Campuchia ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm Omicron tăng ở mức 3 con số
Ngày 6/2, Campuchia ghi nhận 11 ca nhiễm mới biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh dịch COVID-19.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm biến thể này tăng ở mức 3 con số.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ Y tế Campuchia cho biết trong số ca nhiễm mới có 16 ca nhập cảnh và 95 ca lây nhiễm trong nước. Tuyên bố nêu rõ nước này không ghi nhận ca tử vong nào do COVID-19 trong 33 ngày qua.
Campuchia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron vào ngày 14/12/2021. Cho đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.332 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 544 ca nhập cảnh và 788 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, Campchia đã ghi nhận tổng cộng 121.773 ca mắc COVID-19 và 3.015 ca tử vong. 118.122 bệnh nhân đã phục hồi.
Cho đến nay, 14,36 triệu người Campuchia, hay 89,7% dân số nước này, đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19. Trong số này, 13,77 triệu người (86%) đã được tiêm đủ các liều vaccine cơ bản.
Cùng ngày, giới chức Nga cho biết nước này ghi nhận 180.071 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh này bùng phát ở Nga, trong bối cảnh biến thể Omicron tiếp tục lây lan rộng.
Bên cạnh đó, giới chức Nga xác nhận có thêm 661 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 335.414 ca trong tổng số 12.810.118 ca bệnh.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/1: Toàn khối trên 51.000 ca bệnh mới; Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 51.771 ca mắc mới COVID-19 và 251 ca tử vong.
Video đang HOT
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tới hết ngày 26/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.336.500 trường hợp và 312.978 ca tử vong. Trong ngày 26/1, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 15.000 ca) và ca tử vong (155 ca) cao nhất khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác. Số ca tử vong và số ca mắc mới của các nước trong khu vực có chững lại so với mấy ngày gần đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Khách du lịch chụp ảnh bên tượng nhân sư Merlion tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy tháng qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đều giảm đáng kể.
Ngày 26/1, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca bệnh mới ở mức cao với 15.789 ca bệnh, xấp xỉ Việt Nam. Trong khi đó, với 155 ca tử vong, Việt Nam là nước có số người thiệt mạng vì COVID-19 cao nhất trong một ngày qua ở Đông Nam Á.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 26/1 ghi nhận thêm trên 7.000 ca bệnh mới và 19 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 22 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 131.000, số ca mắc mới trên 500 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại "xứ sở triệu voi" trong 24 giờ qua là 4 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp
Chính phủ Thái Lan đã gia hạn tình trạng khẩn cấp được ban bố sau sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cho tới ngày 31/3.
Viện dẫn Nghị định khẩn cấp về quản lý hành chính công trong các tình huống khẩn cấp BE 2548 (2005), Chính phủ Thái Lan lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế có hiệu lực từ ngày 26/3/2020 và đã gia hạn 15 lần cho đến ngày 31/1.
Lần gia hạn thứ 16 đã được công bố trên Công báo Hoàng gia hôm 25/1. Thông báo gia hạn cho biết virus SARS-CoV-2 đã đột biến thành biến thể Omicron, có khả năng lây lan cao, làm bùng phát một làn sóng lây nhiễm khác trong nước. Theo thông báo, mặc dù hầu hết người dân Thái Lan đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng số người được tiêm liều nhắc lại vẫn còn thấp, do đó tình hình có thể gây nguy hiểm cho hệ thống y tế công cộng cũng như sức khỏe và tính mạng của người dân nếu đại dịch trở nên xấu đi ở trong nước. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người từ các nước láng giềng cố gắng chạy trốn khỏi bạo lực và khó khăn kinh tế ở nước họ đến Thái Lan, đe dọa làm trầm trọng thêm tình hình đại dịch ở Thái Lan. Do đó, Chính phủ Thái Lan cho biết cần tiếp tục các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát và ngăn chặn đại dịch.
Về tình hình dịch COVID-19, Thái Lan sáng 26/1 ghi nhận thêm 7.587 ca mắc mới cùng 19 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.398.944 ca, trong đó có 22.076 người không qua khỏi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã thông qua việc sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ nhận 3 triệu liều vaccine của Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi vào ngày 26/1. Số vaccine này nằm trong thỏa thuận mua 10 triệu liều mà Chính phủ Thái Lan đã đặt trước đó. Sau khi tiếp nhận vaccine, Bộ Y tế Thái Lan sẽ mất vài ngày để đánh giá và thử nghiệm một số mẫu như một biện pháp phòng ngừa an toàn trước khi bắt đầu tiêm chủng.
Trong giai đoạn đầu, chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ được triển khai tại Viện Sức khỏe trẻ em quốc gia mang tên Hoàng hậu Sirikit dành cho những em có bệnh nền như hen suyễn và béo phì và sau đó mở rộng ra các bệnh viện khác. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục để tiêm cho tất cả trẻ em có bệnh nền trước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thiếu niên tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Malaysia, trong bối cảnh có đồn đoán rằng chính phủ sẽ phong tỏa toàn quốc do diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 23/1 khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) một lần nữa trong dịp Tết của người Hồi giáo năm nay.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Ismail cho biết hiện tại các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cũng như việc đi lại giữa các bang đã trở lại bình thường. Trong trường hợp gia tăng đột biến số ca nhiễm, chính phủ sẽ sử dụng phương pháp áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển tăng cường (EMCO), tập trung vào các khu vực được xác định có nhiều ca nhiễm.
Ông kêu gọi mọi người không nên tự mãn và chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục kiềm chế sự lây lan COVID-19, ngay cả khi đã xác định phải sống chung với COVID-19 trong tương lai. Ông cũng bày tỏ hy vọng số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 1.000 để Malaysia có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
COVID-19 tại ASEAN hết 25/1: Cả khối thêm 52.000 ca mắc mới; Việt Nam vượt 37.000 ca tử vong Trong ngày 25/1, các quốc gia ASEAN ghi nhận trên 52.000 ca mắc COVID-19 và 250 ca tử vong. Việt Nam vượt mốc 37.000 ca tử vong, trong khi Philippines ghi nhận ca nhiễm giảm mạnh Gần 60 triệu người Philippines đã tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Ảnh: Reuters Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 25/1/2022,...