Campuchia lo ngại làn sóng lây nhiễm mới
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 14/9, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine bày tỏ lo ngại về khả năng sẽ xảy ra đợt lây nhiễm biến thể mới nếu không áp dụng các biện pháp y tế phù hợp.
Phát biểu thận trọng trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mới vài ngày gần đây tăng trở lại mức gần 700 ca/ngày.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 9 người tử vong và 657 ca mới trong 24 giờ qua, trong đó có 153 ca nhập cảnh và 504 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, Campuchia đã có tổng cộng 100.790 ca mắc, trong đó 94.904 người khỏi bệnh và 2.058 người tử vong.
Chiến dịch tiêm phòng tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể khi mục tiêu tiêm phòng cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) dự kiến hoàn tất trong tháng 9. Theo báo cáo mới nhất, Campuchia đặt mục tiêu tiêm phòng cho 12 triệu người (tính cả hơn 1,9 triệu thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi). Đến nay, chỉ còn chưa tới 600.000 người trong độ tuổi tiêm phòng COVID-19 chưa được tiêm mũi nào.
Cũng trong ngày 14/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và phu nhân đã tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 vào thời điểm đã có gần 780.000 người sinh sống tại Campuchia đã được tiêm mũi thứ ba. Ông Hun Sen khẳng định tất cả mọi người sẽ được tiêm mũi tăng cường. Cuối tuần trước, Thủ tướng Hun Sen cho biết Trung Quốc sẽ viện trợ thêm cho Campuchia 3 triệu liều vaccine để tiêm tăng cường cho người dân.
Trong nỗ lực trở lại trạng thái bình thường mới và chuẩn bị mở cửa trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Phnom Penh, chính quyền thủ đô ngày 13/9 đã dọn dẹp và khử khuẩn 68 trường công trên địa bàn. Hai ngày trước đó, các cơ sở giáo dục tư nhân cũng đã phun khử khuẩn sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 15/9.
Các trường học cần được vệ sinh và khử khuẩn vì một số trước đó đã được trưng dụng làm trung tâm điều trị COVID-19 và điểm tiêm phòng COVID-19. Đa phần các trường học sẵn sàng mở cửa trở lại vào ngày 15/9, song một số trường sẽ mở sau vì phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn phòng chống dịch của Bộ Y tế. Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng nhấn mạnh tất cả các trường học phải tuân thủ chặt chẽ các quy định y tế về phòng chống dịch COVID-19 và ưu tiên trước hết là an toàn của giáo viên và học sinh.
* Ngày 14/9, Bộ Y tế Indonesia cho biết từ ngày 1/8 đến ngày 6/9 có tổng cộng 31.187 người nhập cảnh vào nước này, trong đó có tới 1.636 người mắc COVID-19 mặc dù đã có giấy chứng nhận âm tính.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, số ca này gồm 702 người từ Saudi Arabia, 582 người từ Malaysia, 143 người đến từ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), 54 người từ Hàn Quốc, 36 người từ Nhật Bản, 35 người từ Thổ Nhĩ Kỳ, 25 người từ Đài Loan (Trung Quốc), 23 người từ Singapore, 20 người từ Mỹ và 16 người từ Qatar.
Theo quy định, khi đến Indonesia, người nước ngoài và công dân Indonesia trở về nước sẽ được xét nghiệm PCR ngay sau khi xuống sân bay hoặc bến cảng và được yêu cầu tự cách ly trong 8 ngày tại khách sạn. Sau đó, vào ngày cách ly thứ 7 sẽ được xét nghiệm lại lần thứ hai. Nếu âm tính với COVID-19 sẽ không bị cách ly tiếp, nhưng nếu dương tính với COVID-19 sẽ được theo dõi điều trị tại bệnh viện hoặc cách ly tập trung.
Campuchia 'rơi vào vùng nguy hiểm' do số ca Covid-19 tăng vọt
Campuchia rơi vào vùng nguy hiểm hôm nay 10.9, khi nước này ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới hằng ngày ở mức cao nhất trong gần 6 tuần qua, theo tờ Khmer Times .
Nhiều người trẻ từ 12-17 tuổi chờ tiêm vắc xin Covid-19 ở Phnom Penh ngày 10.9. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH KHMER TIMES
Bộ Y tế Campuchia hôm nay thông báo có thêm 12 ca Covid-19 tử vong và 660 ca nhiễm, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lần lượt lên 2.019 và 98.184, trong đó có hơn 81.000 ca nhiễm cộng đồng.
Cũng theo Khmer Times , số ca mắc biến thể Delta ở Campuchia tiếp tục ở mức cao, với 408 ca được công bố hôm nay, so với 676 ca mắc Delta được công bố hôm qua.
Tính đến nay, tổng số ca mắc biến thể Delta ở Campuchia tăng lên 3.500 ca. Trong đó có tới 1.256 ca được ghi nhận ở thủ Phnom Penh, đánh đấu thành phố này bị ảnh hưởng nặng nhất bởi biển thế Delta trong tất cả tỉnh thành ở Campuchia.
Campuchia kết thúc chiến dịch tăng cường chống Covid-19, lạc quan về tăng trưởng
Hiện chỉ còn có một tỉnh ở Campuchia chưa ghi nhận ca mắc biến thể Delta là tỉnh Kep, trong khi nhiều tỉnh khác có số ca nhiễm biến thể này ở mức cao.
Trước tình trạng lây lan của biến thể Delta, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng kêu gọi người dân cảnh giác và tự bảo vệ mình. Bộ Y tế Campuchia cũng lưu ý tỷ lệ nhiễm Covid-19 hiện đang gia tăng trong số những người trẻ ra ngoài nhiều để gặp bạn bè.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/9: Ca mắc mới ở Philippines cao kỷ lục; Thái Lan cảnh báo đợt lây nhiễm mới Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 6/9, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 72.414 ca mắc COVID-19 và 1.501 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 10.547.626 ca, trong đó 233.757 người tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 14/8/2021. Ảnh:...