Campuchia sẽ dùng trực thăng bắn lâm tặc
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 25.2 tuyên bố cho phép cảnh sát sử dụng trực thăng nã rocket để truy quét lâm tặc.
Trực thăng Z-9 của Trung Quốc viện trợ cho Campuchia – Ảnh: AFP
Ông Hun Sen gần đây đã giao Tư lệnh Cảnh sát quân sự Campuchia, tướng Sao Sokha chịu trách nhiệm việc truy quét nạn khai thác và buôn gỗ lậu (còn gọi là lâm tặc), theo AFP.
“Hành động phá rừng phải bị trừng trị. Tôi đã giao hai trực thăng cho ông Sao Sokha. Tôi cho phép dùng trực thăng nã rocket”, ông Hun Sen cho hay.
Thủ tướng Hun Sen nói chính phủ của ông cũng đã tịch thu gần 1 hecta đất từ những công ty tư nhân nhằm ngăn chặn nạn phá rừng trái phép.
Video đang HOT
Ông Hun Sen cho hay lâm tặc hoạt động với sự trợ giúp của những quan chức, cán bộ kiểm lâm, cảnh sát tham nhũng. “Có những cây rất lớn, làm sao việc chặt phá rừng có thể qua mắt được cảnh sát, quân cảnh, kiểm lâm và Bộ Môi trường? Hay những người này cũng làm điều tương tự?”, ông Hun Sen nói.
Trong những thập niên gần đây, nạn phá rừng trái phép tràn lan ở Campuchia khiến độ che phủ rừng giảm đáng kể, từ 73% vào năm 1990 xuống còn 57% vào năm 2010, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Ông Hun Sen sẽ đòi nợ 'một lời xin lỗi' ở thượng đỉnh ASEAN-Mỹ?
Thủ tướng Hun Sen muốn có một lời xin lỗi tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ từ những người chỉ trích ông liên quan đến tranh chấp Biển Đông cách đây 4 năm.
Ông Hun Sen sẽ đòi "nợ" ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ sắp tới? Ảnh: AFP
Tờ Diplomat ngày 12.2 đăng một bài viết nhận định rằng Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang muốn tìm cơ hội để đòi món "nợ" và sự "công bằng" cho Campuchia và chính ông khi bị các nước chỉ trích hồi năm 2012. Theo tờ báo, ông Hun Sen sẽ tận dụng cơ hội đó ở cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ giữa lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16.2 ở bang California, Mỹ.
Tại hội nghị thượng đỉnh của các nước ASEAN hồi năm 2012 khi Campuchia làm chủ tịch, tuyên bố chung của ASEAN không đạt được vì vấn đề Biển Đông bị neo lại. Nhiều nước đã chỉ trích Campuchia và cá nhân ông Hun Sen cố tình không đưa vấn đề Biển Đông mà nhiều nước muốn đề cập trong tuyên bố chung vì Phnom Penh bênh vực Trung Quốc (tuy nhiên, 1 tuần sau tuyên bố mới được đưa ra).
Tuần qua, khi dự buổi lễ tốt nghiệp của một trường đại học, ông Hun Sen bất ngờ nhắc lại sự kiện này. Người đứng đầu chính phủ Campuchia nói rằng, trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 1.2016 tại Phnom Penh, ông đã nhắc đến vụ "oan ức" đó và cho rằng không công bằng khi đổ lỗi cho Campuchia và cá nhân ông là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012. Những chỉ trích sau đó còn cho rằng Campuchia là nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ của khối.
"Có thể đã đến lúc để đòi lại công bằng cho bản thân tôi. Tôi đã nói với ông John Kerry rằng tôi rất thất vọng khi họ chỉ trích Campuchia thân cận với Trung Quốc và coi đó là nguyên nhân dẫn đến việc không thể hoàn tất Bộ qui tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông", ông Hun Sen nói trong buổi lễ tốt nghiệp.
Ông Hun Sen bào chữa rằng chuyện thất bại của COC không phải do lỗi của Campuchia với tư cách là nước chủ tịch khi ấy. Theo ông, trước đó Việt Nam và Indonesia cũng thất bại và cả sau đó là Brunei, Myanmar và cả Malaysia cũng không thành công trong việc thúc giục và cùng Trung Quốc thống nhất COC khi giữ vị trí chủ tịch luân phiên.
"Phải chăng đã đến lúc những ai đã tấn công Campuchia và cá nhân tôi phải nói lời xin lỗi và trả lại công bằng cho tôi?", ông Hun Sen đặt câu hỏi như để "kêu oan" cho chính mình.
Ông Hun Sen tiếp tục khẳng định lập trường của mình đối với vấn đề của Biển Đông rằng đó là "vấn đề song phương" giữa các nước có tranh chấp giải quyết với nhau, chứ không phải chuyện của ASEAN (?).
Ông còn nhắc đến chuyện mâu thuẫn về ngôi đền Preah Vihear nằm ở biên giới giữa Campuchia và Thái Lan và trách móc rằng "không có nước nào trong ASEAN can thiệp", để mặc cho Bangkok và Phnom Penh bắn nhau ở biên giới vì tranh chấp ngôi đền cổ này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Cuộc đấu Mỹ - Trung giành ảnh hưởng ở Campuchia Mỹ thuyết phục Campuchia ủng hộ lập trường của mình ở Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn với Pnom Penh. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP Ngày 26/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Pnom Penh gặp các lãnh đạo cấp cao Campuchia để bàn bạc nhiều...