Campuchia tìm giải pháp tháo gỡ bế tắc chính trị
Ngày 16-9, sau cuộc họp kín kéo dài gần 5 giờ, đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đã thỏa thuận sẽ tuân theo ý chỉ của Quốc vương Norodom Sihamoni không để bạo lực tiếp tục xảy ra, thành lập một ủy ban chung để cải cách công tác bầu cử trong tương lai và đồng ý tiếp tục gặp nhau để giải quyết những vấn đề của đất nước sau bầu cử Quốc hội khóa V.
Người biểu tình ném gạch đá về phía cảnh sát
Trả lời báo chí sau cuộc họp, Quốc vụ khanh Nhà nước Prak Sokhon của CPP và người phát ngôn Yim Sovann của CNRP cho biết hai bên chưa đề ra thời gian cụ thể cho lần họp tiếp theo của lãnh đạo hai đảng. Ông Yim Sovann nói rằng CNRP vẫn giữ lập trường phải thành lập một ủy ban đặc biệt có sự tham gia của Liên hợp quốc để điều tra về những sai phạm trong bầu cử; trong khi ông Prak Sokhon nói rằng CPP không thể đồng ý đối với đòi hỏi này. Ông Yim Sovann cũng cho biết CNRP sẽ tiếp tục cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử cho đến ngày 17-9.
Dư luận cho rằng, việc phe đối lập không giữ cam kết đảm bảo cho các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, bất bạo động là nguyên nhân khởi đầu cho các vụ đụng độ. Song CNRP đã ra tuyên bố chối bỏ trách nhiệm và cáo buộc có những phần tử cơ hội len lỏi vào đoàn biểu tình của những người ủng hộ đối lập để kích động và gây đối đầu giữa những người biểu tình và nhân viên công vụ đang thực thi nhiệm vụ.
Đụng độ làm 1 người chết
Mặc dù CNRP đã đảm bảo biểu tình phi bạo lực, nhưng đến cuối ngày 15-9, đã xảy ra hai vụ đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát làm ít nhất một người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Cuộc biểu tình do CNRP tổ chức ngày 15-9 đã vượt quá khuôn khổ quy định mà Bộ Nội vụ Campuchia cho phép về số lượng người tham gia, cố tình diễu hành, lập trại và ở lại qua đêm ở nơi biểu tình. Sau khi những người biểu tình cố tình phá rào chắn của lực lượng cảnh sát ở khu vực cấm xung quanh Hoàng cung, đụng độ đã nổ ra vào cuối giờ chiều 15-9, những người biểu tình đã ném gạch đá, giày dép vào cảnh sát buộc cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay và vòi rồng.
Video đang HOT
Theo ANTD
Hội đồng Bảo an họp kín về Syria
Các đại diện của Anh, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Nga vừa có một cuộc họp kín ở New York để bàn bạc các đề xuất về khủng hoảng Syria.
Theo một nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc, cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đều có cơ hội "trình bày quan điểm của họ" song "không có đàm phán thực sự" trong cuộc họp kín kéo dài 45 phút.
Đại sứ Mỹ Samantha Power nói chuyện với đại diện Anh Michael Tatham trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo An ngày 29/8. (Ảnh: AP)
Theo tin từ báo Times, dự thảo nghị quyết của Pháp đã được đem ra bàn bạc, theo đó Syria có 15 ngày để khai báo toàn bộ các vũ khí hóa học của nước này và ngay lập tức giao cho các thanh sát viên quốc tế kiểm tra trước khi phá hủy chúng.
Nga nước đã hủy một cuộc họp ban đầu dự kiến vào ngày 10/9 - phản đối đề xuất của Pháp vì nó bao gồm cả các điều khoản thực thi.
Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Mỹ bỏ đe dọa hành động quân sự khỏi bàn đàm phán vì nó "sẽ gây khó cho bất kỳ nước nào - Syria hoặc bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới - đơn phương giải giáp nếu có một hành động quân sự chống lại nước đó đang được xem xét", ông Putin nói với hãng tin RT.
Nghị quyết của Pháp bao gồm "các điều khoản thực thi" của Chương VII trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, bắt buộc Syria phải chấp nhận, song không bao gồm một sự cho phép rõ ràng về sử dụng vũ lực. Các điều khoản thực thi bao gồm cả các biện pháp quân sự và phi quân sự.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết tại một cuộc họp báo ở Paris rằng nghị quyết bao gồm 5 điểm yêu cầu Syria "công khai toàn bộ" chương trình vũ khí hóa học của nước này.
Theo báo The Economist, 5 yếu tố của đề xuất gồm:
Lên án vụ thảm sát ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus, sự kiện mà ông Fabius khẳng định chắc chắn "do chính phủ gây ra".
Mở cửa toàn bộ các kho vũ khí hóa học của Syria cho quốc tế kiểm soát và giải giáp.
Đặt các kho vũ khí như vậy dưới một chế độ thanh sát quốc tế
Cảnh báo Syria sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm các giới hạn này.
Sự trừng phạt của Tòa án Tội phạm quốc tế đối với những người chịu trách nhiệm vụ tấn công ngày 21/8.
Ngoại trưởng hai nước Nga và Mỹ sẽ gặp nhau ở Geneva trong ngày 12/9. (Ảnh: Sky)
Trong một diễn biến khác, trong ngày 12/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp gỡ người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov ở Geneva để bàn thảo các đề xuất về Syria. Đi cùng ông Kerry sẽ là một nhóm các chuyên gia vũ khí Mỹ với nhiệm vụ kiểm tra chi tiết các kế hoạch.
Jen Psaki, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng đến giờ Nga mới chỉ "thúc đẩy các ý tưởng". Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi biết chắc có nhiều thách thức. Có khả năng có một lượng lớn vũ khí hóa học trong kho của Syria".
Cuộc gặp ở Geneva dự kiến diễn ra 2 ngày nhưng có thể kéo dài sang thứ Bảy (14/9).
Theo VNN
Iran kêu gọi khu vực can thiệp vào Ai Cập Iran hôm qua đã kêu gọi Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) can thiệp vào cuộc khủng hoảng đang leo thang nghiêm trọng tại quốc gia thành viên Ai Cập, nhằm chấm dứt cảnh đàn áp đẫm máu đối với người Hồi giáo. Người Ai Cập tiếp tục biểu tình bất chấp sự hiện diện của xe tăng và vụ thảm sát...