Campuchia lo nông sản nhiễm hóa chất độc hại
Nông dân Campuchia đang sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bị cấm tràn lan để tăng sản lượng, từ đó đáp ứng nhu cầu gia tăng về nông sản, dẫn đến nỗi lo về tác động tiêu cực của chúng…
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng tràn lan hóa chất độc hại có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe về lâu dài, như phá hủy hệ thống miễn dịch, làm suy giảm hệ thần kinh, gây ung thư… Dù biết rõ tác hại nhưng không ít nông dân vẫn sử dụng những hóa chất độc hại này.
“Tôi biết sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng không thể không dùng chúng” – ông Sen Sos, một nông dân ở TP Battambang, thừa nhận với đài DW (Đức).
Bà Sieng Huy, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hóa chất Campuchia (CCS), chỉ ra thực trạng đáng lo khác: Không chỉ nông dân mà các nhà bán lẻ cũng sử dụng hóa chất độc hại để giữ cho trái cây, rau quả trông tươi lâu hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này, đóng góp 37% GDP và tạo công ăn việc làm cho 2/3 lực lượng lao động cả nước. Thực tế này khiến chính phủ Campuchia gặp khó khăn trong việc đối phó vấn đề trên.
“Thật khó để ngăn nông dân dùng thuốc trừ sâu bởi họ đối mặt sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường” – Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia Veng Sakhon thừa nhận. Dù vậy, ông Sakhon cho rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học không phải là vấn đề lớn ở nước này.
Một nỗi lo khác là nhiều loại thuốc trừ sâu được sử dụng ở Campuchia không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Chưa hết, khâu kiểm soát hóa chất cấm vẫn còn lơ là nên không khó để nông dân mua loại sản phẩm này. Thêm vào đó, một số loại thuốc trừ sâu được bày bán ở Campuchia có nhãn mác bằng ngôn ngữ nước ngoài khiến nông dân không hiểu nên thường xuyên sử dụng quá mức quy định.
Trong nỗ lực đối phó, chính phủ Campuchia đang khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo đảm chất lượng và sự an toàn của nông sản. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học vẫn còn hạn chế. “Tôi hy vọng thuốc trừ sâu sinh học sẽ được sử dụng rộng rãi khắp nước nhưng hiện chính phủ không đủ ngân sách để thúc đẩy điều này” – Bộ trưởng Sakhon cho biết.
Trong khi đó, bà Sieng Huy kêu gọi chính phủ Campuchia kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ tất cả thuốc trừ sâu hóa học được bày bán trong nước cũng như trấn áp mạnh tay những ai lạm dụng các sản phẩm này.
Theo_Phụ Nữ News
Niên vụ vải thiều 2016 tăng gần 500 tỉ đồng nhờ chuỗi giá trị
Tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang niên vụ 2016 đạt 142.315 tấn, tổng doanh thu đạt khoảng 5.000 tỉ đồng.
"Mặc dù giảm diện tích và sản lượng nhưng niên vụ vải thiều 2016 của tỉnh Bắc Giang vẫn đạt giá trị hơn 5.000 tỉ đồng, cao hơn gần 500 tỉ đồng so với năm ngoái". Đó là thông tin được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2016 tại tỉnh Bắc Giang.
Niên vụ 2016, tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang đạt 142.315 tấn, doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt khoảng 5.000 tỉ đồng. Với giá vải bình quân tiêu thụ nội địa đạt 21.000 đồng/kg và giá xuất khẩu trung bình 28.000 đồng/kg, người trồng vải thiều ở Bắc Giang có lãi, doanh thu lớn.
Niên vụ 2016, tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang đạt 142.315 tấn.
Ông Giáp Văn Thành, nông dân thôn Kép 1, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang chia sẻ, giá vải cao, bà con rất phấn khởi vì thu lợi nhuận cao.
"Người trồng vải vẫn mong các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học đưa thêm những giống vải chín sớm, chất lượng cao về cho nông dân. Hiện nay vải thiều chín chỉ tiêu thụ trong vòng 1 tháng, trong khi đó, nông dân muốn trồng rải vụ sẽ cần có các giống chín sớm và chín muộn để kéo dài thời vụ, từ đó tăng thêm thu nhập", ông Thành nêu kiến nghị.
Thành công của niên vụ vải thiều năm 2016 còn có sự chung tay của các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cố vấn Công ty CP tiến bộ quốc tế, Tập đoàn AIC - chuyên xuất khẩu và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao cho biết, nhờ chất lượng đã được khẳng định theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt - VietGap, Global Gap đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập thêm các thị trường mới, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và giúp nông dân tiêu thụ nông sản.
"Hội nhập kinh tế đòi hỏi phải sản xuất theo chuỗi giá trị. Chính điều này tạo ra sự phát triển bền vững đối với nông sản Việt Nam và ổn định thu nhập cho nông dân khi hướng ra thị trường quốc tế. Điều này còn có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi chất lượng là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh nông sản của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường và ký kết các hợp đồng với các đối tác. Ngược lại cũng thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều của Bắc Giang nói riêng", ông Ngọc khẳng định.
Theo ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), bên cạnh gắn kết hơn nữa việc liên kết trong tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều nói riêng, Bắc Giang cần chú trọng cân đối trong khai thác thị trường trong nước và nước ngoài. Trong đó, không chỉ xúc tiến thương mại trong nước mà còn tổ chức các hội nghị quảng bá sản phẩm ngay tại những thị trường xuất khẩu mới mở, đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản, Australia...
"Thời gian qua Bắc Giang đã hết sức quan tâm đầu tư lớn cho các diện tích áp dụng quy trình sản xuất Viet Gap, Global Gap, vì vậy cần tăng cường xúc tiến khẳng định sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua áp dụng công nghệ có thể truy xuất nguồn gốc vải thiều để gia tăng thêm giá trị nông sản và tạo niềm tin cho người tiêu dùng để gia tăng lượng tiêu thụ trong nước và quốc tế", ông Sơn chỉ rõ./.
Minh Long
Theo_VOV
Mánh hiểm lái buôn Tàu: Thương lái Việt hại nông dân Việt Trả giá cao để tạo niềm tin rồi sau đó lại ép bán giá thấp, "đánh bài chuồn" hay mượn danh người Việt để đứng sau đầu tư quản lý... Thương lái Trung Quốc (TQ) dùng đủ chiêu trò nhằm thao túng thị trường một số loại nông sản Việt Nam. Trong khi đó, một số người Việt, doanh nghiệp (DN) Việt vì...