Campuchia sẽ là cường quốc ở Đông Nam Á?
Campuchia đang phải dựa rất nhiều vào nhiên liệu và điện nhập khẩu từ nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam.
Nhu cầu sử dụng năng lượng tại Vương quốc Campuchia ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế và giá thành điện năng của Campuchia hiện đang rất cao do nguồn năng lượng trong nước không đáp ứng đủ.
Nhằm giải quyết vấn đề này một cách căn bản, Campuchia xác định Nga là đối tác và đã bắt đầu thảo luận về kế hoạch chuẩn bị nhân lực và tiến tới xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Để mở đường cho việc phát triển các dự án nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Campuchia, tháng 11/2015, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Campuchia Hun Sen đã ký biên bản ghi nhớ về “Hợp tác trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử với mục đích hòa bình”.
Theo đó, Nga sẽ giúp Campuchia xây dựng nguồn nhân lực thông qua đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nhà máy ĐHN. Một nhóm các kỹ sư Nga sẽ tới Campuchia giảng dạy về công nghệ bức xạ, ứng dụng hạt nhân trong lĩnh vực y tế và sau đấy là xây dựng và vận hành một trung tâm nghiên cứu công nghệ hạt nhân mới nhằm tiến tới xây dựng nhà máy ĐHN.
Tiếp theo đó, vào ngày 17/5/2016, trong chuyến thăm và làm việc tại Nga của Thủ tướng Hun Sen, hai bản ghi nhớ đã được ký giữa ông Sergei Vladilenovich Kiriyenko – Giám đốc điều hành của Tập đoàn nhà nước về Năng lượng nguyên tử Nga (ROSATOM) và ông Sai Samal, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững Campuchia.
Hai bản ghi nhớ đó là: Bản ghi nhớ về việc xây dựng Trung tâm Thông tin Năng lượng hạt nhân tại Campuchia và Bản ghi nhớ thành lập tổ công tác hỗ hợp Campuchia-Nga về nghiên cứu và phát triển các vấn đề hạ tầng cơ sở hạt nhân của Campuchia nhằm mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Một ngày sau khi ký kết hai bản ghi nhớ, ông Hun Sen đã gặp gỡ một nhóm khoảng 300 sinh viên Campuchia hiện đang học tập tại Nga và thông báo rằng: “Campuchia và Nga đã ký kết bản ghi nhớ về vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình” và “các thỏa thuận này là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy Campuchia tiến lên thành nước phát triển”.
Sự chuẩn bị của Campuchia
Vào ngày 28/6/2016, đoàn đại biểu Campuchia, gồm 11 thành viên do Tiến sĩ Tin Ponlok, Tổng thư ký Ban thư ký Hội đồng quốc gia phát triển bền vững Campuchia, dẫn đầu đã đến Trung tâm Thông tin Năng lượng hạt nhân đặt tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để tìm hiểu mô hình hoạt động, cách thức vận hành, kinh nghiệm tuyên truyền cho một dự án nhà máy ĐHN.
Video đang HOT
Trung tâm Thông tin Năng lượng Nguyên tử của Việt Nam được ROSATOM xây dựng theo cam kết hỗ trợ về kỹ thuật trong dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
Trong khoảng thời gian công tác tại Hà Nội, đoàn đại biểu Campuchia đã làm việc với Đại diện ROSATOM tại Việt Nam về kinh nghiệm thực hiện dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, để học hỏi các vấn đề liên quan trực tiếp như thời gian thực hiện dự án, giá thành xây dựng, chi phí vận hành, giá điện dự toán… Dự định vào tháng 11/2016, nhóm làm việc chung Campuchia-Nga sẽ nhóm họp và bàn cụ thể về việc xây dựng Trung tâm Thông tin Năng lượng hạt nhân tại Campuchia.
Do nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ ĐHN còn thiếu và yếu, nên hiện nay Chính phủ Campuchia đang mời gọi và tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học gốc Campuchia làm việc ở nước ngoài trở về làm việc cho các cơ quan trong nước liên quan đến chương trình phát triển ĐHN. Tiếp theo, với trình độ tiếng Anh thành thạo, các nhân sự trong nguồn nhân lực này được Campuchia gửi đi tham dự nhiều Hội thảo, Hội nghị khoa học liên quan đến công nghệ ĐHN trên thế giới để tìm hiểu thông tin và học hỏi kinh nghiệm.
Dường như có một mối liên kết giữa Trung Quốc và Nga để hướng tới việc cùng xây dựng nhà máy ĐHN tại Campuchia. Chỉ khoảng 2 tuần sau buổi ký kết bản ghi nhớ liên quan tới phát triển chương trình ĐHN tại Campuchia, vào ngày 9/6/2016 Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Trung Quốc đã ra thông báo rằng: Lãnh đạo của Tập đoàn ĐHN quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã gặp ông Cham Prasidh, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công mỹ nghệ Campuchia, vào một ngày trước đó 8/6/2016 để thảo luận về sự hợp tác chung xây dựng một nhà máy ĐHN nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Campuchia.
Phía CNNC cũng cam kết sẽ giúp đỡ Campuchia chuẩn bị và xây dựng Luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, cũng như cung cấp các suất học bổng cho sinh viên Campuchia đến Trung Quốc để nghiên cứu về công nghệ ĐHN.
Để chuẩn bị nguồn tài chính cho dự án nhà máy ĐHN trong tương lai, theo tin từ tờ Khmer Times, trước đây vào ngày 23/12/2015, Lãnh đạo Campuchia đã đặt câu hỏi với Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia là: “Trung Quốc có thể cung cấp vốn tín dụng cho dự án nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại Campuchia do Nga thiết kế và xây dựng hay không?”.
Campuchia là đất nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, lãnh thổ chủ yếu đồng bằng, có bờ biển, có nguồn nước ngọt dồi dào là biển Hồ, rất thuận lợi để phát triển kinh tế (hiện nay có tăng trưởng kinh tế cao). Rõ ràng, hiện nay Campuchia đang tích cực chuẩn bị cho việc phát triển điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng nước mình, đảm bảo an ninh năng lượng, tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp, cũng như góp phần chống biến đổi khí hậu.
Nếu Campuchia thành công trong chương trình phát triển điện hạt nhân thì chắc chắn năng lực khoa học công nghệ của họ sẽ được đẩy lên một tầm cao mới. Những yếu tố này hoàn toàn có thể giúp Campuchia trong tương lai trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Vietnamnet
Hàng loạt lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc nằm rất gần Việt Nam
Cả loạt lò phản ứng hạt nhân của nhiều nhà máy điện hạt nhân của TQ nằm rất gần, thậm chí gần sát với biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Hàng loạt lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc nằm rất gần Việt Nam
Nhà máy điện hạt nhân Việt Nam "trên giấy".
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam ra đời. Bản dự án đã trở thành một bộ phận trong Quy hoạch Điện VII của ngành điện lực, rồi được hoàn chỉnh trong Quy hoạch ĐiệnVII - điều chỉnh. Quy hoạch này cùng với dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước ta cũng đã được đưa lên Chính phủ vàQuốc hội phê chuẩn.
Về địa điểm, dự án được lựa chọn đặt tại vùng cát trắng ven biển, thưa dân thuộc tỉnh Ninh Thuận cách xa Thủ đô Hà Nội những 1.500 kmvà cách xa TP. Hồ Chí Minh cũng đến 500 km. Nhiều đoàn chuyên gia địa chất, thổ nhưỡng, khí tượng thủy văn cũng như một số đoàn chuyên gia khác nhau từ Nga, Nhật v.v... đã đến đo đạc khảo sát.
Sự lựa chọn địa điểm như vậy hẳn là khá cẩn thận, đáng an tâm khi so sánh với địa điểm của hàng trăm nhà máy điện hạt nhân, hàng ngàn lò phản ứng hạt nhân năng lượng đang hoạt động trên toàn thế giới.
Những tưởng nhát cuốc đầu tiên bổ xuống một khu đất trên truông cát trống trải cách bờ biển Ninh Thuận khoảng vài ba cây số đã diễn ra trong năm 2016. Nhưng, trong thực tế mọi việc, mọi động thái ở Ninh Thuận vẫn im lìm không chỉ trong mấy tháng nay mà thậm chí mấy năm nay.
Mọi người đang chờ một công bố chính thức, một mệnh lệnh từ cấp cao, mệnh lệnh "xóa sổ" dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước Việt Nam.
Hàng loạt nhà máy điện hạt nhân TQ cận kề biên giới
Không ngờ rằng, đồng thời với sự chờ đợi lệnh "xóa sổ" một nhà điện hạt nhân dù chỉ mới "trên giấy" của nước ta cách xa Hà Nội đến 1.500 km, là sự bùng phát trong thực tế cả loạt lò phản ứng hạt nhân của nhiều nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc. Chúng nằm rất gần; thậm chí gần sát với biên giới phía Bắc của Việt Nam với khoảng cách đến đồng bằng Bắc Bộ; bao gồm cả Thủ đô Hà Nội, chỉ vài trăm kilomet.
Trong đó, một loạt lò phản ứng năng lượng công suất lớn khoảng 500 - 1000 MW; chủ yếu loại "made in China", đã và đang tới tấp đi vào vận hành. Ba nhà máy cách xa Thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 300 km - 500 km, tức khoảng 1/5 - 1/3 khoảng cách Hà Nội - Ninh Thuận; một khoảng cách mà nhiều người và nhiều cấp, trước đây, ngồi ở Hà Nội vẫn rất lo ngại.
Bản đồ với các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đang hoạt động (màu xanh), đang xây dựng (màu hồng) và trong quá trình xem xét cho phép xây dựng (màu trắng). Nguồn: Bộ Bảo vệ Môi trường Trung tâm An toàn Hạt nhân và Phóng xạ TQ.
Số nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã và đang xây dựng ngày càng tăng và tràn xuống phía nam. Trong năm 2016 này, các tổ máy đầu tiên gần nước ta nhất, có công suất 1.000 MW của nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Fangcheng - Quảng Tây) đã đi vào hoạt động thương mại, các tổ máy 650 MW của nhà máy Xương Giang (Chanjiang - đảo Hải Nam) và tổ máy 600 MW của nhà máy Trường Giang (Yangjiang - Quảng Đông) đã được kết nối lưới điện quốc gia của Trung Quốc.
Quan trắc và cảnh báo
Rõ ràng, Việt Nam chưa "được có" nhà máy điện hạt nhân, nhưng làm sao có thể tránh được sự cận kề với nhiều nhà máy điện lớn "made in China" trên đất liền, ngoài hải đảo và thậm chí trên mặt nước (nhà máy điện nổi) tại quốc gia láng giềng Trung Quốc. Ngoài ra, các nước láng giềng hoặc lân cận khác như Thái Lan, Indonesia, Campuchia... cũng"rục rịch" đưa ra tínhiệu về kế hoạch phát triển và xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trong tình hình đó, sự lo lắng, sự suy ngẫm về một quốc sách mới về điện hạt nhân của Việt Nam liệu có xuất hiện hay không? Hãy dành câu trả lời cho tương lai.
Nhưng dù "có lệnh" nói "không" với nhà máy điện hạt nhân trên đất mình, Việt Nam vẫn không thể nói "không", thậm chí cần phải sớm nói "có" một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Bởi ở biên giới phía Bắc, mạng lưới nhà máy điện hạt nhân của nước láng giềng ngày càng dày thêm.
Chẳng có hàng rào nào ngăn được môi trường phóng xạ độc hại ít nhiều đều lan tỏa từ các nhà máy điện hạt nhân nói trên của Trung Quốc qua bầu không khí của Việt Nam, bắt đầu từ biên giới và sau đó vào sâu trong lãnh thổ. Việc phát hiện và theo dõi sự phát tán các đồng vị phóng xạ sẽ giúp tìm ra vị trí xảy ra sự cố hay địa điểm của các lò phản ứng và con đường lan truyền phóng xạ (kể cả di chuyển qua biên giới).
Một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia sẽ giúp các nhà chuyên môn nước ta phát hiện từ xa những sự cố bất thường xảy ra trong loạt nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc để sớm có giải pháp đối phó và giảm nhẹ thiệt hại.
TS. Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã nhìn nhận: một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường ở tầm quốc gia đang thiết lập với một lượng kinh phí đầu tư lớn vào cơ sở vật chất và con người.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc diễn tập an ninh hạt nhân khẩn cấp Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh hạt nhân khẩn cấp trong bối cảnh Bắc Kinh dồn nguồn lực phát triển lĩnh vực này. Hình mô phỏng một lò phản ứng hạt nhân trên biển có khả năng tạo ra 200 MW điện của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN). Ảnh: CGN. Xinhua hôm qua dẫn...