Căn bệnh bí ẩn trong lịch sử có thể cung cấp manh mối sự kết thúc dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Với nhiều triệu chứng giống bệnh COVID-19, dịch Cúm Nga từng xảy ra trong lịch sử có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc của đại dịch đang hoành hành hiện nay.

Sau khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân bị mắc các triệu chứng về hô hấp và thần kinh, mất vị giác và khứu giác. Người bệnh bị mệt mỏi kéo dài và phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tập trung tâm trí và sức lực để trở lại làm việc. Căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già và những người béo phì.

Căn bệnh bí ẩn trong lịch sử có thể cung cấp manh mối sự kết thúc dịch COVID-19 - Hình 1

Virus corona có nhiều loại, có những loại cực kỳ nguy hiểm như SARS-CoV-2, cũng có những corona gây cảm lạnh thông thường. (Ảnh minh họa: Internet)

Thoạt nghe, các triệu chứng rất giống COVID-19, nhưng đây là dịch “Cúm Nga” – một đại dịch được ghi chép đầy đủ đầu tiên trên thế giới, xảy ra khi thuyết mầm bệnh hiện đại nổi lên và thuyết khí độc bị xóa bỏ, mở ra kỷ nguyên mới của khoa học y tế hiện đại.

Các tài liệu ghi chép cho biết, đại dịch cướp đi sinh mạng của một triệu người trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, căn bệnh này nhiều khả năng đã kéo dài và có thể vẫn xuất hiện dưới một số hình thức nào đó ở thời điểm hiện nay.

Xảy ra trước đại dịch “Cúm Tây Ban Nha” năm 1918 – từng khiến 50 triệu người trên thế giới tử vong, cúm Nga không giống một bệnh cúm thông thường. Các triệu chứng có nó gần giống với triệu chứng bị nhiễm virus corona, trong đó SARS-CoV-2 là một chủng.

Virus corona thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người từ mức độ nhẹ đến trung bình và là nguyên nhân gây ra một số bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng nhiều căn bệnh đã trở thành đại dịch và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có COVID-19, SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).

Tiến sĩ Harald Bruessow, biên tập viên của tạp chí Công nghệ sinh học Vi sinh vật cho biết: “Dịch tễ học và các triệu chứng lâm sàng của bệnh Cúm Nga giống với COVID-19 nhiều hơn so với các bệnh cúm khác”.

Khi nói về 2 căn bệnh này, ông Bruessow nhận xét: “Bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp nhưng đồng thời xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Ngoài ra còn một số triệu chứng giống triệu chứng mắc COVID-19 kéo dài cũng được quan sát thấy trong đại dịch Cúm Nga. Người bệnh mất khả năng lao động trong một thời gian dài. Tỷ lệ tự tử ngày càng gia tăng và nhiều người không có khả năng trở lại làm việc như trước kia”.

Khi không ai thực sự đoán định được quỹ đạo của đại dịch COVID-19, cũng như việc nó sẽ kết thúc hoặc phát triển như thế nào, còn các mô phỏng trên máy tính thường mang tính ngắn hạn và xu hướng thiếu chính xác, chuyên gia Bruessow đã nhìn về quá khứ.

Sau khi xem xét đại dịch nào có thể đóng vai trò là mô hình tốt nhất để dự đoán diễn biến của COVID-19, ông nhận thấy rằng, dịch Cúm Nga là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. “Bệnh Cúm Nga thực sự là phù hợp nhất mà tôi có thể dựa vào khi tìm kiếm một đại dịch liên quan đến đường hô hấp quy mô tương đương với COVID-19 được ghi nhận đầy đủ về mặt y tế”, chuyên gia Bruessow nói.

Tiến sỹ Bruessow cho biết, căn bệnh được cho là bắt nguồn từ đàn gia súc ở Turkestan hoành hành tại đế chế Nga trước khi lây lan ra toàn thế giới. Mặc dù được coi là bệnh cúm ở thời điểm đó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân gây bệnh.

Manh mối về sự kết thúc của dịch COVID-19?

Một báo cáo dài 344 trang của các bác sỹ tại London năm 1891 cho biết, bệnh nhân mắc Cúm Nga bị “ho khan nặng” sốt, đau đầu ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, đau nhãn cầu, mệt mỏi, yếu ớt và tinh thần suy sụp rất nhiều, “khóc, bồn chồn, mất ngủ và đôi khi mê sảng”.

Cũng giống như COVID-19, căn bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ em. Nếu bị mắc, trẻ chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Nhưng bệnh gây nguy cơ tử vong rất cao ở người cao tuổi và những người có bệnh lý nền như tim, lao phổi hoặc tiểu đường. Gần 10% số ca mắc bị các triệu chứng kéo dài, được các bác sỹ châu Âu thời đó mô tả là “tác động xấu lâu dài”.

Video đang HOT

Tương tự như COVID-19, các tài liệu ghi chép cho biết, bệnh nhân khả năng lây nhiễm cho người khác trước khi xuất hiện triệu chứng và đôi khi bị tái nhiễm.

Căn bệnh bí ẩn trong lịch sử có thể cung cấp manh mối sự kết thúc dịch COVID-19 - Hình 2

Giống Covid-19, Cúm Nga gây tỷ lệ tử vong cao ở người cao tuổi. (Ảnh: AFP)

Dịch Cúm Nga được cho là xảy ra từ năm 1889 đến năm 1890, nhưng trên thực tế nó kéo dài đến năm 1894 và thậm chí lâu hơn, ước tính gần 1 thập kỷ, theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ.

Tuy vậy, dữ liệu y tế công cộng của Anh cho biết, nước này vẫn ghi nhận nhiều ca tử vong diễn ra liên tục từ năm 1899 đến 1900. Chưa rõ liệu những trường hợp tử vong này do làn sóng mới của dịch Cúm Nga hay do nguyên nhân nào khác. Nhưng những mô tả về triệu chứng bệnh trên tạp chí The Lancet và các tạp chí y khoa khác của Anh, là “rất giống nhau”.

“Tất cả điều này khiến “tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét khả năng virus gây bệnh cúm Nga vẫn phát triển và ẩn nấp đâu đó, gây ra các ca tử vong tại Anh và nhiều nơi khác”, chuyên gia Bruessow lưu ý.

Một số người tin rằng, virus gây bệnh Cúm Nga vẫn tồn tại đến ngày nay với tên gọi OC43 – loại virus phổ biến thường gây bệnh ở đường hô hấp trên. Đa phần bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, nhưng nhiều người có thể bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng COVID-19.

Tiến sĩ Arijit Chakravarty, Giám đốc điều hành Fractal Therapeutics, đồng thời là nhà nghiên cứu COVID-19 cho rằng, nếu giả thuyết này là đúng, thì bệnh cúm Nga có thể vẫn âm thầm lây lan và đôi khi gây tử vong. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Nature cho biết, tỷ lệ tử vong ở người phải nhập viện do nhiễm OC43 là 9,1%, mặc dù nghiên cứu chỉ theo dõi 77 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Hàn Quốc từ năm 2012 đến 2017.

Một tương lai như vậy có thể đang chờ đợi dịch bệnh Covid-19, chuyên gia Bruessow đánh giá. “Đây là điều mà các nhà virus học chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của virus dự đoán có thể xảy ra với virus SARS-CoV-2″, ông nói về khả năng COVID-19 tồn tại trong tương lai.

“Một số người cho rằng biến thể Omicron đang chiếm đa số hiện nay có thể đã đi theo hướng này vì nó ít ảnh hưởng đến phổi hơn và tấn công chủ yếu vào đường hô hấp trên”, chuyên gia Bruessow nói và hy vọng, Omicron sẽ là “biến thể cuối cùng” đánh dấu sự kết thúc giai đoạn cấp tính của dịch COVID-19.

Cách chữa ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp

Ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay thậm chí là COVID-19... rất phổ biến.

Những cơn ho này chủ yếu là ho khan thường kéo dài hơn ba tuần sau khi nhiễm trùng...

1. Nguyên nhân của ho dai dẳng kéo dài

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong mũi, xoang, họng (hầu) hoặc thanh quản. Các triệu chứng thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, nghẹt/chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu và đau cơ.

Ho kéo dài được cho là do dịch nhầy chảy vào cổ họng (chảy dịch mũi sau) hoặc tình trạng viêm liên quan đến nhiễm trùng ban đầu. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus và tất cả những bệnh này đều có thể gây ho kéo dài. Các virus thường gặp như: Rhinovirus (cảm lạnh thông thường), cúm, parainfluenza, adenovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV).

Ít phổ biến hơn, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do vi khuẩn như H. influenzae, S.pneumoniae... Nếu những vi khuẩn này lây nhiễm sang các xoang, còn gọi là viêm xoang do vi khuẩn, thì tình trạng nhiễm trùng có thể giống với bệnh ho sau nhiễm trùng cho đến khi bạn được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng gây ra nhiều chất nhầy có thể làm tăng nguy cơ ho, đặc biệt nếu không thể làm sạch phổi một cách đầy đủ (hay nói cách khác là chất nhầy không được đào thải ra ngoài). Nguy cơ ho cũng tăng song song với thời gian nhiễm trùng.

Cách chữa ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp - Hình 1

Ho dai dẳng rất hay gặp sau nhiễm trùng đường hô hấp trên.

2. Chẩn đoán ho như thế nào?

Chẩn đoán ho sau nhiễm trùng căn cứ vào lâm sàng, chủ yếu dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe của người bệnh. Ví dụ: Thời điểm các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu, đặc điểm của cơn ho hiện tại và có triệu chứng nào khác không... Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số quan trọng như nghe tim, phổi, khám mũi...

Bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị ho kéo dài, bao gồm:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Bệnh hen suyễn Viêm phổi hoặc viêm phế quản Viêm xoang do vi khuẩn Hút thuốc Sử dụng thuốc (thuốc ức chế men chuyển sử dụng điều trị tăng huyết áp gây ho)\ Suy tim sung huyết Ung thư phổi

Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ có thể người bệnh sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác, ví dụ: Chụp X quang phổi, CT, hoặc xét nghiệm đo độ pH (đo nống độ axit trong thực quản)... trước khi chuyển sang kế hoạch điều trị.

3. Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế

Người bệnh cần đi khám ngay nếu đang bị ho và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Ho sau nhiễm trùng thường được chẩn đoán bằng cách khám sức khỏe và xem xét các triệu chứng. Các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như hen suyễn. Thở khò khè, ho ra nhiều chất nhầy và sốt là tất cả những dấu hiệu bạn cần được đánh giá càng sớm càng tốt.

Ho ra nhiều chất nhầy (đờm) Thở khò khè hoặc khó thở Sốt dai dẳng Giảm cân không giải thích được Tưc ngực Ho ra máu Nôn mửa trong hoặc sau khi ho Mệt mỏi bất thường

4. Chữa ho dai dẳng thế nào?

Cách chữa ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp - Hình 2

Có rất nhiều loại thuốc trị ho, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Ho sau nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy bác sĩ có thể kê đơn dùng một số loại thuốc.

4.1 Thuốc trị chảy nước mũi sau (dịch chảy vào mũi sau gây ho)

Ho liên quan đến chảy nước mũi sau được điều trị bằng thuốc kháng histamin như clemastine hoặc chlorpheniramine...

Tuy nhiên khi dùng các loại thuốc này, người bệnh có thể buồn ngủ (do tác dụng an thần của thuốc). Mặc dù an thần hơn các loại thuốc mới hơn, nhưng những loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ này có hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu cơn ho sau virus.

Nếu người bệnh cảm thấy bất lợi về tác dụng an thần của thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc xịt mũi như azelastine, fluticasone propionate hoặc ipratropium bromide) hoặc có thể dùng các loại thuốc kháng histamine mới hơn như fexofenadine, loratadine, cetirizine...

4.2 Thuốc trị viêm

Ho sau nhiễm trùng liên quan đến những thay đổi viêm trong mô đường thở được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn.

Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản . Người bệnh sẽ hít một loại thuốc, nếu nó ảnh hưởng đến khả năng thở của người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc sau:

Corticosteroid dạng hít Chất đối kháng thụ thể leukotriene, như singulair (montelukast) Prednisone đường uống. Nếu đường thở không nhạy cảm với xét nghiệm trên bác sĩ có thể kê đơn dùng ipratropium bromide dạng hít.

4.3 Thuốc ho không kê đơn

Một số thuốc ho không kê đơn cũng giúp làm dịu cơn ho:

- Thuốc ức chế ho như dextromethorphan giúp ngăn chặn phản xạ ho. Dextromethophan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không có đờm và không có tác dụng long đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên.

- Guaifenesin là thuốc long đờm, giúp làm loãng đờm nhầy trong đường thở, giúp được loại bỏ dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho... Loại thuốc này có cơ chế khác hẳn với dextromethorphan. Vì vậy việc sử dụng hai loại thuốc ho này là khác nhau, cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ...

- Viên ngậm họng cũng thường được sử dụng để kiểm soát cơn ho sau nhiễm trùng, bất kể nguyên nhân cơ bản là gì. Loại thuốc này thường chứa sự kết hợp của các thành phần bao gồm mật ong, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp...

5. Lưu ý khi dùng thuốc

Ho là một phản xạ tốt giúp tống các dị vật bao gồm cả virus, vi khuẩn... ra khỏi đường hở. Vì vậy, không nên dùng thuốc ức chế cơn ho. Nếu ho nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nên tư vấn, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được dùng đúng thuốc.

Trong quá trình dùng, thuốc có thể gây một số bất lợi cho người sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được các bất lợi này để nhận diện (nếu xảy ra) và phòng tránh (nếu có thể) hoặc khắc phục...

Trường hợp dùng thuốc không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám để đánh giá lại điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hay phác đồ điều trị khi cần thiết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?
22:13:52 03/02/2025
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộngHai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng
18:35:43 02/02/2025
'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường
11:20:38 03/02/2025
Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏeĂn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe
12:27:58 03/02/2025
Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vúPhát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú
13:02:42 03/02/2025
Ăn thì là có tác dụng gì?Ăn thì là có tác dụng gì?
13:58:09 03/02/2025
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắmLoại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm
13:55:24 02/02/2025
Ba không khi ăn hạt bíBa không khi ăn hạt bí
14:46:57 02/02/2025

Tin đang nóng

Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
10:53:44 04/02/2025
Sốc: Từ Hy Viên không được làm tim phổi nhân tạo trong lúc nguy kịch, nguyên nhân tử vong chính thức được công bốSốc: Từ Hy Viên không được làm tim phổi nhân tạo trong lúc nguy kịch, nguyên nhân tử vong chính thức được công bố
06:37:24 04/02/2025
Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
10:41:35 04/02/2025
Lời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóngLời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóng
06:58:44 04/02/2025
No.1 Hot seach: Chồng cũ Từ Hy Viên dầm mưa trên phố sau tin vợ cũ qua đời vì bệnh cúmNo.1 Hot seach: Chồng cũ Từ Hy Viên dầm mưa trên phố sau tin vợ cũ qua đời vì bệnh cúm
08:55:30 04/02/2025
Thảm cảnh của Từ Hy Viên: Không thể đóng phim vì lý do đau lòng, 2 lần suýt chết ám ảnh cả đờiThảm cảnh của Từ Hy Viên: Không thể đóng phim vì lý do đau lòng, 2 lần suýt chết ám ảnh cả đời
08:20:48 04/02/2025
Mỹ nam duy nhất được Từ Hy Viên cầu hôn: Lụy tình đến mức trầm cảm, nhận cái kết ê chề mất cả bồ lẫn bạnMỹ nam duy nhất được Từ Hy Viên cầu hôn: Lụy tình đến mức trầm cảm, nhận cái kết ê chề mất cả bồ lẫn bạn
09:03:31 04/02/2025
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hônMở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn
05:59:15 04/02/2025

Tin mới nhất

Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất

Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất

11:00:15 04/02/2025
Rượu là thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước, từ đó gây ra một số triệu chứng khó chịu hơn khi say rượu, chẳng hạn đau đầu, chóng mặt, khát nước và mệt mỏi. Vì vậy, việc bù nước vào ngày hôm sau là điều quan trọng.
Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

10:50:46 04/02/2025
Ăn một chế độ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp cao.
Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

10:48:15 04/02/2025
Magiê đóng vai trò trong hầu hết các quá trình lão hóa tế bào, bao gồm giao tiếp tế bào, ổn định gen, duy trì protein lành mạnh. Ngoài ra, magiê cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ và sức khỏe não bộ.
6 loại trà giúp 'giải rượu'

6 loại trà giúp 'giải rượu'

10:46:11 04/02/2025
Uống trà cà gai leo sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu, đồng thời làm dịu cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

10:42:20 04/02/2025
Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin - loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.
Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

09:38:11 03/02/2025
Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?

11:27:49 02/02/2025
Bệnh gan nhiễm mỡ (không do rượu) xảy ra khi có sự tích tụ thêm chất béo trong tế bào gan. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc có mức cholesterol cao.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định

Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định

09:11:26 02/02/2025
Bước đầu tiên để thiền thành công là tìm một không gian mà bạn có thể hoàn toàn bình tĩnh và thư giãn. Không gian đó không có sự xao nhãng, an toàn và quen thuộc với tâm trí và cơ thể bạn.

Có thể bạn quan tâm

Tết rửa bát quá nhiều, bị tắc ống thoát bồn rửa bát thì đây là cách khắc phục giá rẻ lại hiệu quả 100%

Tết rửa bát quá nhiều, bị tắc ống thoát bồn rửa bát thì đây là cách khắc phục giá rẻ lại hiệu quả 100%

Sáng tạo

12:51:02 04/02/2025
Chỉ với vài phút, bạn không chỉ đánh bay vết bẩn hay dầu nhờn dính trên ống thoát bồn rửa mà còn loại bỏ hết mùi hôi, trả lại cho căn bếp một không gian sạch sẽ.
Cựu thứ trưởng Bộ TN&MT sai phạm, doanh nghiệp thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng

Cựu thứ trưởng Bộ TN&MT sai phạm, doanh nghiệp thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng

Pháp luật

12:47:18 04/02/2025
Trong vụ án này, ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cả gia đình bị tai nạn giao thông trên cao tốc ở Thanh Hóa, 2 con tử vong

Cả gia đình bị tai nạn giao thông trên cao tốc ở Thanh Hóa, 2 con tử vong

Tin nổi bật

12:41:41 04/02/2025
Đang điều khiển xe ô tô lưu thông trên cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, ô tô 4 chỗ xảy ra va chạm với xe khách khiến 2 người chết, 2 người bị thương.
Nữ ca sĩ 9X mắc ung thư, ôm chồng khóc nức nở trong nhà vệ sinh khi nhận kết quả

Nữ ca sĩ 9X mắc ung thư, ôm chồng khóc nức nở trong nhà vệ sinh khi nhận kết quả

Sao châu á

12:06:56 04/02/2025
Nữ ca sĩ nổi tiếng Hàn Quốc ChoA (Crayon Pop) mắc ung thư cổ tử cung từ tháng 5/2023 và cô hiện vẫn đang chiến đấu với bệnh tật.
Dừng sản xuất 2 ngày 1 đêm, nguyên nhân là gì?

Dừng sản xuất 2 ngày 1 đêm, nguyên nhân là gì?

Tv show

12:03:40 04/02/2025
Đạo diễn chương trình 2 ngày 1 đêm xác nhận đang tạm dừng để nhường sóng cho những chương trình mới, đồng thời để dàn cast dành thời gian cho dự án cá nhân
Diện quần tây ống rộng để trông cao hơn

Diện quần tây ống rộng để trông cao hơn

Thời trang

11:22:59 04/02/2025
Eo cao, ống rộng thẳng hoặc hơi xòe từ hông xuống gấu và sang trọng không kém, quần tây hay còn gọi quần palazzo là chiếc quần duy nhất vừa vặn với mọi người, đặc biệt nó còn hỗ trợ cho người mặc tăng thêm vài centimet.
Phụ nữ sinh vào 5 tháng âm lịch này giàu lòng trắc ẩn nên hưởng nhiều phúc lành, hậu vận phú quý

Phụ nữ sinh vào 5 tháng âm lịch này giàu lòng trắc ẩn nên hưởng nhiều phúc lành, hậu vận phú quý

Trắc nghiệm

11:15:34 04/02/2025
Khi nhắc đến những phụ nữ sinh vào 5 tháng Âm lịch đặc biệt này, không ít người sẽ gật gù công nhận một điều rằng, số phận họ dường như đã được Thần tài ghi danh từ lâu.
Apple Arcade chuẩn bị ra mắt 3 tựa game cùng lúc, có một tựa game đưa người chơi 9x trở lại tuổi thanh xuân

Apple Arcade chuẩn bị ra mắt 3 tựa game cùng lúc, có một tựa game đưa người chơi 9x trở lại tuổi thanh xuân

Mọt game

11:02:55 04/02/2025
Apple Arcade tiếp tục lì xì cộng đồng game thủ mùa Tết này bằng 3 tựa game mới siêu bánh cuốn . Apple Arcade chuẩn bị ra mắt 3 tựa game mới cùng lúc?
Dòng chữ ghi trên mép phong bao lì xì bỗng khiến nhiều người phát hiện mình "thắng đời 1000 - 0"

Dòng chữ ghi trên mép phong bao lì xì bỗng khiến nhiều người phát hiện mình "thắng đời 1000 - 0"

Netizen

10:49:16 04/02/2025
Mới đây trên MXH Threads, Nguyễn Lâm Thảo Tâm - cô bạn Gen Z xinh đẹp thu hút sự chú ý khi đăng tải hình ảnh phong bao lì xì của mình.
Cuộc chiến thương mại mới của Tổng thống Trump: Đồng minh thành mục tiêu

Cuộc chiến thương mại mới của Tổng thống Trump: Đồng minh thành mục tiêu

Thế giới

10:32:03 04/02/2025
Philip Verleger, nhà phân tích năng lượng kỳ cựu, nhận định: Ông Trump có ý định làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách làm giảm sức mạnh của mọi quốc gia khác. Hợp tác không phải là mục tiêu, trọng tâm của ông ấy là thống trị .
Thịt luộc thừa sau Tết đem làm gỏi cổ hũ dừa giòn ngon, chua chua ngọt ngọt siêu hấp dẫn

Thịt luộc thừa sau Tết đem làm gỏi cổ hũ dừa giòn ngon, chua chua ngọt ngọt siêu hấp dẫn

Ẩm thực

10:26:43 04/02/2025
Kết hợp thịt luộc mềm thơm, thịt tôm chắc ngon, với vị giòn ngọt của cổ hủ dừa, hòa quyện cùng nước trộn gỏi chua cay, món ăn này không chỉ giúp làm mới thực đơn mà còn là cách giải ngán hiệu quả.