Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí của Việt Nam
Việt Nam đã đề nghị Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi 100m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi”, nhưng phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam.
Ngày 16/7/2015, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, phía Campuchia cho rằng “Việt Nam đã thống nhất với phía Campuchia tạm dừng các hoạt động xây dựng tại một số khu vực biên giới giữa hai nước”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Hữu Nghị)
Theo ông Lê Hải Bình: “Trong các công hàm trao đổi với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Cơ quan phụ trách về Biên giới Campuchia cũng như tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc tại Phnom Penh từ ngày 6-9/7 vừa qua, Việt Nam đều đã khẳng định rõ tất cả các công trình Việt Nam xây dựng ở khu vực biên giới trong thời gian qua đều được tiến hành trong phần đất hiện tại đang do phía Việt Nam quản lý”.
Điểm 8, Thông cáo Báo chí chung Việt Nam – Campuchia ngày 17/1/1995 quy định “Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”.
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Rõ ràng là Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận giữa hai nước về việc quản lý biên giới trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia”.
Video đang HOT
Người Phát ngôn Lê Hải Bình cũng cho biết, để tỏ thiện chí và nhằm tạo thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc đang ở vào giai đoạn then chốt hiện nay, tại công hàm ngày 6/7/2015 gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc, Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi 100m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo ‘Bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia’ ký ngày 23/4/2011 (MOU).”Nhưng rất tiếc phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam”, Người Phát ngôn Lê Hải Bình nói.
Nam Hằng
Theo dantri
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xây hải đăng trái phép tại Trường Sa
Việc Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái này.
Tại cuộc họp thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 28/5, liên quan đến việc Trung Quốc đang xây dựng hai ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hành động nêu trên vi phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như vi phạm DOC ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002".
"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động xây dựng tại Trường Sa và Hoàng Sa, nghiêm túc tuân thủ thực thi các luật pháp quốc tế, nhất là công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như DOC; không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông", ông Bình nhấn mạnh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Hữu Nghị)
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc sáng 26/5 đã tổ chức lễ khởi công xây dựng trái phép hai ngọn hải đăng cỡ lớn trên hai bãi đá ngầm Gạc Ma và Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa mà nước này ngụy biện là nhằm phục vụ "an ninh hàng hải trên Biển Đông".
Nhân dân Nhật báo dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay: "Trung Quốc xây dựng 2 ngọn hải đăng này nhằm thực hiện chức trách và nghĩa vụ quốc tế liên quan của mình, cung cấp các hướng dẫn hàng hải cho những tàu thuyền qua lại tại khu vực biển Trường Sa, góp phần nâng cao an ninh hàng hải tại Biển Đông".
Bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các công trình dân sự khác tại các đảo đá chiếm đóng ở Trường Sa, để phục vụ tốt hơn cho các nước ven Biển Đông và các tàu thuyền qua lại tại Trường Sa, bà Hoa cho biết thêm.
Trước hành động này, Mỹ đã bày tỏ quan ngại, cho rằng những ngọn hải đăng phi pháp có thể khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.
Trong cuộc họp báo, phóng viên đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt nam trước việc Trung Quốc gần đây công bố sách trắng quốc phòng đầu tiên về chiến lược quân sự của nước này, trong đó có nội dung cố tình bảo vệ việc xây dựng trái phép những đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.
Người Phát ngôn Lê Hải Bình cho rằng: "Là một nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng như một nước có vai trò quan trọng của khu vực, Trung Quốc cần phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm để đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và trên thế giới".
Trước việc truyền thông Úc mới đây đưa tin rằng Trung Quốc có thể di chuyển vũ khí lên các đảo nhân tạo mà họ đang xây dựng trái phép trên Biển Đông, ông Bình nói: "Bộ Ngoại giao đã nhiều lần khẳng định các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát sao hành động của các bên liên quan ở Biển Đông. Chúng ta được biết Biển Đông là tuyến hàng hải hết sức quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi yêu cầu và mong muốn tất cả các bên liên quan duy trì hòa bình ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế nhất là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 và phù hợp với DOC".
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ
Trong buổi họp báo, Người Phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31/5-2/6/2015 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai vị Bộ trưởng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, để qua đó tăng cường quan hệ cũng như tăng cường hiểu biết giữa hai nước và hai quân đội. Hiện hai bên đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm.
Trước đó, ngày 21/5, Bloomberg dẫn lời ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho hay, ông Carter sẽ thăm Việt Nam sau khi tham gia diễn đàn an ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn thường niên tổ chức tại Singapore mà các sĩ quan quân sự cấp cao của Trung Quốc cũng tham dự.
Về các chuyến thăm giữa quan chức Việt - Mỹ, ông Osius cho biết, trong thời gian tới một số quan chức trong nội các và có thể là các quan chức cấp cao hơn nữa sẽ của Mỹ sẽ thăm Việt Nam.
Nam Hằng
Theo Dantri
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm ở Biển Đông Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước một số phát biểu của phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã mở rộng, bồi đắp lấn biển quy mô lớn tại các đảo, đá mà theo phía Trung Quốc, Việt Nam "chiếm giữ" ở Biển Đông... ...Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao...