Campuchia xem xét tiêm phòng COVID-19 mũi thứ 4 cho vận động viên và lực lượng tuyến đầu
Các vận động viên thể thao Campuchia dự kiến sẽ được tiêm mũi tăng cường thứ 4 bằng vaccine của hãng Pfizer để chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ngày 6/1 yêu cầu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tổ chức SEA Games 32 (CAMSOC) năm 2023, Samdech Tea Banh, xem xét khả năng tiêm phòng mũi thứ 4 cho các vận động viên thể thao nước này bằng vaccine của hãng Pfizer. Từ tháng 8/2021, lực lượng quân y thuộc Bộ Quốc phòng Campuchia đã tiêm mũi thứ 3 cho toàn bộ vận động viên thể thao trong nước.
Bên cạnh đó, lực lượng tuyến đầu tại 7 tỉnh Campuchia giáp biên giới Thái Lan cũng rất cần được tiêm phòng mũi thứ 4 bằng vaccine Pfizer.
Trong những ngày cuối năm 2021, Campuchia đã tiếp nhận 2,3 triệu liều vaccine của hãng Pfizer do Australia hỗ trợ để tăng cường tiêm phòng mũi bổ sung trong nước trong bối cảnh biến thể Omicron đã xuất hiện tại Campuchia qua các ca nhập cảnh.
Bộ Y tế Campuchia ngày 6/1 thông báo có thêm 18 ca mắc COVID-19, đều là các ca nhập cảnh nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm Omicron được phát hiện tại Campuchia lên 112 ca.
* Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia đã tạm thời cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài từ 14 quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới của biến thể Omicron.
Theo Thông tư số 1/2022 được ban hành ngày 4/1/2022 của Lực lượng Đặc nhiệm xử lý COVID-19 về các Nghị định thư Y tế cho du lịch nước ngoài trong đại dịch COVID-19, Indonesia tạm thời cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài, những người trong vòng 14 ngày đã sống hoặc đến thăm các quốc gia đã xác nhận có trường hợp lây nhiễm Omicron ở cấp cộng đồng là Nam Phi, Botswana, Na Uy và Pháp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, công dân nước ngoài từ các quốc gia hoặc khu vực gần gũi về mặt địa lý với các quốc gia có trường hợp lây nhiễm Omicron trong cộng đồng như Angola, Zambia, Zimbabwe, Malawi, Mozambique, Namibia, Eswatini và Lesotho cũng bị cấm nhập cảnh tạm thời.
Ngoài ra, đối với công dân nước ngoài, những người trong vòng 14 ngày đã sống hoặc đến thăm Vương quốc Anh và Đan Mạch, những quốc gia có hơn 10 nghìn ca nhiễm Omicron, cũng bị cấm nhập cảnh vào quốc gia Đông Nam Á này.
Công dân Indonesia đi du lịch từ nước ngoài được phép vào lãnh thổ Indonesia bằng cách tuân theo các quy trình nghiêm ngặt về sức khỏe do chính phủ đặt ra. Tất cả khách du lịch nước ngoài, công dân Indonesia và công dân nước ngoài phải tuân thủ các quy trình kiểm tra y tế do chính phủ đặt ra và xuất trình thẻ hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19.
Riêng du khách từ nước ngoài phải làm xét nghiệm PCR và phải cách ly tại cơ sở tập trung trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, công dân đến từ các quốc gia có các ca nhiễm Omicron được yêu cầu cách ly tại cơ sở tập trung trong 10 ngày.
Công dân Indonesia và người nước ngoài, những người chưa được tiêm vaccine COVID-19 ở nước ngoài, sẽ được tiêm phòng tại nơi cách ly sau khi đến Indonesia và phải trải qua xét nghiệm PCR. Đặc biệt, đối với người nước ngoài từ 12 đến 17 tuổi có giấy phép cư trú ngoại giao, giấy phép cư trú chính thức, giấy phép lưu trú có thời hạn và giấy phép cư trú vĩnh viễn sẽ được tiêm chủng tại các điểm cách ly.
* Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan ngày 6/1 đã nâng cấp độ cảnh báo COVID-19 quốc gia từ mức 3 lên mức 4 sau sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm biến thể Omicron.
Thư ký thường trực Bộ Y tế Kiattiphum Wongrajit đã công bố quyết định này vào sáng 6/1, nói rằng việc nâng cảnh báo lên cấp độ 4 bao gồm khuyến khích người dân làm việc tại nhà, tạm dừng việc đi lại, đóng cửa các khu vực có nguy cơ và hạn chế số lượng người tại các buổi tụ tập.
Quyết định mới được đưa ra sau khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng thêm 5.775 ca trong 24 giờ qua so với mức 3.899 ca của ngày 5/1. Tiến sĩ Kiattiphum cho biết những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ nên được cách ly tại nhà, để các bệnh viện có thể phục vụ cho những bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng hơn.
Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) Opas Karnkawinpong, số lượng các ca nhiễm mới có thể nhanh chóng vượt qua mốc 10.000 ca/ ngày, dựa trên sự gia tăng các ca nhiễm được ghi nhận vào sáng 6/1.
Ông Opas khuyến nghị người dân nên hoãn các chuyến đi không thiết yếu đến các tỉnh và quốc gia khác, đồng thời nên tránh sử dụng phương tiện công cộng cho các chuyến đi liên tỉnh. Ông kêu gọi người dân tiêm vaccine càng sớm càng tốt và xét nghiệm nhanh kháng nguyên thường xuyên để phát hiện bệnh và được điều trị sớm.
Chính phủ Thái Lan cũng thông báo tất cả nhân viên chính phủ sẽ bắt đầu làm việc tại nhà từ ngày 4/1và kêu gọi doanh nghiệp tư cũng làm như vậy để giảm thiểu sự lây lan của biến thể Omicron.
Tính đến sáng 6/1, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 2.245.250 ca nhiễm COVID-19 kể từ đầu dịch, trong đó có 2.185.502 bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn và 21.780 người không qua khỏi.
Campuchia mở cửa sớm cho du khách nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ
Chính phủ Campuchia vừa ra thông báo rằng, các du khách nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 có thể đến thăm vương quốc này mà không cần mất thời gian cách ly từ ngày 15/11.
Khách tham quan khu đền cổ Angkor ở Siem Reap. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các biện pháp hạn chế đi lại được áp đặt để ngăn chặn đại dịch COVID-19 đã kìm hãm ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ của Campuchia, khiến doanh thu của ngành này giảm mạnh xuống 1 tỷ USD vào năm ngoái, từ mức tương ứng gần 5 tỷ USD vào năm 2019, khi quốc gia này thu hút 6,6 triệu lượt khách.
Tối 14/11, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã bất ngờ đưa ra thông báo rằng tất cả khách du lịch và doanh nhân quốc tế đã được tiêm phòng đầy đủ có thể tới thăm toàn bộ đất nước Campuchia một cách tự do mà không cần thực hiện cách ly.
Quyết định này đi ngược với kế hoạch mở cửa trở lại trước đó của Campuchia, theo đó các điểm bãi biển nổi tiếng như Sihanoukville và đảo Koh Rong, cũng như Dara Sakor - một khu nghỉ mát do Trung Quốc phát triển - dự kiến sẽ đón du khách từ ngày 30/11, còn việc mở cửa trở lại Siem Reap - cửa ngõ vào quần thể Angkor Wat đã được xếp hạng di sản thế giới - sẽ được tiến hành từ tháng 1/2022.
Ông Hun Sen cho biết, khách du lịch sẽ phải xuất trình chứng nhận tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 và xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 không dưới 72 giờ trước khi khởi hành và xét nghiệm lần nữa khi đặt chân đến lãnh thổ Campuchia.
Ông Hun Sen ra lệnh cho Bộ Y tế, Bộ Du lịch và các ngành liên quan thực hiện các biện pháp này từ ngày 15/11/2021, nói thêm rằng động thái này là một cách nhanh chóng để mở cửa trở lại đất nước.
Hor Sophea, một hướng dẫn viên du lịch tại Angkor Wat, hoan nghênh động thái này, cho rằng đó là một "bước tích cực" cho sự tồn tại của ngành du lịch của Campuchia.
Ông Hun Sen cho biết, những du khách không được tiêm chủng sẽ phải cách ly trong 14 ngày.
Campuchia đã thoát khỏi giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch vào năm 2020, nhưng ghi nhận phần lớn trong tổng số gần 120.000 trường hợp mắc COVID-19 tại nước này là từ tháng 4 năm nay.
Campuchia đã giành được nhiều lời khen ngợi cho chương trình tiêm chủng nhanh chóng, với 88% trong tổng số hơn 16 triệu dân hiện đã được tiêm chủng đầy đủ.
Lào tăng cường phòng dịch COVID-19 tại các nhà máy Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 606 ca mắc mới COVID-19 và 2 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Trong số các ca mắc mới, có tới 601 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Một tuyến phố bị phong tỏa sau khi phát hiện ca...