Campuchia tính xây sân bay lớn hơn sân bay quốc tế Bắc Kinh
Chính phủ Campuchia chính thức phê duyệt dự án xây dựng một trong những sân bay lớn nhất thế giới ở tỉnh Kandal của nước này, báo Phnom Penh Post cho biết ngày 15/1.
Sân bay quốc tế Phnom Penh (Ảnh: Asia Networks)
Phnom Penh Post dẫn tài liệu từ Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đề ngày 21/12/2017, chính phủ nước này đã phê duyệt đề xuất xây dựng trên của Cambodia Airport Investment, một liên doanh giữa Tập đoàn đầu tư ở nước ngoài của Campuchia (OCIC) và Ban thư ký Nhà nước về Hàng không dân dụng (SSCA).
Theo đề xuất này, Campuchia sẽ xây dựng một sân bay rộng 2.600ha ở huyện Kandal Steung, tỉnh Kandal, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 30km về phía nam. Kinh phí đầu tư cho dự án ước tính 1,5 tỷ USD, trong đó phần lớn số vốn (1,1 tỷ USD) sẽ vay từ “ngân hàng nước ngoài” và được cho là ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.
Tuần trước, OCIC đã ký một thỏa thuận hợp tác khung với Ngân hàng phát triển Trung Quốc cho dự án xây một sân bay mới ở khu vực Phnom Penh.
Video đang HOT
Với diện tích 2.600 ha, đây sẽ là sân bay lớn thứ 9 thế giới, sau sân bay O’Hare của Mỹ (2.610ha), nhưng lớn hơn sân bay quốc tế Bắc Kinh của Trung Quốc (2.330ha). Hiện sân bay quốc tế Phnom Penh có diện tích khoảng 400ha.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của SSCA Sin Chansereyvutha hôm 14/1 cho biết, dự án mới chỉ manh nha vì hiện chưa có bất cứ thỏa thuận hay kế hoạch cụ thể nào, trong khi đó giới chức hàng không và đại diện OCIC cũng chưa nhóm họp về dự án. “Dự án này cần nhiều thời gian bởi chúng tôi cần thảo luận về nhiều tiêu chuẩn cũng như khung thỏa thuận”, ông Chansereyvutha cho biết.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích hàng không Brendan Sobie nhận định, diện tích sân bay không quan trọng bằng các yếu tố như sân bay đó có tổng cộng bao nhiêu đường băng, bao nhiêu ga đón khách đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa ở Phnom Penh đang diễn ra nhanh chóng.
Minh Phương
Theo Straits Times
Theo Dantri
Mỹ hạn chế thị thực đối với quan chức Campuchia
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/12 cho biết nước này sẽ hạn chế thị thực đối với các quan chức có liên quan tới động thái của chính phủ Campuchia nhằm làm suy yếu nền dân chủ, bao gồm việc giải tán đảng đối lập trước thềm bầu cử.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: Cambodia Daily)
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Campuchia đảo chiều quyết định bằng cách khôi phục đảng chính trị đối lập, thả Kem Sokha và cho phép các nhóm truyền thông cũng như xã hội dân sự được tiếp tục tiến hành các hoạt động bảo vệ hiến pháp", Reuters dẫn thông báo do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm qua 6/12.
Trong thông báo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề cập tới quyết định giải tán đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc (CNRP) của tòa án tối cao Campuchia theo đề xuất của chính phủ Thủ tướng Hun Sen và lệnh bắt giữ ông Kem Sokha - lãnh đạo đảng CNRP hồi tháng trước. Ông Kem bị bắt với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ Campuchia với sự hậu thuẫn của Mỹ.
"Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với các cá nhân có liên quan tới việc làm suy yếu nền dân chủ tại Campuchia. Trong một số trường hợp nhất định, các thành viên trong gia đình của những người có liên quan tới vấn đề này cũng sẽ bị hạn chế thị thực", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm.
Sau thông báo của Mỹ về việc hạn chế nhập cảnh, chính phủ Campuchia đã lên tiếng chỉ trích quyết định này.
"Thông báo cho thấy Mỹ đang phá hủy nền dân chủ. CNRP không phải là các chính trị gia, họ là những người nổi loạn", phát ngôn viên của chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, nói với Reuters.
Theo ông Siphan, việc giải thể đảng CNRP và bắt giữ lãnh đạo đảng hoàn toàn "hợp pháp" và diễn ra theo đúng quy trình thông qua các tòa án và quốc hội Campuchia. Trong khi đó, Mỹ phủ nhận những lập luận do chính phủ Campuchia đưa ra, đồng thời tuyên bố sẽ rút viện trợ cho cuộc bầu cử Campuchia vào năm tới.
Quyết định hạn chế thị thực được cho là biện pháp mạnh tay nhất của một nước phương Tây nhằm vào chính phủ Campuchia từ sau một loạt động thái xảy ra trước thềm cuộc bầu cử tại nước này. Liên minh châu Âu (EU) cũng để ngỏ khả năng rút các ưu tiên về thương mại với Campuchia mặc dù đây là yếu tố quan trọng đối với ngành công nghiệp may mặc, vốn chiếm hơn 60% trong tổng số hàng hóa xuất khẩu của Campuchia năm 2016.
Thành Đạt
Theo Dantri
Campuchia đề nghị Mỹ chuyển đổi nợ thành viện trợ phát triển Campuchia đã đề nghị phía Mỹ xem xét chuyển các khoản mà nước này nợ Mỹ từ những năm 70 của thế kỷ trước thành những khoản viện trợ phát triển. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Manila. (Nguồn: phnompenhpost.com) Phát biểu ngày 13/11 trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, diễn ra...