Campuchia mạnh tay với người vi phạm phong tỏa
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đưa ra hàng loạt thông điệp ủng hộ bắt giữ và đưa những người vi phạm lệnh phong tỏa ra tòa.
Trong thông điệp được phát qua sóng phát thanh, ông Hun Sen kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền bắt giữ và xét xử những người vi phạm lệnh phong tỏa vì lo ngại số ca nhiễm Covid-19 theo ngày sẽ tăng lên hàng nghìn, theo Khmer Times .
Ông Hun Sen nhấn mạnh: “Không thể nhẫn nại hay khoan nhượng được nữa. Chỉ có dùng pháp luật mới có thể chấm dứt vi phạm đối với lệnh phong tỏa”.
Ông nói thêm rằng nếu tiếp tục nhẫn nại và khoan nhượng đối với người vi phạm, công tác chống dịch sẽ thành vô nghĩa và quốc gia sẽ gặp tai họa.
Video đang HOT
Nhiều người dân Phnom Penh vẫn tìm cách di chuyển trái quy định, bất chấp lệnh phong tỏa. Ảnh: Khmer Times.
“Tôi rất vui khi biết rằng một số người vi phạm đã bị bắt và đưa ra tòa. Tôi khuyến khích truy tố tất cả người vi phạm lệnh phong tỏa, không có ngoại lệ. Hành vi này cũng là hành vi vi phạm các nghị định và điều lệ của nhà nước”, thủ tướng nói.
Trước đó, ông Hun Sen cho biết việc thực thi lệnh phong tỏa ở Phnom Penh và Takhmao vẫn còn một số sơ hở. Người dân vẫn di chuyển được từ nhà này sang nhà khác, hoặc từ quận này sang quận khác trên nhiều tuyến đường khác nhau.
Ông nhấn mạnh rằng nếu các sơ hở này không được loại bỏ thì khó có thể ngăn chặn được sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng.
Việc phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus càng sớm càng tốt có vai trò rất quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát, hệ thống y tế của Campuchia sẽ hoàn toàn “thất thủ”.
Hiện tại, rất nhiều bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 không thể nhập viện ngay lập tức vì thiếu giường bệnh. Bô Y tế khuyến khích người bệnh cách ly và điều trị tại nhà.
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
Campuchia ra lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao trong 14 ngày, bắt đầu từ 15/4, để đối phó với tình trạng ca nhiễm gia tăng.
Theo tuyên bố của chính phủ Campuchia, từ 15/4 đến 28/4, người dân tại Phnom Penh và Takhmao bị cấm tụ tập và rời khỏi nhà vì mục đích không thiết yếu. Cụ thể, họ được phép đến bệnh viện, mua thực phẩm và nhu yếu phẩm ba lần một tuần, chỉ hai người ở mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài.
Quân đội Campuchia chuẩn bị giường cho bệnh nhân Covid-19 tại một hội trường tiệc cưới được chuyển thành bệnh viện dã chiến ở Phnom Penh ngày 11/4. Ảnh: AFP .
Nhà báo, nhà ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhân viên tổ chức phi chính phủ, cán bộ nhà nước được phép đi làm nhưng phải mang theo giấy tờ chứng minh công việc. Chỉ các cửa hàng và dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động. Phnom Penh và Takhmao cũng áp lệnh giới nghiêm vào buổi tối, kéo dài từ 20h đến 5h sáng hôm sau.
Đây là lần đầu tiên Campuchia phong tỏa thủ đô kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Bộ Y tế Campuchia ngày 14/4 ghi nhận thêm 178 ca mới, trong đó 149 trường hợp ở Phnom Penh. Tổng cộng nước này báo cáo hơn 4.800 ca nhiễm và 35 người chết.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng hai khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ. Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan hồi đầu tuần cảnh báo nước này đang "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia" do Covid-19.
Khoảng một triệu trong số 12 triệu người Campuchia đủ điều kiện tiêm chủng đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Sinopharm hoặc Sinovac của Trung Quốc hoặc vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ. Campuchia đã được bàn giao hơn hai triệu liều vaccine Covid-19 và sẽ nhận thêm 8 triệu liều kể từ cuối tuần này cho đến tháng 8.
Xem dân Anh mừng như phát rồ sau nới lỏng phong tỏa Sau 3 tháng "bó gối", người dân Anh đang đổ ra đường phố và chọn những cách khác nhau để "chill". Các quán bia, khu ăn uống đầy ắp người với những âm thanh huyên náo lần đầu tiên xuất hiện ở nơi công cộng kể từ tháng 1-2021. Một nhóm người trẻ ở London nhảy múa và uống rượu tối 12-4 để...