Cần 7 năm để thế giới trở lại bình thường
Bloomberg dự báo cần 7 năm để thế giới trở lại bình thường như thời điểm chưa bùng phát dịch COVID-19 nếu căn cứ theo tốc độ tiêm chủng hiện nay.
Theo Bloomberg, thời điểm đại dịch COVID-19 kết thúc có thể đo bằng việc tiêm chủng.
Tiến sỹ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Mỹ và nhiều nhà khoa học tin rằng để cuộc sống trở lại bình thường, tỷ lệ tiêm chủng phải đạt 70-85%.
Bloomberg đã xây dựng một hệ thống dữ liệu về các mũi tiêm COVID-19 trên khắp thế giới. Theo hệ thống này, một số quốc gia đang đạt được tiến bộ nhanh hơn so với các nước khác.
Người dân chọn mua nông sản trong một khu chợ ở Havana, Cuba. (Ảnh: EPA-EFE)
Video đang HOT
Israel, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới đang hướng tới tỷ lệ bao phủ 75% chỉ trong hai tháng. Mỹ sẽ cán mốc này vào khoảng đầu năm 2022.
Tính tới hiện tại, hơn 8,5 tỷ liều vaccine nằm trên 100 thỏa thuận mà các quốc gia ký với nhau. Nhưng chỉ 1/3 quốc gia trong số này bắt đầu chương trình tiêm chủng.
Điều này cho thấy nhiều quốc gia vẫn đang bị tụt lại trong cuộc chiến chống lại COVID-19.
Sự khởi đầu chậm chạp này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ thiếu kinh phí, khả năng tiếp cận cho tới cơ sở vật chất để xử lý vaccine.
Nếu chỉ một vài người trong cộng đồng được tiêm chủng, virus vẫn có thể lây lan mà không được kiểm soát. Khi nhiều người được tiêm chủng hơn, các nhóm người sẽ xây dựng bức tường phòng thủ tập thể để chống lại virus khiến virus bị cô lập thay vì lây lan thành ổ dịch.
Khái niệm này được gọi là miễn dịch cộng đồng. Vẫn có những tranh cãi về thời điểm đạt được miễn dịch cộng đồng. Theo Bloomberg, để đạt điều này tỷ lệ tiêm chủng phải đạt 75%.
Với các tính toán của tờ báo Mỹ, sẽ cần 7 năm để cán mốc này. Theo đó, có thể sẽ cần 7 năm để mọi thứ trở lại bình thường.
Trung Quốc sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trên 60 tuổi
Ủy ban Y tế quốc gia (NHS) của Trung Quốc ngày 13/1 cho biết nước này sẽ mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có cả những người trên 60 tuổi.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NHS, việc mở rộng này là do ngày càng có nhiều dữ liệu nghiên cứu lâm sàng đối với các loại vaccine, nguồn cung vaccine ngày càng tăng và nhu cầu kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Các đối tượng trong chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc bao gồm những người từ 18 đến 59 tuổi - vốn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan cho người khác cao hơn. Những nhóm chính được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc gồm những người tham gia xử lý các sản phẩm đông lạnh dây chuyền nhập khẩu, nhân viên hải quan, nhân viên y tế và những người làm việc trong ngành giao thông công cộng.
Cùng ngày, ban lãnh đạo Tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc cho biết có thể tăng gấp đôi năng lực sản xuất hằng năm vaccine CoronaVac ngừa COVID-19 do tập đoàn này bào chế lên 1 tỷ liều vào tháng 2 tới.
Hơn 7 triệu liều vaccine CoronaVac - một trong 3 loại vaccine do Trung Quốc sản xuất, được sử dụng trong chương trình tiêm chủng khẩn cấp. Ban lãnh đạo Sinovac cũng đã khẳng định độ an toàn và hiệu quả của vaccine CoronaVac.
Indonesia là quốc gia đang sử dụng vaccine của Sinovac cho chương trình tiêm chủng của mình. Trong sáng 13/1, trong một sự kiện được phát sóng trực tiếp, Tổng thống Indonesia Joko Widodo là người đầu tiên được tiêm vaccine CoronaVac do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết gần 1,5 triệu nhân viên y tế sẽ được tiêm vaccine trong tháng 2, tiếp đó các công chức và người dân sẽ được tiêm chủng trong vòng 15 tháng. Ông cùng toàn bộ thành viên nội các và đại diện các tổ chức tôn giáo cũng được tiêm chủng trong ngày 13/1.
Chiến dịch tiêm chủng trên được tiến hành chỉ hai ngày sau khi Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) chính thức cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine của công ty Sinovac.
Hôm 12/1, Indonesia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 gồm 15 triệu liều từ công ty Sinovac Biotech. Trước đó, quốc gia này đã tiếp nhận 1,2 triệu liều vào ngày 6/12 và thêm 1,8 triệu liều khác vào ngày 31/12.
Một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan cho biết sẽ nhận và sử dụng vaccine CoronaVac của Trung Quốc từ tháng tới. Quốc gia Đông Nam Á này đã đặt mua 2 triệu liều vaccine CoronaVac và dự kiến sẽ nhận 200.000 liều đầu tiên vào tháng tới.
Trong khi đó, Malaysia - nước đang đàm phán mua vaccine CoronaVac của Sinovac, cho biết sẽ chỉ xúc tiến các thủ tục tiếp theo nếu vaccine này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của nước này. Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Khairy Jamaluddin khẳng định nước này sẽ xem xét dữ liệu thử nghiệm của Sinovac trước khi đưa ra quyết định có mua hay không.
Ca nCoV toàn cầu gần 85 triệu, Mỹ trải qua tháng chết chóc nhất Thế giới ghi nhận gần 85 triệu ca nCoV, trong đó hơn 1,84 triệu người chết. Mỹ trải qua tháng 12 với số ca nhiễm và tử vong đều cao kỷ lục. Thế giới ghi nhận 84.916.674 ca nhiễm và 1.842.397 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 634.996 và 8.960 ca một ngày, trong khi 60.017.711 người đã bình phục, theo trang...