khác hoàn toàn với viêm phế quản. Mùa đông xuân càng có nhiều trẻ vào viện vì cơn hen cấp tính. Các chất ô nhiễm trong môi trường cộng với việc tiếp xúc nhiều tác nhân dị ứng có trong thức ăn và thế giới xung quanh chính là thủ phạm âm thầm gây hen suyễn ở trẻ.
Bản chất của hen suyễn liên quan tới dị ứng và được di truyền từ thế hệ trước. Nếu trong nhà có cha mẹ, ông bà, anh chị bị hen suyễn thì bé cũng dễ bị hơn. Gen dị ứng này nếu biểu hiện ở mũi thì viêm mũi dị ứng, ở da thì gây mề đay, hay ở phổi gây hen suyễn.
Hen suyễn thì bản chất hơi giống bệnh dị ứng lên theo cơn khoảng vài giờ. Khi trẻ lên cơn hen suyễn phế quản co thắt lại và khiến đường dẫn khí hẹp lại bé sẽ khó thở hơn, dấu hiệu hô hấp diễn tiến nhanh hơn.
Video đang HOT
Hen suyễn là những cơn khó thở cấp tính ở trẻ.
Ngoài ra, bản thân tiền căn của trẻ bị hen suyễn cũng ít xảy ra một lần, gen này có thể đi theo suốt cuộc đời em bé và lớn lên trẻ tiếp xúc nhiều với dị nguyên đường hô hấp. Tình trạng này có thể do phản ứng miễn dịch với các chất kích ứng (chất dị ứng như khói bụi, phấn hoa và nấm mốc) và những chất ô nhiễm trong môi trường (như khói thuốc lá) gây ra. Thực tế giữa hen suyễn và dị ứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 60% bệnh nhân hen suyễn do dị ứng hoặc sốt gây ra.
Bác sĩ Trí cho biết với trẻ hen suyễn cha mẹ không nên quá lo lắng vì hen suyễn ở em bé không phải hen suyễn mãn tính như ở người lớn. Khi trẻ lớn lên (khoảng 6 tuổi) sẽ mất đi. Vì vậy, các bé ở giai đoạn mầm non lên cơn khò khè, khó thở thì cha mẹ không cần sợ hãi bệnh của con.
Còn trẻ bị viêm phế quản là do nhiễm siêu vi, vi trùng dẫn đến đường dẫn khí phù nề, bít tắc đường dẫn khí và tình trạng viêm nhiễm này diễn tiến sau vài ngày, trẻ kèm theo sốt như môi khô, lưỡi trắng. Trẻ lên cơn khó thở cấp tính đó là hen suyễn không phải viêm hô hấp.
Theo bác sĩ Trí, khi điều trị hen suyễn, bác sĩ sử dụng thuốc qua đường khí dung vì phế quản là phần nhỏ nếu cho uống thuốc thông thường thì qua ruột, hấp thu qua máu rồi vào gan thì đi rất nhiều cơ quan khác nhau chậm tác động tới phế quản hơn nên bác sĩ sử dụng thuốc xông để cắt cơn hen nhanh hơn. Nếu bé có biểu hiện của cơn hen sẽ đáp ứng rất nhanh khỏi các triệu chứng khó thở.
Muốn chẩn đoán hen suyễn, trước đây phải đo độ co giãn phổi nhưng chỉ thực hiện ở trẻ trên 6 tuổi, nhưng hiện tại có thể có máy đo xung động khí để xác định có phải hen suyễn hay không.
BS Trí cho biết thời gian này thời tiết miền Bắc rất lạnh, ngay cả ở TP.HCM vốn thời tiết ấm áp thì mùa đông năm nay vẫn lạnh dưới 20 độ C, khiến trẻ nhỏ bị ảnh hưởng.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, bệnh viện ghi nhận nhiều ca trẻ viêm hô hấp và hen suyễn cũng rất nhiều.
Tai nạn trên... bàn ăn
Đôi khi câu chuyện vui trên bàn ăn có thể kết thúc bằng một chuyến đi đến... bệnh viện
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) ,trong dịp cuối năm thường hay xảy ra tình trạng dị ứng thức ăn, vì những buổi tiệc thường có các món ăn lạ. Có người chỉ bị ngứa ngáy, nổi mề đay trên tay chân chút ít nhưng cũng có trường hợp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Những tai nạn khó ngờ
BV Tai Mũi Họng TP HCM vừa cấp cứu cho nữ bệnh nhân T. (62 tuổi). Bà T. vào viện với tình trạng ho dữ dội. Bà đã bị ho gần 2 năm nay, chữa nhiều nơi không khỏi, lần này tái phát đến mức không chịu nổi. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân nhớ ra 2 năm trước từng hóc xương khi ăn cháo gà, khạc không ra nhưng sau đó thấy êm nên quên luôn. Bà được yêu cầu nhập viện cấp cứu, BS lấy ra được một mảnh xương găm sâu vào một bên phế quản.
Mới đây, con trai 7 tuổi của chị Trần M.P (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) bỗng dưng ngã quỵ xuống đất từ bàn ăn, thở dốc, cố phun ra gì đó. "May là hàng xóm có anh làm điều dưỡng chạy qua xốc con tôi lên mấy cái, cháu phun ra viên bột từ món chè. Anh ấy nói chắc cháu vừa ăn vừa chơi nên viên bột lọt vào đường thở, suýt nữa thì ngạt" - chị P. cho biết.
Bệnh nhân bị dị vật găm vào phế quản vừa được Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM điều trị thành công
Cách đây không lâu, BV Nhi Đồng Thành phố đã tiếp nhận một bé trai 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, tím tái, tri giác lơ mơ, nhịp tim tăng vọt... BS Nguyễn Minh Tiến cho biết nguyên nhân của cơn nguy kịch này sau đó được tìm ra là một mẩu xương lươn. Người mẹ bảo trước khi nhập viện 5 ngày có cho bé ăn cháo lươn. Mẩu xương đã đâm thủng thực quản, gây tổn thương đến khí quản. Sau khi phẫu thuật và hơn 1 tháng điều trị tích cực, cháu bé mới cai được máy thở.
Cần bình tĩnh xử lý
BS chuyên khoa II Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc BV Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết việc nói cười, đùa giỡn, thậm chí cho trẻ nhỏ chạy chơi khi đang ăn rất dễ dẫn đến nguy cơ hóc dị vật vào đường thở. BS Vinh giải thích thêm: Khi chúng ta nuốt, nắp thanh môn đóng đường thở lại nhưng khi chúng ta cười, nói, nắp thanh môn mở ra.
Vừa ăn vừa nói cười dẫn đến việc khi nuốt nắp thanh môn chưa kịp đóng, sẽ làm sặc thức ăn vào đường thở. Trẻ em, người lớn tuổi dễ hóc, sặc thức ăn nhất bởi trẻ nhỏ thì phản ứng đóng - mở nắp thanh môn của cơ thể chưa thuần thục, người già thì sự lão hóa khiến cơ chế này không còn chính xác.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, trẻ bị dị ứng thức ăn nếu chỉ bị nổi mề đay chút ít trên da thì không nên quá lo lắng nhưng cũng nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân dị ứng và kê toa thuốc nếu cần thiết. Việc xác định chính xác món bị dị ứng cũng giúp cha mẹ tránh đúng món, không phải kiêng khem quá đáng khiến bé bị thiếu chất. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị dị ứng thức ăn mà sưng tới mắt, môi, mặt, nôn ói, đau bụng dữ đội, mệt, ngất, khó thở... thì phải đưa đi cấp cứu ngay.
Trong trường hợp sặc, hóc thức ăn vào đường thở, BS Tiến khuyên điều đầu tiên là xem nạn nhân còn thở được hay không, nếu còn thở thì lập tức đưa đến bệnh viện. Nếu ngưng thở, khó thở nặng, lập tức thực hiện khai thông đường thở. Với trẻ 1-2 tuổi là "vỗ lưng, ấn ngực": đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái, đầu thấp, vỗ mạnh 4 cái vào lưng, rồi lật ngửa đặt sang tay phải, dùng 2 ngón tay ấn mạnh ở vùng nửa dưới xương ức 5 cái, lặp lại cho đến khi trẻ khóc lên là thành công.
Còn với trẻ lớn, người lớn còn tỉnh, cần ôm nạn nhân từ sau lưng, nắm chặt bàn tay thành quả đấm, tay còn lại chồng lên trên, ấn quả đấm 5 cái dứt khoát vào vùng thượng vị. Nếu đã bất tỉnh, đặt nạn nhân nằm ngửa và cũng dùng 2 bàn tay ấn mạnh thượng vị cho đến khi dị vật văng ra. Phương pháp này gọi là "heimlich", cần thực hiện song song với việc gọi cấp cứu.
Sợ nhất dị vật là các loại hạt
Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Thanh Vinh, dị vật đường thở là một tình trạng nguy hiểm và hay gặp nhiều trong dịp năm hết Tết đến, trong đó đáng sợ nhất là các loại hạt. Chất dầu trong các loại hạt thường dẫn đến sưng, viêm tại chỗ nếu dị vật bị kẹt trong cơ thể. Trong các loại hạt, nguy hiểm nhất là hạt đậu phộng, vì có yếu tố gây dị ứng rất cao, nên khi hạt đậu phộng bị kẹt lâu ngày trong cơ thể rất dễ gây phù nề, làm hẹp đường thở...
"Bố ơi, đừng hút thuốc lá nữa, con khó thở quá!" Trước những lời nói của con, người cha nhiều lúc sẽ đi ra ngoài hút rồi mới trở vào, nhưng cũng có nhiều lúc, cha vẫn ngồi trong phòng "phì phò" thuốc. Hút thuốc lá thụ động là một khái niệm không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Hút thuốc lá thụ động gây ra những hậu quả nguy hiểm và...