Campuchia xử hơn 120 chính trị gia đối lập tội phản quốc
Phiên tòa xử hơn 120 chính trị gia đối lập được khai mạc tại Phnom Penh, nhưng quy trình tố tụng tiếp theo được hoãn sang năm sau.
Tổng cộng 121 bị cáo, đều liên quan đến đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia (CNRP) đã bị giải thể, được yêu cầu trình diện tại phiên tòa hôm nay. Tuy nhiên, chỉ 34 bị cáo xuất hiện tại phiên tòa ở thủ đô Phnom Penh, do nhiều người đang sống lưu vong.
Các bị cáo và nhân viên tòa án đến phiên xử trong bối cảnh an ninh được thắt chặt. Hầu hết phóng viên không thể vào trong và cảnh sát nói rằng phòng xử án đã chật cứng.
Theary Seng (giữa), một trong những bị cáo xuất hiện tại phiên tòa ở Phnom Penh hôm nay. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Một số bị cáo phàn nàn rằng họ không được xem cáo trạng chống lại mình trước phiên tòa, trong khi một số tin rằng họ bị truy tố vì đã ủng hộ chuyến trở về bất thành từ Pháp của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy năm ngoái.
Ney Leak, 29 tuổi, nhà hoạt động chính trị đối lập đối mặt với cáo buộc đăng thông điệp ủng hộ sự trở lại của Rainsy, nói rằng cô “vô tội”. “Đây là những cáo buộc nghiêm trọng. Tôi hy vọng tòa án sẽ bỏ qua vì chúng tôi không làm gì sai”, cô nói với các phóng viên.
Sau hai giờ xét xử, khi các luật sư đề nghị có thêm thời gian chuẩn bị, thẩm phán quyết định chia vụ án thành hai. Phiên tòa được hoãn lại, các phiên xử tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 1 vào tháng 3 năm sau.
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc Rhona Smith cho rằng các phiên tòa xét xử thành viên đảng đối lập “dường như có động cơ chính trị, thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng”. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia khẳng định các bị cáo đã phạm tội nghiêm trọng và quy trình tố tụng được tuân thủ đầy đủ.
AFP: Châu Âu trở thành tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19
Theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp) dựa trên số liệu của các cơ quan y tế, châu Âu đã trở thành tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trên thế giới.
Tính đến 11h GMT (tức 18h giờ Việt Nam) ngày 5/11, tổng cộng 52 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Âu có 11,6 triệu ca mắc, trong đó có hơn 293.000 ca tử vong. Như vậy, châu Âu đã vượt cả khu vực Mỹ Latinh và Caribe với 11,4 triệu ca mắc, trong đó có 407.000 ca tử vong.
Cửa hàng tại Paris, Pháp, đóng cửa ngày 30/10/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc tại châu Âu tăng vọt trong những tuần gần đây sau khi dịch bệnh tạm lắng vào mùa Hè ở Bắc bán cầu. Kể từ đầu tháng 10, khu vực này ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày cao nhất thế giới. Tuần trước, "lục địa già" công bố 277.000 ca mắc mới trong một ngày, chiếm hơn 50% tổng số 517.000 ca mắc/ngày trên toàn cầu. Tỷ lệ lây nhiễm tuần trước tại châu Âu cũng tăng hơn 20% so với tuần trước đó.
Những nước trong khu vực có số ca mắc mới cao nhất trong 7 ngày qua là Pháp (trung bình 44.000 ca/ngày, tăng 11% so với tuần trước đó), Italy (28.600 ca, tăng 43%), Anh (22.400 ca, tăng 2%), Tây Ban Nha (21.100 ca, tăng 13%) và Ba Lan (20.000 ca, tăng 46%). Xét về số ca tử vong, tình hình dịch bệnh tại châu Âu còn nghiêm trọng hơn. Số ca tử vong của khu vực này trong tuần qua tăng lên 21.500 ca từ 14.403 ca tuần trước đó, tức là tăng gần 50%.
Trả lời cuộc phỏng vấn của hãng AFP cùng ngày, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge cho biết số ca mắc COVID-19 tại châu Âu đang gia tăng với tốc độ nhanh khi chỉ mất vài ngày toàn châu lục đã ghi nhận thêm 1 triệu ca mắc. Bên cạnh đó, ông Kluge cảnh báo số ca tử vong do COVID-19 cũng đang tăng dần.
Cùng ngày 5/11, Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới tính theo ngày tại Đức đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát hồi tháng 3 năm nay.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức ngày 30/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, các số liệu do viện RKI công bố cho thấy trong 24 giờ qua, cả nước Đức đã ghi nhận 19.990 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 596.583 người. Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng tăng thêm 118 người sau 24 giờ lên 10.930 ca. Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp viện RKI ghi nhận hơn 100 ca tử vong do COVID-19 tại Đức.
Trong khi đó, Văn phòng thống kê liên bang cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng với việc Đức tái áp đặt biện pháp phong tỏa từng phần, bắt đầu có hiệu lực từ hôm 2/11, đã khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với một số mặt hàng vệ sinh và thực phẩm tăng cao trong nửa cuối tháng 10 vừa qua.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua nước khử trùng của người dân cũng tăng liên tục trong những tuần gần đây. Cụ thể trong tuần cuối cùng của tháng 10, doanh số bán nước khử trùng tại Đức đã tăng 104% so với mức trước khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn nhiều so với đợt phong tỏa đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 3 với doanh số có lúc tăng gần 8 lần so với trước khủng hoảng. Ngoài ra, người dân Đức cũng đang có xu hướng tích trữ nhiều nguyên liệu làm bánh khi doanh số bán bột mì, men và đường tăng lần lượt 101%, 74% và 63% so với mức trước khi dịch bệnh bùng phát.
Trong khi đó, giới chức y tế Hà Lan cho biết số ca mắc mới trong ngày tại nước này đã giảm xuống dưới 7.000 ca cùng ngày 5/11. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 12/10. Cụ thể, Hà Lan ghi nhận thêm 6.965 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 390.488 ca với 7.769 ca tử vong. Số ca nhiễm mới tại quốc gia Tây Bắc châu Âu đang giảm kể từ khi đạt đỉnh hơn 11.000 ca vào cuối tuần qua.
Một đối tượng bắt cóc con tin tại Moskva dọa gây nổ Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn hãng thông tấn TASS ngày 4/11 đưa tin, một đối tượng chưa rõ danh tính đã bắt giữ nhiều con tin trong một căn hộ ở phía Bắc thủ đô Moskva và đe dọa gây nổ. Cảnh sát và lực lượng phản ứng nhanh của Nga phong tỏa hiện trường một vụ bắt giữ con tin. Ảnh...