Campuchia liệu có thể là trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông
Campuchia tuyên bố muốn làm trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông, nhưng những hành động và phát biểu của Phnom Penh vẫn khiến các quốc gia khác nghi ngờ về khả năng gánh vác vai trò này.
Trung Quốc từ tuần trước tập trận 10 ngày ở Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tuần trước nói rằng Campuchia sẽ tiếp tục theo đuổi vị trí là trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
“Campuchia muốn làm trung gian để giảm bớt không khí căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc, vì chúng tôi lo ngại rằng sẽ không đạt được giải pháp nếu không đối thoại với nhau”, VOA dẫn lời ông Hor Namhong, nói.
Vai trò nặng gánh
Đối với những người theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Biển Đông và Đông Nam Á, thì lời đề nghị làm trung gian hòa giải của Campuchia, nước không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khá lạ lùng.
Trung gian hòa giải là một vai trò khá nặng gánh, kể cả đối với các quốc gia có tiềm lực hơn như Indonesia, nước đã tiến hành các cuộc hội thảo không chính thức về vấn đề này từ những năm 1990. Nhà phân tích chính trị Sok Touch, tại Đại học Khemarak, Campuchia cho rằng Phnom Penh có ảnh hưởng chính trị nhỏ trong khu vực. So với Indonesia, Campuchia dường như không phải là ứng viên mạnh mẽ cho vai trò này.
Video đang HOT
Hơn nữa, theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á của Diplomat, việc ASEAN và Trung Quốc không đạt được tiến bộ ngoại giao trong tranh chấp ở Biển Đông chưa bao giờ là vì nguyên nhân “thiếu đối thoại với nhau”, như lời của Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Vấn đề thực sự, được giới quan sát công nhận, là Trung Quốc còn trì hoãn trên lộ trình để đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông. COC sẽ hạn chế hành vi của Trung Quốc tại thời điểm nước này đang ráo riết thực hiện chiến lược thay đổi thực địa, trong đó có việc bồi đắp và cải tạo trên các bãi đá ở Biển Đông. Trong khi đó, đa phần các nước ASEAN đều bày tỏ mong muốn sớm đạt được COC.
Parameswaran cho rằng Trung Quốc còn có một số động thái để chia rẽ ASEAN, làm suy yếu sự đoàn kết của khối trong việc tiến tới các giải pháp mang tính xây dựng. Bắc Kinh sử dụng các dự án kinh tế để “tấn công quyến rũ” một số nước trong khu vực, khiến họ phân tâm khỏi tranh chấp Biển Đông, nhằm khiến ASEAN khó đạt được đồng thuận về vấn đề này.
Theo Parameswaran, Bộ trưởng Hor Namhong hẳn phải hiểu rõ điều này hơn ai hết. Ông là người chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012, khi Campuchia là chủ tịch ASEAN. Tại sự kiện này, Campuchia tuyên bố rằng các nước đã nhất trí không “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tương tự như lập trường của Trung Quốc là việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông chỉ nên diễn ra song phương, giữa các bên đòi chủ quyền. Tuy nhiên, Philippines bác bỏ điều đó. Điều này khiến ASEAN không thể đạt được đồng thuận và lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung trong 45 năm.
Các tuyên bố sau đó của Campuchia cũng khó có thể làm các nước ASEAN yên lòng. Thủ tướng Hun Sen hồi tháng ba phát biểu rằng tranh chấp Biển Đông chỉ là vấn đề giữa các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn và Trung Quốc, chứ không ảnh hưởng đến toàn bộ khối ASEAN. Bình luận của ông Hun Sen được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc ngày càng được thắt chặt. Bắc Kinh là bên viện trợ quốc phòng và đầu tư kinh tế lớn cho Campuchia. Giới phân tích cho rằng, mối quan hệ gần gũi giữa hai nước có thể khiến ASEAN khó thống nhất về vấn đề Biển Đông.
Chứng minh bằng hành động
Với những điều kể trên, khó có thể tưởng tượng Campuchia có khả năng đảm đương vai trò là trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, nếu muốn đóng góp cho việc này, Phnom Penh có thể thực hiện một vài bước đi nhỏ, theo Parameswaran. Đầu tiên, Campuchia có thể tham gia nhiều hơn cùng các đối tác ASEAN, công khai thừa nhận thực tế rằng vấn đề Biển Đông có tác động đến toàn khu vực, và do đó đòi hỏi khu vực phải có phản ứng về vấn đề này.
Thứ hai, nước này có thể chứng minh bằng hành động với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế rằng quan hệ của Phnom Penh với Bắc Kinh không ảnh hưởng đến sự đoàn kết của ASEAN. Ví dụ, các quan chức Campuchia nên kêu gọi thúc đẩy để sớm đạt được COC, và sử dụng một số cuộc họp của họ với Trung Quốc để làm như vậy.
Thay vì tiến tới vị trí quá tham vọng là trung gian hòa giải, nếu thực hiện những bước đi này, Phnom Penh sẽ tiến xa hơn trong việc khôi phục uy tín và thuyết phục các nhà quan sát rằng nước này đang tích cực xúc tiến giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Phương Vũ
Theo VNE
ASEAN - Trung Quốc họp bàn thực hiện Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông
Ngày 29.7, các quan chức ngoại giao của Trung Quốc và ASEAN đã tham dự Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 9, tổ chức tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
Các nước ASEAN và Trung Quốc thảo luận về việc thực thi toàn diện DOC - Ảnh: Reuters
Các quan chức ngoại giao Trung Quốc - ASEAN đã thảo luận về việc thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, nhằm hướng đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
Trung Quốc và ASEAN đã ký kết DOC vào năm 2002 tại Campuchia, là văn bản đầu tiên được ký kết giữa hai bên về vấn đề Biển Đông.
Tân Hoa xã dẫn lại thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29.7 cho biết Trung Quốc và ASEAN cam kết tăng cường hợp tác hàng hải, hướng đến thực hiện đầy đủ và toàn diện DOC và tiếp tục thảo luận về việc thiết lập COC.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Chấn Dân và Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Noppadon Theppitak chủ trì hội nghị. Ông Noppadon cho hay ASEAN và Trung Quốc cần nỗ lực tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau để hướng đến quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Trung Quốc vững mạnh hơn.
Ông Lưu cho biết hội nghị diễn ra thành công và đoàn đại biểu các nước thỏa luận việc thực thi DOC và việc thành lập COC trong bầu không khí "ấm áp và thân tình", theo thông tấn xã Bernama của Malaysia.
Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc được thiết lập 12 năm trước, và 2016 là năm đánh dấu kỷ niệm Quan hệ Đối thoại ASEAN - Trung Quốc lần thứ 25.
Gọi ASEAN là láng giềng thân tình của Trung Quốc, ông Lưu nói vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến hợp tác hai bên và việc thiết lập DOC.
Tuy nhiên, ông Lưu lại cho rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không phải là tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc (?); đồng thời nói Trung Quốc phản đối sự can thiệp của "một số quốc gia không cần thiết" vào tình hình Biển Đông, cũng như những quốc gia chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đang gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm bành trướng quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" nuốt trọn gần cả Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực.
Nhật Bản từng lên tiếng chỉ trích hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông và cân nhắc việc phối hợp với Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Chuyên gia nghi ngờ động cơ "hòa giải Biển Đông" của Campuchia Lời đề nghị làm "trung gian hòa giải" ở Biển Đông của Campuchia đã khiến nhiều người bất ngờ. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong bất ngờ tuyên bố rằng Campuchia sẽ tiếp tục tìm cách trở thành "hòa giải viên" trong vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Trong một cuộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương
Pháp luật
16:20:00 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
Tin nổi bật
16:19:47 11/05/2025
Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn
Hậu trường phim
16:08:33 11/05/2025
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo
Sao châu á
16:04:31 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
16:03:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
15:38:17 11/05/2025
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
15:30:53 11/05/2025
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
15:27:56 11/05/2025
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải
Thế giới số
15:02:30 11/05/2025