Căn bệnh bí ẩn khiến gần 100 nữ sinh trung học bị liệt
Các quan chức ở hạt Kakamega, Kenya đang nỗ lực tìm nguyên nhân của một căn bệnh bí ẩn khiến 95 nữ sinh tại một trường trung học nữ gần như không thể đi lại.
Trong vài tuần qua, 95 học sinh từ Trường trung học nữ sinh St. Theresa’s Eregi ở Kakamega, một thành phố nằm cách thủ đô Nairobi 374km về phía Tây Bắc, đã phải nhập viện do bị liệt hai chi dưới, làm dấy lên mối lo ngại về một căn bệnh bí ẩn.
Căn bệnh này khiến các bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng và đang lên tiếng đòi chính quyền tìm ra nguyên nhân và bảo vệ cho con gái mình.
Hàng chục học sinh của Trường trung học nữ sinh St. Theresa’s Eregi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh bí ẩn khiến chân bị tê liệt. (Ảnh: odditycentral)
Nhiều đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội Kenya cho thấy các cô gái phải rất khó khăn để có thể đi lại bình thường.
Bác sĩ Bernard Wesonga ở Ủy ban Xuất sắc Lâm sàng (CEC) của quận Kakamega nói với các nhà báo rằng các mẫu máu, nước tiểu và phân đã được thu thập và gửi đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân, nhưng cho đến nay, vẫn chưa rõ chính xác căn bệnh gì đã khiến các cô gái bị liệt.
Trường học đã tuyên bố đóng cửa vô thời hạn.
Học sinh trường trung học nữ sinh Eregi lắng nghe bài phát biểu của một quan chức chính phủ khi trường phải đóng cửa ngày 4/10. (Ảnh: tuko.co)
Video đang HOT
Những nữ sinh bị ảnh hưởng bởi căn bệnh bí ẩn cho biết, chân của họ bị tê và bất động. Một số người còn bị đau đầu dữ dội, nôn mửa và sốt. May mắn thay, nhiều người trong số họ đã bắt đầu khá hơn.
Bác sĩ Bernard Wesonga cho biết: “Một số học sinh phản ứng tích cực với thuốc, trong khi những học sinh khác vẫn đang được chăm sóc y tế.
Chính quyền địa phương đã kêu gọi các bậc cha mẹ chăm sóc và theo dõi con cái cẩn thận trong khi chờ các quan chức y tế làm việc để xác định nguyên nhân của tình trạng bí ẩn và thiết lập các biện pháp ngăn chặn.
Nữ sinh miệt mài 'chinh chiến' các chương trình giao lưu quốc tế
Hơn 15 hội nghị quốc tế và học bổng trao đổi; thành thạo 3 ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn; hơn 20 giải thưởng lớn nhỏ là những con số chứng minh cho việc hết mình trong giao lưu hội nhập quốc tế của nữ sinh viên Trịnh Hải Đăng, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Những bước đi đầu tiên
Khi còn học THCS, nữ sinh Hải Đăng cho biết mình vẫn còn yếu tiếng Anh đến nỗi không biết chia động từ cũng như các thì cơ bản. Đến năm cuối cấp, nhìn thấy bạn bè trong lớp ai nấy đều giỏi giang, Đăng tự nhủ mình phải quyết tâm học ngoại ngữ.
Trịnh Hải Đăng luôn tích cực tham gia các chương trình giao lưu quốc tế NVCC
Năm 2019, khi đã trở thành sinh viên ngành xã hội học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và tự tin với vốn tiếng Anh đã tích lũy, Đăng ghi danh cuộc thi Hùng biện tiếng Anh TP.HCM và đoạt giải nhất. Trước đó, Đăng đã giành giải nhì trong cuộc thi Hùng biện tiếng nói thanh niên.
Trong hoạt động Đoàn, Hội, nữ sinh quê Nghệ An cũng đã để lại những dấu ấn, như: bằng khen của T.Ư Hội Sinh viên VN cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2021 - 2022; 2 lần đạt danh hiệu "Điển hình Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" cấp trường...
Theo Đăng, với mục tiêu cốt lõi là học hỏi, bản thân luôn trong tâm thế cởi mở, không làm khó mình khi tham gia các cuộc thi học thuật. Bên cạnh đó, Đăng cũng không ngừng trau dồi thêm tiếng Trung và tiếng Hàn. "Mình sẽ phân bổ hợp lý thời gian biểu trong tuần để có thể học 3 thứ tiếng. Trong quá trình ôn luyện, mình sẽ xem nhiều lần những video mang tính truyền cảm hứng, sau đó xem phụ đề để đọc đi đọc lại", Đăng "mách nước" bí quyết học ngoại ngữ hiệu quả.
Ngoài ra, Đăng còn nhiệt huyết tham gia vào mảng dẫn chương trình song ngữ hoặc một số dự án phục vụ cộng đồng. Với Đăng, những điều đó chính là tiền đề giúp cô nàng có thể vươn ra "biển lớn".
Xông xáo hội nhập
Trong giai đoạn giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19 năm 2021, Đăng đã kiên trì nộp hồ sơ và trúng tuyển 4 chương trình giao lưu quốc tế trực tuyến, tiêu biểu là việc trở thành 1 trong 10 đại biểu của VN tham dự Hội nghị Hội đồng sinh viên lần thứ V. Tuy nhiên, phải đến khi có cơ hội góp mặt trực tiếp trong Hội nghị ASEAN lần thứ 3 về Phòng chống tội phạm và Tư pháp hình sự năm 2022 tại Thái Lan, Đăng mới thực sự mở mang tầm mắt.
Tháng 7 vừa qua, Đăng còn có cơ hội tham dự Hội nghị Thanh thiếu niên toàn cầu 2023 tại Hàn Quốc
Cụ thể, lúc bấy giờ, ngoại trừ Đăng, đa số đại biểu từ những nước khác đều theo chuyên ngành luật. Vì vậy, khi nghe họ trình bày kiến thức chuyên môn, bản thân không khỏi choáng ngợp. Tuy nhiên, Đăng vẫn giữ thái độ bình tĩnh để nêu quan điểm của mình dưới lăng kính xã hội học.
"May mắn thay, mọi người đã rất cởi mở lắng nghe, thậm chí Viện trưởng Viện Tư pháp Thái Lan còn dành lời khen cho phần thuyết trình của mình. Từ đó, mình đã cải thiện được kỹ năng thuyết trình và tư duy phản biện cũng như có thêm hiểu biết về pháp luật, công nghệ, chính trị", Đăng nói.
Cùng năm 2022, Đăng còn có cơ hội tham gia những sự kiện khác như Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản, Diễn đàn Hiệp hội Sinh viên luật châu Á...
Đặc biệt, tháng 5 vừa rồi, Đăng là 1 trong 22 thanh niên Đông Nam Á tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42. Đây là cơ hội quý giá mà Đăng có được từ việc góp mặt trong chương trình Đối thoại thanh niên ASEAN (AYD) diễn ra vào tháng 4. Đăng kể: "Sau chương trình AYD, Ủy ban Quốc gia về thanh niên VN, Ban Quốc tế T.Ư Đoàn đã lựa chọn mình trở thành 1 trong 2 đại biểu VN tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42. Sự kiện trọng đại này đã khiến mình ý thức rõ hơn về trách nhiệm của thanh niên trong thời đại số".
Trong hội nghị, Đăng và các đại biểu đã trình bày bản khuyến nghị về chính sách "Phát triển kỹ thuật số hướng tới mục tiêu phát triển bền vững". Trước đó, Đăng đã đọc sách, báo, nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu để nắm vững kiến thức về ASEAN cũng như mối quan hệ của VN với các quốc gia Đông Nam Á.
Nhìn lại hành trình ứng tuyển các chương trình giao lưu quốc tế, Đăng đúc kết bài luận là yếu tố chiếm 60% để hồ sơ ghi điểm với hội đồng xét duyệt. "Trong bài luận, mình thường nhấn mạnh 3 ý chính: câu chuyện cá nhân, sự đóng góp của bản thân với chương trình và khả năng cống hiến cho cộng đồng trong tương lai. Bài luận phải diễn đạt chặt chẽ, gãy gọn và khắc họa được chân dung của bản thân", Đăng cho hay.
Là người bạn cùng lớp và đã đồng hành với Đăng từ những ngày đầu vào giảng đường, Phạm Thị Nga chia sẻ: "Đăng làm việc bằng cả cái tâm và luôn hết mình trong phong trào thi đua của Đoàn, Hội. Ngoài ra, mình rất quý Đăng vì bạn sống kỷ luật, nền nếp và luôn chan hòa với mọi người. Vì vậy, mình tự hào khi Đăng đã có cho bản thân những thành tích đáng nể".
Vụ cô giáo khiến nữ sinh quỳ trước cửa lớp: Giám đốc Sở GD-ĐT nói phải xử lý nghiêm Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng cần phải xử lý nghiêm. Hành động của giáo viên ảnh hưởng tới nhà trường, ngành giáo dục, khiến dư luận vô cùng bức xúc Liên quan đến việc cô giáo khiến nữ sinh quỳ, khóc đến kiệt sức trước cửa lớp tại Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội,...