Campuchia triệu tập họp quan chức các tỉnh giáp biên với Việt Nam
Nhà cửa, ruộng vườn chuồng trại cần được giữ nguyên trạng như trước. Đừng mở rộng nhà cửa hay ruộng vườn chuồng trại. Dừng các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nàoTS.Trần Công Trục: Về thông tin từ Campuchia rằng Việt Nam “nhượng bộ”Trung Quốc rót tiền cho Campuchia làm đường đến biên giới giáp Việt Nam
Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong (trái) và Bộ trưởng Nội vụ nước này, ông Sar Kheng trong cuộc họp ngày hôm qua. Ảnh: The Cambodia Daily.
The Cambodia Daily ngày 15/7 đưa tin, hôm qua 14/7 Bộ Nội vụ Campuchia đã triệu tập khoảng 400 quan chức đầu ngành các cơ quan liên quan từ các tỉnh giáp biên với Việt Nam về họp sau một loạt hoạt động đi đến biên giới do phe đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) tiến hành (xúi giục người dân, học sinh sinh viên và tu sĩ Campuchia chống phá biên giới với Việt Nam – PV).
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng thừa nhận rằng có những khó khăn trong hoạt động đàm phán phân giới cắm mốc với Việt Nam trước các Tỉnh trưởng, Cảnh sát trưởng, Chỉ huy trưởng Cảnh sát quân sự và các cơ quan chức năng đến từ các tỉnh giáp biên với Việt Nam. “Giải quyết vấn đề biên giới rất phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn đấu tranh”, ông Sar Kheng nói.
“Một vấn đề phức tạp như vậy không thể chỉ giải quyết theo mong muốn của một số đảng phái mà chỉ có thể được giải quyết khi hai bên đồng ý với nhau. Chúng ta đang nỗ lực để giải quyết một số vấn đề lớn với Việt Nam và vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết”, The Cambodia Daily dẫn lời ông Sar Kheng cho biết.
Bộ trưởng Nội vụ nước này nhấn mạnh, trong khi chờ đợi, quan chức các địa phương có đường biên giới với Việt Nam cần phải tuân thủ một số quy tắc cơ bản. Đầu tiên và trước hết, lãnh đạo các tỉnh này phải ngừng “đàm phán riêng rẽ” với các tỉnh giáp biên bên Việt Nam.
“Đã có một số địa phương khi phía bạn (Việt Nam) đưa ra yêu cầu cho một thỏa thuận thì họ đã đáp ứng. Nhưng chúng ta không thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn. Chúng ta phải báo cáo lên cấp chính phủ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ”, ông Sar Kheng được The Cambodia Daily dẫn lời cho biết.
Ông yêu cầu quan chức các tỉnh này đảm bảo các chủ đất dọc biên giới với Việt Nam ngừng cho người Việt từ bên kia biên giới thuê đất đai của mình, và không được thay đổi hiện trạng tại các vị trí chưa được phân giới cắm mốc.
“Nhà cửa, ruộng vườn chuồng trại cần được giữ nguyên trạng như trước. Đừng mở rộng nhà cửa hay ruộng vườn chuồng trại. Dừng các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng vì các công trình xây dựng có thể ảnh hưởng đến tình hình (phân giới cắm mốc)”, ông Sar Kheng chỉ đạo.
Video đang HOT
Sar Kheng cũng chỉ đạo các tỉnh đóng cửa tất cả các hành lang phi chính thức dọc theo biên giới với Việt Nam và bắt giữ bất cứ ai cố gắng vượt biên trái phép. “Bất cứ chỗ nào tranh chấp biên giới bùng lên thì trước tiên là chính quyền khu vực phải báo ngay cho phía Việt Nam để ngăn chặn, sau đó báo cáo ngay lập tức về chính phủ theo hệ thống hành chính”, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia nói.
Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng, Chieng Am phàn nàn về việc các tỉnh này không được nói chính xác những vùng đất nào ở biên giới thuộc về Campuchia. Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong nói đó chính là lỗi của Tỉnh trưởng khi ông không làm tròn trách nhiệm người đứng đầu Tiểu ban Biên giới của tỉnh mình.
Trong một diễn biến có liên quan, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đã từ chối yêu cầu từ các nghị sĩ CNRP đòi chính phủ Campuchia ngừng hoạt động phân giới cắm mốc trên biên giới với Việt Nam cho đến khi kết thúc tổng tuyển cử năm 2018.
Leng Peng Long, Tổng thư ký Quốc hội Campuchia cho biết ông Heng Samrin không thể đáp ứng yêu cầu này vì Quốc hội đã giao cho Chính phủ Campuchia lập ra Ủy ban Biên giới Quốc gia để giải quyết các vấn đề biên giới.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
UBND tỉnh Thanh Hóa bị kiện vụ công chức chưa tốt nghiệp cấp 2
Ông Trương Trọng Huy xác nhận, đã gửi đơn khởi kiện UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ công chức...
Hôm 13/7, ông Trương Trọng Huy (trú tại xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) xác nhận, cán bộ này đã có đơn khởi kiện UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giải quyết khiếu nại về chế độ (lương, bảo hiểm xã hội) cho cán bộ công chức.
Ông Hoàng Viết Chọn - Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa: "Chúng tôi bố trí công chức cho ông Trương Trọng Huy là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh". Ảnh: Báo Đời sống và Pháp luật.
Theo đó, trong nội dung khiếu nại, ông Trương Trọng Huy đề nghị cơ quan có thẩm quyền thanh toán lương và bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2013 (từ khi ông bị cách chức Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung đến khi ông được bố trí làm công chức Văn phòng - Thống kê xã).
Đơn khiếu nại được gửi đi sau khi ông Huy được UBND huyện Thiệu Hóa bất ngờ bố trí công công chức (không đủ tiêu chuẩn), vị trí cán bộ Văn Phòng-Thống kê xã Thiệu Trung.
Trước đó, ngày 26/9/2014, UBND tỉnh Thanh Hóa ra công văn số 3154/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Trương Trọng Huy.
Kết luận nêu rõ, từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2013, ông
Cán bộ không đủ chuẩn vẫn bố trí công chức là do "bị cấp trên ép xuống"
Huy không được bố trí công tác và không được làm việc tại UBND xã Thiệu Trung; ông Huy chưa đủ tuổi nghỉ hưu; tháng 8/2013, ông được xem xét bố trí vào công chức xã.
Như vậy theo quy định, khoảng thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 8/2013, ông Huy không được hưởng lương và chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc...
Tuy nhiên, không đồng ý với quyết định trên, ông Trương Trọng Huy tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đề nghị được xem xét, giải quyết...
Công văn số 689/TTTH-ĐTTr của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa khẳng định, việc ông Trương Trọng Huy được bố trí công chức là do được cơ quan có thẩm quyền "quan tâm, tạo điều kiện". Ảnh: ĐỨC THIỆN)
Cũng liên quan tới vụ việc nêu trên, một số tài liệu khác khẳng định, ông Trương Trọng Huy được cơ quan có thẩm quyền "ưu ái", bố trí công chức.
Theo đó, ngày 14/7/2014, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 689/TTTH-ĐTTr về việc giải quyết khiếu nại với nội dung nêu trên.
Công văn khẳng định, Trương Trọng Huy sau khi bị kỷ luật, cách chức Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xếp ngạch công chức (do không có bằng tốt nghiệp PTTH).
"Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã xem xét quá trình
Truy trách nhiệm Chủ tịch huyện vụ công chức chưa tốt nghiệp cấp 2
công tác, bằng chuyên môn...của ông Huy và đề nghị UBND huyện Thiệu Hóa vận dụng, bố trí việc làm cho ông tại UBND xã Thiệu Trung.
Việc bố trí ông Trương Trọng Huy làm công chức Văn phòng - Thống kê xã Thiệu Trung là thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của Chủ tịch UBND tỉnh và huyện Thiệu Hóa", công văn nêu rõ.
Việc cơ quan có thẩm quyền "ưu ái" cán bộ không đủ tiêu chuẩn, vẫn bố trí công chức gây ra sự hoài nghi về tính minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ tại huyện Thiệu Hóa.
XUÂN QUANG - ĐỨC THIỆN
Theo giaoduc
TS.Trần Công Trục: Về thông tin từ Campuchia rằng Việt Nam "nhượng bộ" Vấn đề mấu chốt là phải thống nhất cách sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonnes tỷ lệ 1/100.000 của Sở địa dư Đông Dương xuất bản. LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phân tích của Tiến sĩ Trần Công Trục xung quanh việc quản lý biên giới Việt Nam - Campuchia...