Campuchia truy tố 4 người Trung Quốc sau vụ sập tòa nhà 7 tầng
Các bị cáo đang bị tạm giam gồm chủ công ty xây dựng và 3 người khác, hiện đối diện mức án tối đa 3 năm tù.
Một công nhân sống sót được đưa ra khỏi đống đổ nát
Tờ South China Morning Post ngày 25.6 đưa tin tòa án ở Campuchia vừa truy tố 4 người Trung Quốc liên quan đến vụ sập tòa nhà 7 tầng tại thành phố Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk) khiến 28 người thiệt mạng.
Tòa án tỉnh Preah Sihanouk cho hay người đứng đầu công ty xây dựng Trung Quốc bị truy tố về tội ngộ sát, trong khi 3 người khác bị truy tố tội thông đồng. Cả 4 bị cáo hiện bị tạm giam chờ xét xử với mức án tối đa là 3 năm tù.
Video đang HOT
Tòa nhà chung cư 7 tầng đang xây và cũng là nơi các công nhân ở tạm trong thời gian thi công. Dự án được thi công tại thành phố Sihanoukville, nơi có nhiều dự án do Trung Quốc đầu tư trong thời gian qua.
Công trình bất ngờ đổ sụp vào sáng sớm 22.6 khi những công nhân đang ngủ trên tầng 2. Đến ngày 24.6, lực lượng cứu hộ tìm thấy 2 nạn nhân sống sót bên dưới đống đổ nát. Tổng cộng có 28 người thiệt mạng và 26 người bị thương.
Sau sự cố, Thủ tướng Hun Sen chấp thuận đơn từ chức của Tỉnh trưởng Preah Sihanouk Yun Min, đồng thời cách chức Phó chủ tịch Ủy ban ứng phó thảm họa quốc gia Nhim Vanda.
Trên trang Facebook cá nhân ngày 24.6, Thủ tướng Hun Sen cho biết ông “đã đồng ý” cho Tỉnh trưởng Yun Min từ chức song ông Yun Min vẫn phải tiếp tục giám sát công việc cứu hộ cứu nạn cho đến khi chiến dịch này chấm dứt.
Ông Yun Min đã xác nhận việc từ chức, đồng thời cầu mong mọi người tha thứ, theo Reuters.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ sập nhà và nhà chức trách đang thẩm vấn những người liên quan để điều tra.
Theo Thanhnien
Quốc gia ĐNA kiên quyết trả Mỹ lô hàng rác thải trá hình
Lô hàng được cho chỉ chứa giấy phế thải nhưng thực tế lại toàn rác thải nhựa.
Indonesia kiên quyết trả lại số rác thải nhựa cho Mỹ. Ảnh minh họa
Tờ Sputnik hôm 16/6 đưa tin, Indonesia đã trả lại 5 container rác thải nhựa cho Mỹ và kiên quyết khẳng định quốc gia này không phải là "nơi chứa rác".
Theo tài liệu hải quan, các container thuộc sở hữu của một công ty Canada nhưng được vận chuyển qua Indonesia từ thành phố cảng Seattle, Mỹ hồi cuối tháng 3. Quan chức địa phương vô cùng phẫn nộ khi phát hiện bên trong container toàn rác thải nhựa thay vì giấy phế thải như thông báo của nơi gửi đến.
Hiện tại, Indonesia tiếp tục kiểm tra nhiều container khác ở bến cảng tại thủ đô Jakarta và thành phố Batam thuộc đảo Sumatra. Động thái diễn ra chỉ vài tuần sau khi Malaysia cũng tuyên bố gửi trả hàng trăm tấn chất thải nhựa cho một số quốc gia hồi tháng 5.
Tương tự, Philippines mới đây cũng trả lại 2.500 tấn rác thải sinh hoạt được gắn mác là "có thể tái chế" cho Canada. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi đầu tháng 4 còn dọa "tuyên chiến" với Canada nếu nước này không nhận lại số rác thải.
Vấn đề xử lý rác thải bắt đầu được chú ý kể từ khí Trung Quốc phải đối mặt với việc trở thành nơi chứa rác thải nhựa cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh quyết định không tiếp tục nhận rác thải nhựa của nước ngoài từ năm 2018 trong nỗ lực làm sạch môi trường. Các quốc gia phương Tây sau đó chuyển hướng sang các quốc gia ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia hay Philippines.
Theo Quỹ tự nhiên toàn cầu, mỗi năm, 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và phần lớn chúng trở thành rác thải nhựa tại bãi rác hoặc dưới đại dương, gây nguy hiểm cho các hệ sinh thái hiện có.
Theo Danviet
Nga sẵn sàng thay Mỹ khai thác thị trường béo bở 1,4 tỷ dân Trung Quốc Các nhà sản xuất lương thực hàng đầu ở Nga rất mong muốn khỏa lấp chỗ trống mà Mỹ để lại ở thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc không thể tự mình lo đủ ăn cho 1,4 tỷ dân. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới có chuyến thăm Nga gặp ông Putin. Theo tờ Bưu điện Hoa nam...