Campuchia sắp nhận được bản đồ từ Liên Hợp Quốc

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng Hun Sen hôm nay thông báo 18 tấm bản đồ Campuchia mượn Liên Hợp Quốc để chứng tỏ rằng chính phủ sử dụng đúng bản đồ trong phân định biên giới với láng giềng sẽ được chuyển tới nước này vào ngày 18/8.

Campuchia sắp nhận được bản đồ từ Liên Hợp Quốc - Hình 1

Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: EPA.

Trước khi được Liên Hợp Quốc chấp thuận cho mượn bản đồ, Campuchia phải ký thỏa thuận gồm 23 điểm, The Cambodia Herald hôm nay dẫn lời Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Viện Giáo dục Quốc gia Campuchia. 18 tấm bản đồ sẽ được chuyển tới Campuchia vào ngày 18/8. Buổi lễ bàn giáo sẽ diễn ra sau đó hai ngày.

Theo ông Hun Sen, chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ mời từ ít nhất 35 đại diện từ ba đảng chính trị, Thượng viện, quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tối cao, Hội đồng Hiến pháp Campuchia và Học viện Hoàng gia Campuchia đến xác thực các bản đồ.

Ông Hun Sen hôm 6/7 đề nghị Liên Hợp Quốc cung cấp những bản đồ gốc Campuchia gửi tổ chức này lưu trữ năm 1964 nhằm kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết tổ chức này chưa tìm thấy tấm bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành trong giai đoạn từ năm 1933 đến năm 1953 mà Campuchia gửi lưu trữ. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc đang lưu giữ một số bản đồ Phnom Penh có thể quan tâm.

“Thư viện Dar Hammarskjold của Liên Hợp Quốc, vì lý do chính sách, không thể cho mượn bản đồ đang được lưu trữ tại đây. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc nhất trí thư viện, trong trường hợp ngoại lệ, có thể cho mượn bản đồ trong thời gian giới hạn”, ông Ban viết trong thư gửi Thủ tướng Hun Sen hôm 5/8.

Ông Hun Sen cho biết những tấm bản đồ sẽ giúp Campuchia “tránh và chấm dứt phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan” trong thư cảm ơn Tổng thư ký Ban.

Video đang HOT

Đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980. Ông Un Sam An, nghị sĩ đảng CNRP, hồi đầu tháng 7 đã giẫm chân lên và có lời lẽ xuyên tạc bản đồ quốc gia, được Liên Hợp Quốc công nhận và dùng trong hoạt động phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.

“Tôi không thể chấp nhận lời cáo buộc chính phủ dùng bản đồ giả mạo”, ông Hun Sen nói hôm 7/8, đồng thời kêu gọi CNRP trình bản đồ họ đang sở hữu để chính phủ và ủy ban các vấn đề biên giới xác thực.

Ông Sok Touch, lãnh đạo Nhóm Nghiên cứu Biên giới Campuchia thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia, hôm 9/8 xác nhận cả hai bản đồ đều có chung một nguồn gốc.

“Nó được sản xuất năm 1925 và tái bản vào năm 1952. Các tọa độ đều giống nhau”, ông Sok Touch nói, đồng thời cho biết sẽ viết thư xác nhận kết quả phân tích gửi chính phủ, đảng CNRP và quốc hội Campuchia.

Như Tâm

Theo VNE

LHQ cho Campuchia mượn bản đồ đối chứng biên giới với Việt Nam

Liên Hiệp Quốc đã cho Campuchia mượn một số tấm bản đồ để chính phủ nước này đối chứng với bản đồ được Phnom Penh sử dụng khi phân định biên giới với Việt Nam, Cambodia Daily ngày 8.8 đưa tin.

LHQ cho Campuchia mượn bản đồ đối chứng biên giới với Việt Nam - Hình 1

Biên giời Việt Nam-Campuchia - Ảnh: AFP V

Hồi tháng 6.2015, Thủ tướng Hun Sen đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho mượn bản đồ được Quốc vương quá cố của Campuchia là Norodom Sihamouk đệ trình với Liên Hiệp Quốc hồi năm 1964.

Tấm bản đồ này được cho là nguyên bản từ thời Pháp đô hộ Campuchia và các nước Đông Dương. Chính bản đồ này được Phnom Penh sử dụng để phân chia ranh giới đất liền với Việt Nam.

Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc nói rằng không có tấm bản đồ nói trên, thay vào đó Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho ông Hun Sen mượn những tấm bản đồ khác để làm đối chứng.

"Trong thư viện Dar Hammarskjold của Liên Hiệp Quốc không có bản đồ như ông Hun Sen yêu cầu, nhưng vì vấn đề liên quan đến chính trị, thư viện Dar Hammarskjold đồng ý cho mượn bản đồ có trong thư viện như một trường hợp rất ngoại lệ và trong thời gian giới hạn", Tổng Thư ký Ban Ki-moon viết trong bức thư trà lời người đứng đầu chính phủ Campuchia, được Cambodia Daily trích dẫn lại.

Dù người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nói rằng bản đồ cho Campuchia mượn không đúng theo yêu cầu của ông Hun Sen, nhưng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia khẳng định 2 tấm bản đồ đó là một. Phay Siphan, người phát ngôn của Hội đồng Bộ trưởng nói với Cambodia Daily hôm 7.8 rằng đó chính là tấm bản đồ được Quốc vương quá cố Sihanouk đệ trình cho Liên Hiệp Quốc, nhưng người này không rõ nó được đệ trình vào năm nào.

Tờ báo cho biết, ông Hun Sen cho lập một ủy ban bao gồm giới chức chính phủ, đại diện các đảng phái và cả nghị sĩ để xem xét những tấm bản đồ mà Liên Hiệp Quốc cho mượn.

Cần chấm dứt lợi dụng xã hội Campuchia vì lợi ích đảng phái

"Những tấm bản đồ sẽ giúp Campuchia tránh sự kích động và chấm dứt phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan", ông Hen Sen viết trong thư cám ơn gửi người đứng đầu Liên Hiệp Quốc.

LHQ cho Campuchia mượn bản đồ đối chứng biên giới với Việt Nam - Hình 2

Ông Hun Sen đang đối mặt với phong trào chỉ trích từ đảng đối lập - Ảnh: Minh Quang

Từ đầu tháng 6.2015, đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc (CNRP) do ông Sam Rainsy lãnh đạo đã xới lại vụ phân định biên giới với Việt Nam trên chính trường Campuchia. Lãnh đạo CNRP chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Hun Sen sử dụng bản đồ phân định biên giới "không đúng" và nhường đất cho Việt Nam.

Chuyện phân định biên giới với Việt Nam bị CNRP lợi dụng và khoét sâu đến mức dấy lên phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Campuchia, gây mâu thuẫn không đáng có cho nhân dân 2 nước.

"Đang có những quan điểm khác nhau giữa các tổ chức phi chính phủ, đảng CNRP và CPP về vấn đề biên giới và tạo ra rạn nứt trong xã hội Campuchia", ông Sok Touch, nhà phân tích chính trị cũng là Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia nhận định. CPP là đảng của Thủ tướng Hun Sen đang lãnh đạo chính phủ Campuchia.

Ông Touch nói rằng viện của ông đang làm một cuộc nghiên cứu dựa trên tất cả các tấm bản đồ mà họ có, gồm của Liên Hiệp Quốc, Pháp và cả của thư viện Quốc hội Mỹ.

"Chúng tôi hy vọng các nhà chính trị sẽ sớm chấm dứt sử dụng xã hội Campuchia cho mục đích chính trị. Họ được bầu để làm việc vì sự phát triển đất nước chứ không phải sử dụng vấn đề biên giới vì lợi ích cá nhân hay đảng phái", ông Touch đượcCambodia Daily trích phát biểu.

Minh Quang

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m
20:13:01 31/10/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Vụ 2 du khách Việt bị sát hại tại Mỹ: hung thủ bị kết tội giết người
11:24:53 01/11/2024
Tương phản Trump - Harris cuối chặng đua vào Nhà Trắng
11:43:57 01/11/2024

Tin đang nóng

Lan truyền hình ảnh Hoài Lâm lang thang trên đường, có biểu hiện lạ
13:03:55 02/11/2024
Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn
10:35:43 02/11/2024
Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc với hành động kì lạ của chú rể
11:33:44 02/11/2024
Nữ giáo viên bị tố vào phòng khách sạn với học sinh cấp 3: Camera ghi lại chi tiết đáng ngờ
14:19:27 02/11/2024
Tình trạng hiện tại của Quyên Qui và Wukong: Bùng nổ ý kiến về bàn tay của nam DJ khi ôm mỹ nhân
14:23:25 02/11/2024
Nam nghệ sĩ là đại gia trăm tỷ: "Đi đường tôi không nhìn phụ nữ nhưng thấy xe là nhìn"
12:56:48 02/11/2024
Về quê thăm bố chồng thì có mùi hôi xộc vào mũi, tôi đẩy cửa vào phòng thì phát hiện bí mật động trời
11:29:51 02/11/2024
Nửa đêm vô tình thấy giúp việc trẻ ôm lấy chân bố chồng, tôi choáng váng nghe được bí mật bị che giấu
11:22:40 02/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm đạt mức cao kỷ lục

16:23:38 02/11/2024
Quan chức phụ trách bầu cử tại Georgia, Brad Raffensperger, cho biết, hơn 3,5 triệu người ở bang này đã bỏ phiếu, chiếm 45% số cử tri đã đăng ký - con số cao kỷ lục.

Chiến sự Ukraine 2/11: Nga đánh sập phòng tuyến kiên cố, bao vây Kurakhove

16:11:53 02/11/2024
Trước khi mùa mưa bùn ập đến, Nga tăng tốc và đã đạt được kết quả đáng kể ở khu vực trung tâm của mặt trận. Toàn bộ cụm quân Ukraine trên hướng Kurakhove đang đứng trước thử thách khó khăn.

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ

16:08:57 02/11/2024
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, ông Donald Trump có thể là tổng thống đầu tiên của Mỹ trong vòng 132 năm qua phục vụ 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.

Israel tập kích vào Iran: Nhiều bí ẩn chưa có lời giải

16:07:03 02/11/2024
Hàng trăm radar ở Trung Đông và Iran liệu có thực sự bị mù trước máy bay chiến đấu Israel? Sự thật có thể không đơn giản như vậy.

Hàn Quốc mua tên lửa Meteor trang bị cho chiến đấu cơ KF-21

16:03:04 02/11/2024
Cơ quan mua sắm vũ khí nhà nước Hàn Quốc ngày 1/11 cho biết đã ký hợp đồng mua tên lửa không đối không Meteor cho máy bay chiến đấu KF-21 mới do nước này sản xuất.

Nga sẵn sàng làm trung gian hoà giải giữa Israel và Hezbollah

16:00:31 02/11/2024
Trước đó, Newsweek dẫn nguồn các phương tiện truyền thông Trung Đông đưa tin, Israel nhờ Nga làm trung gian đàm phán hòa bình với Hezbollah.

Huấn luyện chuột đánh hơi sừng tê giác và vảy tê tê buôn lậu

15:40:11 02/11/2024
Các nhà khoa học tại Apopo, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tanzania do Bỉ thành lập, đã nghiên cứu những con chuột này. Họ cho biết loài gặm nhấm này cũng đánh hơi được cả mìn và bệnh lao.

Chuyên gia chỉ ra ưu thế của quân đội Ukraine khi chiến đấu tại Nga so với 'sân nhà'

15:31:06 02/11/2024
Theo các chuyên gia về xung đột, mặc dù có một số lợi thế nhất định khi chiến đấu ở quê nhà, nhưng mong muốn phòng thủ càng nhiều càng tốt cản trở khả năng chiến lược trong chiến đấu của quân đội Ukraine.

Nga bác bỏ chương trình làm việc của Anh tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

15:26:49 02/11/2024
Ông Polyansky viết trên Telegram: "Có những câu hỏi từ giới truyền thông về lý do tại sao chúng tôi không cho phép thông qua chương trình làm việc của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh) vào tháng 11.

Một quan chức phong trào Hồi giáo Hamas thiệt mạng

15:24:17 02/11/2024
Phía Israel mô tả nhân vật này là một trong những thành viên cấp cao cuối cùng của Hamas chịu trách nhiệm phối hợp với các nhóm khác ở Dải Gaza.

Nhóm vũ trang ở Bolivia chiếm cơ sở quân sự và bắt giữ một số binh sĩ

15:21:48 02/11/2024
Quân đội Bolivia mô tả hoạt động của nhóm vũ trang này là bất thường , lưu ý nhóm này cũng đã chiếm quyền kiểm soát vũ khí và đạn dược, đồng thời nhấn mạnh rằng những hành động như vậy đồng nghĩa với tội phản quốc.

Mỹ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine

15:10:13 02/11/2024
Trước việc Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine, phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng những động thái này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường và sẽ chỉ làm kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Bé 2 tuổi sốc nặng, bác sĩ gắp ra hơn 100 con giun đũa đóng búi trong ruột

Sức khỏe

16:16:32 02/11/2024
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ở TPHCM đã lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột bé trai hơn 2 tuổi.

Những 'nàng thơ' gây thương nhớ của màn ảnh Việt

Sao việt

15:22:34 02/11/2024
Màn ảnh Việt xuất hiện những nàng thơ được khán giả yêu mến không chỉ bởi vẻ đẹp trong sáng mà còn để lại dấu ấn mạnh mẽ qua những vai diễn ấn tượng.

Brazil loại thần đồng Endrick, Neymar vắng mặt

Sao thể thao

15:22:14 02/11/2024
Đội tuyển Brazil loại thần đồng Enrick, trong khi Neymar chưa thể trở lại khi chuẩn bị cho Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

8 sao Hàn bê bối nhất lịch sử làng giải trí: Toàn những 'quả phốt' chấn động

Sao châu á

15:18:57 02/11/2024
Từ say rượu lái xe đến tội phạm tình dục, những sao Hàn dưới đây đã đánh mất sự nghiệp và tình yêu mến của khán giả sau nhiều vụ bê bối.

Tạo hình đẹp nhất sự nghiệp của Triệu Lộ Tư khiến 20 triệu người phát cuồng

Phim châu á

15:11:35 02/11/2024
Triệu Lộ Tư nổi bật trong trang phục của mang phong cách Đôn Hoàng với trang sức vàng treo đầy người vừa lộng lẫy lại bắt mắt.

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

15:07:01 02/11/2024
Đảo Mesyatsev hình thành từ một bán đảo cùng tên do băng tan trên đảo Eva-Liv từ trước năm 1995. Đoàn thám hiểm quần đảo Bắc Cực năm 2018 và các nhân viên Công viên quốc gia "Bắc Cực Nga" năm 2021 đã xác nhận việc này.

Siêu phẩm 18+ tạo nên cơn sốt toàn cầu bị khán giả Việt ngó lơ

Phim âu mỹ

15:01:52 02/11/2024
Hôm nay ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức ra rạp, chiêu đãi bữa tiệc đầy mãn nhãn nhưng không kém phần rùng mình tới khán giả.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

Tin nổi bật

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí

Pháp luật

14:50:29 02/11/2024
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.

Búp bê màn ảnh 5 năm không ai mời đóng phim, nhan sắc biến dạng bị cả showbiz quay lưng

Hậu trường phim

14:48:40 02/11/2024
Khán giả quay lưng, showbiz từ mặt, Seo Woo đã dần dần bị đào thải khỏi ngành công nghiệp giải trí. Ở thời điểm hiện tại, danh tiếng và vị thế của cô gần như bằng 0, búp bê xứ Hàn đã bị quên lãng.

Cô gái ăn mặc sang chảnh, "ăn chùa" đám cưới người lạ và không để tiền mừng

Netizen

14:44:22 02/11/2024
Trang điểm và ăn mặc sang chảnh, cô gái người Hà Nam (Trung Quốc) vô tư vào tiệc cưới của người lạ tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Hong Kong để ăn uống mà không để lại tiền mừng.