Cần 1.300 tỷ đồng mua tàu đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông
Số tiền này được Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) công bố sau thẩm định phê duyệt dự toán Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Giá mua đoàn tàu 1.300 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển.
Trước đó, Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đường sắt đã kiến nghị Bộ GTVT 2 phương án mua sắm đoàn tàu cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Trong đó, phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của TEDI, giá trị thẩm định của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC… có giá trị khoảng hơn 63,2 triệu USD (tương đương 1.300 tỷ đồng). Phương án 2 có tổng giá trị hơn 51,7 triệu USD, chỉ là tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư được phê duyệt.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần 1.300 tỷ đồng để mua đoàn tàu (ảnh: Hữu Nghị)
Sau khi thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là trên 63 triệu USD và dựa trên chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt dự toán chi phí. Mức giá này đã bao gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển đến tận chân công trình.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông dài 13 km khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Toàn tuyến đường sắt đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Láng – Đại học Quốc gia – Vành đai III – Thanh Xuân III – Bến xe Hà Đông – Hà Đông – La Khê – Văn Khê – Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.
Sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD. So với hợp đồng ký kết, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang bị chậm gần 2 năm với tiến độ điều chỉnh là hoàn thành vào ngày 31/12/2015, tuy nhiên Bộ GTVT cho biết thực tế dự án có rất nhiều khó khăn từ năng lực nhà thầu, cách điều hành của Ban Quản lý Dự án nên khả năng đến quý I/2016 thì dự án mới có thể kết thúc.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đêm trên công trường Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đèn điện sáng choang, tiếng máy ầm ầm, kỹ sư công nhân căng sức, những phiến dầm bê tông nặng hàng trăm tấn được gác lên trụ chính xác từng phân... Đó là hình ảnh diễn ra mỗi đêm trên công trường Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).
Video đang HOT
10h đêm, khi hoạt động giao thông vắng dần, những nhà dân xung quanh dự án chìm vào giấc ngủ thì cũng là lúc công trường thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bắt đầu nhộn nhịp.
Chiếc xe chuyên dụng chở phiến dầm bê tông di chuyển từ bãi đúc Đông Nội tiến vào công trường. Tại đây một hệ thống cầu khổng lồ sẽ từ từ nhấc phiến dầm lên.
Hoạt động thi công lao lắp dầm đường sắt Cát Linh - Hà Đông diễn ra vào ban đêm
Mỗi phiến dầm nặng 230 tấn, dài 32m và rộng 4,5m. Mỗi phiến dầm được lao lắp lên trụ, ngoài hệ thống máy móc hiện đại thì cần khoảng 10 nhân công tham gia hỗ trợ, trong đó bao gồm đại diện Ban Quản lý dự án, tư vấn giám sát và nhà thầu. Để phục vụ cho việc lao lắp dầm mỗi đêm, mọi công tác chuẩn bị được tiến hành từ sáng, mỗi bộ phận một công việc được thực hiện theo chuỗi liên hoàn và yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật.
Chỉ riêng thời gian vận chuyển dầm từ bãi đúc ra công trường đã mất 45 phút đồng hồ/6km đường, và phải mất khoảng 1 tiếng để đưa được một phiến dầm lên trụ đảm bảo an toàn và chắc chắn, chính xác tuyệt đối. Trên mỗi trụ là 2 phiến dầm được gác lên với khoảng cách an toàn nhất theo tiêu chuẩn kỹ thuật với 2 đường ray chạy song song, và khi đưa vào khai thác thì trên cao sẽ luôn có 2 đoàn tàu ngược chiều.
Thông thường, mỗi đêm sẽ lao lắp 2 phiến dầm, vào thời gian cao điểm là 4 phiến. Hoạt động thi công sẽ diễn ra trong khoảng 4 tiếng, sau đó sẽ dừng để đảm bảo giao thông thông suốt cho các phương tiện, bắt đầu từ 2h sáng ngày hôm sau.
Được biết, dầm đường sắt trên cao do Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long - CTCP thi công, trong tổng số 806 phiến dầm của toàn dự án thì đến nay đơn vị thi công đã hoàn thành 505 phiến, trong đó nhà thầu đã tiến hành lao lắp được 354 phiến lên trụ, số còn lại sẽ phụ thuộc vào kế hoạch xây lắp các nhà ga của dự án.
Ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt - cho biết, theo kế hoạch đến cuối 2015 toàn bộ hạ tầng đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có thể đảm bảo hoàn thành và đến đầu năm 2016 khi đưa đoàn tàu về sẽ tiến hành chạy thử, sau đó đưa vào khai thác thương mại.
Cũng theo ông Thành, hiện nay tổng thầu Trung Quốc đang khó khăn trong việc huy động thêm nguồn lực tài chính - vốn lưu động của nhà thầu. Ban Đường sắt đang yêu cầu nhà thầu chuyển kinh phí từ vốn lưu động để thúc đẩy tiến độ thi công cho công trình.
Về việc thi công 7 nhà ga của tuyến đường sắt trên cao, hiện nay Ban Quản lý dự án đã cho khởi động lại 2/7 nhà ga và trong tuần này cho triển khai thêm 3 nhà ga, 2 nhà ga còn lại sẽ cho triển khai tiếp vào cuối tháng 3 này.
"Việc thi công các nhà ga này, hiện chúng tôi đang phối hợp với Sở GTVT Hà Nội thống nhất phương án xén mở đường, đóng kín ở phía dưới để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn thi công các nhà ga chúng tôi cũng yêu cầu đơn vị thi công phải sửa chữa lại toàn bộ các hệ đà giáo trước khi thi công trở lại..." - Tổng Giám đốc Lê Kim Thành cho hay.
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km đường sắt trên cao, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.
Sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận trên công trường Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ban đêm:
10h đêm, tuyến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông thưa vắng phương tiện, cũng là lúc công trường đường sắt bắt đầu thi công
Phân luồng giao thông đảm bảo thi công
Xe chuyên dụng chở từng phiến dầm tiến vào công trường
Những công nhấn leo lên mặt dầm để móc nối thiết bị cẩu
Bên dưới, một nhóm khác tập trung kiểm tra kỹ thuật và tháo phần kết nối giữa dầm với xe chuyên dụng
Phiến dầm nặng 230 tấn từ từ được cẩu lên trụ
Chỉ huy công trường điều hành thi công
Phải mất 1 tiếng đồng hồ để phiến dầm được cẩu thành công và đặt lên trụ chắc chắn
Mỗi phiến dầm có chiều dài 32m, rộng 4,5m, sẽ được kết nối liên hoàn với hàng trăm phiến dầm khác để tạo thành một đường ray chạy tàu điện trên cao.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông: Cuối năm 2015 phải hoàn thành Trước tiến độ Dự án Đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh- Hà Đông thi công chậm, sáng 2/4, Bộ GTVT (chủ đầu tư) có buổi làm việc với Tổng thầu EPC Trung Quốc, Ban Quản lý Dự án đường sắt và các đơn vị liên quan. Bộ GTVT yêu cầu Tổng thầu phải bỏ "khoán" việc cho thầu phụ, bằng mọi giá...