Campuchia thu giữ hơn 14 tấn tiền chất ma túy
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Nội vụ Campuchia ngày 5/7 thông báo lực lượng chức năng thuộc Cục phòng chống ma túy đã bắt giữ 6 đối tượng người nước ngoài về hành vi sản xuất ma túy tại thành phố Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk, đồng thời thu giữ số lượng tiền chất ma túy lớn lên đến hơn 14 tấn.
Các thùng hóa chất được cất giữ trong nhà kho. Ảnh: khmertimeskh.com
Thông báo cho biết 6 đối tượng là người Trung Quốc ở độ tuổi từ 35 đến 51. Tổng cục trưởng Tổng cục Công an quốc gia Neth Savoeun và Phó Tổng cục trưởng Mak Chito cùng Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm về ma túy Loek Vannak đã trực tiếp chỉ đạo chuyên án này từ ngày 29/6 vừa qua.
Lực lượng chức năng đã khám xét 2 địa điểm tại thành phố Sihanoukville và huyện Kampong Seila thuộc tỉnh Preah Sihanouk, đồng thời thu giữ 14 tấn tiền chất ma túy cùng 160 kg hóa chất và hợp chất hóa học, 50 nồi chưng, 3 máy phát điện, 59 bình chưng cất, 1 động cơ trộn, hàng trăm thùng chứa…
Hiện tại, các đối tượng và tang vật đã thu giữ được chuyển đến cơ quan chức năng để tiến hành xử lý theo pháp luật Campuchia.
Cảnh sát Thái Lan giải cứu 700 người bị các băng đảng lừa đảo giam giữ
Cảnh sát Thái Lan cho biết họ đã giải cứu 700 công dân nước này bị giam giữ bởi các băng đảng tội phạm Trung Quốc ở Campuchia.
Video đang HOT
Cảnh sát Thái Lan cho biết gần đây họ đã giải cứu được 2 chục người bị giam nhốt bởi nhóm tội phạm Trung Quốc tại Sihanoukville, Campuchia. Ảnh: Al Jazeera
Sau hơn 2 năm rơi vào khó khăn vì dịch COVID-19, cặp vợ chồng Teerapat cùng Dao sẵn sàng nhận công việc ở nơi xa. Nhưng sau đó, cặp đôi nhận ra họ đã gặp phải sai lầm tồi tệ.
Kênh Al Jazeera cho biết những kẻ lừa đảo đã hứa hẹn về công việc bán hàng online trả lương hậu hĩnh tại thị trấn biên giới Campuchia Poipet. Thị trấn Poipet chỉ cách nhà của Teerapat và Dao ở miền Đông Thái Lan một giờ lái xe.
Teerapat kể lại rằng người môi giới còn nói rằng họ có thể kiếm được 2.000 USD/tháng và được bao chi phí di chuyển, nơi ở. Teerapat bổ sung: "Nếu biết rằng đó là công việc lừa những người Thái Lan khác, tôi sẽ không bao giờ đến đó".
Sau khi đến Sihanoukville (Campuchia), Teerapat cùng Dao bị yêu cầu phải ở bên trong tòa nhà 12 tầng nơi các "ông chủ" Trung Quốc sẽ ra mệnh lệnh cho họ qua một người phiên dịch.
Công việc đứa hứa hẹn thực chất là một trò lừa đảo. Thay vì bán hàng online, Teerapat cùng Dao phải thực hiện các cuộc điện thoại và giả mạo làm nhân viên hải quan, cảnh sát, nhà đầu tư muốn giao dịch ngân hàng.
Teerapat và Dao cho biết trung tâm được chia thành 3 nhóm với tổng cộng 120 người. Nhóm đầu nhận vai trò tìm kiếm các số liên lạc, thu thập số thẻ căn cước của công dân Thái Lan, số dư tài khoản ngân hàng, địa chỉ...
Nhóm thứ hai giả mạo làm nhân viên hải quan hoặc bưu chính để gọi điện "mở đường" cho phi vụ lừa đảo. Nhóm thứ 3 nhận trách nhiệm giả làm cảnh sát để thuyết phục nạn nhân chuyển tiền.
Teerapat cùng Dao mỗi người bị áp "doanh số" phải lừa được 500.000 baht (15.000 USD)/tháng với hàng chục người khác ở cùng tòa nhà. "Ông chủ" còn đe dọa bán họ cho băng nhóm tội phạm khác nếu họ không đạt được chỉ tiêu.
Cảnh sát Thái Lan thừa nhận có khả năng khoảng 1.500 công dân nước này đang mắc kẹt tại Sihanoukville và bị giam nhốt bởi các nhóm tội phạm lừa đảo. Giới chức Thái Lan xác nhận ngày 9/4 đã giải cứu hai chục người tại tòa nhà 10 tầng được bao quanh bởi hàng rào dây théo gai và máy quay an ninh giám sát chặt chẽ.
Trung tướng cảnh sát Thái Lan Surachate Hakparn tiết lộ: "Cùng với các đồng nghiệp Campuchia, chúng tôi đã giải cứu được tổng cộng 700 công dân Thái Lan". Truyền thông Đông Nam Á cũng nghi ngờ hàng trăm người Malaysia, Philippines và Indoneisa cũng trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm và bị lừa đến Campuchia.
Tại Thái Lan, việc môi giới đến các ngôi làng nghèo giới thiệu về các công việc cho người dân địa phương không phải là hiếm. Điều này đặc biệt phổ biến trong giải đoạn vụ mùa thu hoạch kết thúc. Nhiều người nông dân muốn tìm cơ hội để có việc làm được trả lương cao hơn, thậm chí là ra nước ngoài. Nhưng nhiều người bị kéo đến làm việc trên tàu cá hoặc nhà máy do các nhóm tội phạm vận hành. Họ chỉ nhận được đồng lương ít ỏi thậm chí phải làm việc không công.
Người phát ngôn của cảnh sát Hoàng gia Thái Lan Krissana Pattanacharoen cho biết: "Khi công dân Thái nhận ra công việc được hứa hẹn thực chất là đi lừa đảo những người đồng hương, họ đều không muốn làm việc này. Tuy nhiên, họ không thể rời đi và buộc phải làm việc cho các băng đảng tội phạm".
Ngay khi những mánh khóe lừa đảo bị lật tẩy rộng rãi, các nhóm tội phạm sẽ tìm ra phương thức lừa đảo khác. Ông Kridsana cho biết: "Những nhóm tội phạm này như nấm vậy, chúng tiếp tục mọc lên với hình dạng và màu sắc khác nhau".
Cơ quan chức năng cho biết kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, các vụ lừa đảo qua điện thoại đã khiến người Thái Lan mất hàng triệu USD.
Teerapat và Dao thoát khỏi hang ổ tội phạm sau 10 ngày. Khi đó Dao mắc COVID-19 và những kẻ bắt giữ họ đồng ý để Teerapat trở về làng vay mượn phí 3.000 USD để họ được thả tự do. Dao kể lại: "Tất cả mọi người đều muốn rời đi. Nhưng hầu hết không thể trả được tiền chuộc. Cha tôi buộc phải đi vay tiền và hiện giờ chúng tôi nợ rất nhiều đồng thời vẫn thất nghiệp".
Mặc dù nợ nần và không có việc làm nhưng Dao vẫn cảm thấy may mắn vì cùng chồng trở về được Thái Lan từ đầu tháng 2. Cô nói: "Đến giờ tôi vẫn mơ về việc ngồi trong căn phòng đó và điện thoại liên tục reo".
Cảnh sát Campuchia tuyên bố câu chuyện 'nô lệ máu' là thêu dệt Cảnh sát Campuchia cho biết câu chuyện một người đàn ông Trung Quốc đưa ra vào tháng 2 rằng anh ta bị bắt giữ và trở thành "nô lệ máu" tại nước này thực chất là bịa đặt. Li Yayuanlun đã bịa ra câu chuyện bị giam giữ và trở thành "nô lệ máu" tại Campuchia. Ảnh: SCMP Cảnh sát Campuchia vào ngày...