Campuchia kéo dài các biện pháp hạn chế tại thủ đô thêm 14 ngày
Chính quyền thủ đô Phnom Penh của Campuchia vừa ra quyết định kéo dài các biện pháp hành chính và ngừng các hoạt động có rủi ro lây nhiễm COVID-19 ở mức cao thêm 14 ngày, từ ngày 9/9-23/9 tới.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trước khi vào chợ tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, các cơ sở giáo dục công và tư chưa được mở cửa trở lại; các hình thức kinh doanh câu lạc bộ như karaoke, quán bar, sàn nhảy, vườn bia, sòng bạc vẫn phải đóng cửa; khu sinh thái, bảo tàng, khu vui chơi, mát xa, xông hơi, phòng gym, trung tâm thể thao tiếp tục ngừng hoạt động và việc tụ tập đông người uống bia rượu bị cấm.
Hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 9/9 dẫn thông cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia về sự chuẩn bị và phản ứng của nước này trước diễn biến tiếp theo của đại dịch COVID-19. Thông cáo trên đánh giá Campuchia đang trong giai đoạn mới của đại dịch, với số ca nhiễm COVID-19 giảm vài tuần trở lại đây và độ phủ vaccine ở mức cao. Chính phủ Campuchia đã khởi động lại chiến lược chống COVID-19 tập trung ngăn chặn lây nhiễm, giảm tối thiểu gián đoạn hoạt động và bảo vệ người dân.
Bộ Y tế Campuchia ngày 9/9 xác nhận tổng số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại nước này đã vượt mốc 2.000 người khi 24 giờ qua có thêm 200 người tử vong.
Bộ Y tế cũng thông báo có thêm 589 ca mắc COVID-19, trong đó có 148 ca nhập cảnh và 441 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia kể từ đầu mùa dịch đến nay lên 97.525 ca.
Trong mấy ngày gần đây tổng số ca nhiễm biến thể Delta được phát hiện tại Campuchia đã tăng lên 3.323 ca tại hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Video đang HOT
Dịch 'nóng' khắp các nước ASEAN
Campuchia, Thái Lan có số người chết kỷ lục vì COVID-19 trong ngày 2-7, Indonesia báo động số ca bệnh tăng, bệnh viện thiếu giường, thiếu oxy.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em bé 1 tuổi khi tiến hành xét nghiệm diện rộng ở các trường học tại thủ đô Jakarta, Indonesia, ngày 2-7 - Ảnh: REUTERS
Tại Thái Lan , số liệu công bố ngày 2-7 với 61 trường hợp tử vong cho thấy đã ba ngày liên tục nước này có số người chết vì COVID-19 ở mức kỷ lục nối tiếp nhau. Số ca nhiễm mới cũng ở mức cao là 6.087 ca.
Tổng số ca bệnh từ đầu dịch đến nay ở Thái Lan là 270.921 ca, trong đó có 2.141 người đã chết. Tuy nhiên, cũng 24 giờ qua, có thêm 253.731 người được tiêm vắc xin (vaccine), nâng tổng số vắc xin COVID-19 được tiêm ở Thái Lan lên 10,2 triệu liều.
Theo báo Bangkok Post , mặc dù số ca chết và tử vong mới theo ngày có tăng lên, Chính phủ Thái Lan cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch hiện nay là phù hợp với tình hình và sẽ không đưa ra các biện pháp kiểm soát bổ sung vì không muốn thêm gánh nặng cho người dân.
Các biện pháp kiểm soát hiện nay là cấm các quán ăn phục vụ tại chỗ, ngừng giao thông ra vào khu vực Bangkok mở rộng trong vòng 1 tháng.
Tại Indonesia , theo Hãng tin Reuters, cảnh tượng tại các bệnh viện ở Jakarta trong tuần qua giống như ở Ấn Độ hai tháng trước - các hành lang bệnh viện chật cứng bệnh nhân COVID-19 trong khi thân nhân của họ chạy vạy tìm oxy.
Ngày 1-7, Indonesia quyết định phong tỏa riêng đảo Java và Bali trong 2 tuần, một biện pháp nhẹ tay hơn Ấn Độ rất nhiều khi chỉ tác động đến khoảng 55% dân số cả nước.
Trước đây, Bộ Y tế Ấn Độ yêu cầu phong tỏa địa phương nào có tỉ lệ kết quả dương tính trên 10% (so với số xét nghiệm).
Tại toàn bộ 34 tỉnh của Indonesia, tỉ lệ dương tính này là hơn 10%. Nếu xét theo khuyến cáo của WHO, tỉ lệ dương tính trên 5% là dấu hiệu cho thấy dịch bệnh COVID-19 đang ngoài tầm kiểm soát thì tình hình của Indonesia quả là đáng ngại.
Các bệnh viện ở Jakarta và các khu vực khác trên đảo Java đang hoạt động với 90% công suất hoặc cao hơn. Nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng cao như dự báo, số giường bệnh, đặc biệt là giường trong phòng chăm sóc đặc biệt sẽ là vấn đề khó khăn.
Hiện nay, chính quyền đang đẩy mạnh xét nghiệm nhanh, truy vết và tăng cường tiêm chủng.
Ngày 2-7, Campuchia ghi nhận 32 ca tử vong do COVID-19, là ngày có số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch đến nay, nâng tổng số người chết do COVID-19 lên 660 trường hợp, theo báo Khmer Times .
Tiếp tục đà tăng gần đây về số ca nhiễm mới, dao động quanh mốc 1.000 ca, ngày 2-7, Campuchia cũng ghi nhận 966 ca mắc COVID-19 mới.
Nhìn vào số ca bệnh và tử vong hiện nay, có thể thấy tình hình dịch COVID-19 ở Campuchia còn nghiêm trọng hơn giai đoạn tháng 4-2021 khi nước này ra lệnh phong tỏa Phnom Penh.
Tuy nhiên, hiện tại Campuchia không có lệnh phong tỏa nào, mà chỉ có các biện pháp hạn chế như cấm bán tại chỗ, đeo khẩu trang...
Chỉ vài nơi áp dụng giờ giới nghiêm. Riêng quy định cấm tụ tập hát karaoke, cấm các quán bar, sàn nhảy, vườn bia áp dụng trên cả nước.
Ngày 1-7, Thủ tướng Hun Sen thông báo các biện pháp khẩn cấp để kiềm chế đà tăng của dịch bệnh do lo ngại biến thể Delta. Các biện pháp này bao gồm hạn chế nhập cảnh bằng đường thủy và đường không, đóng các cửa khẩu dọc biên giới với Việt Nam và Thái Lan. Xét nghiệm nhanh các lao động di cư trở về tại tất cả các cửa ngõ biên giới.
Ông Hun Sen cũng theo dõi tình hình dịch bệnh tại Lào và Việt Nam, là hai nước có hoàn cảnh tương đồng với Campuchia.
Campuchia ghi nhận người chết do Covid-19 cao kỷ lục Campuchia hôm nay ghi nhận thêm 32 ca tử vong do nCoV, mức cao kỷ lục từ khi Covid-19 bùng phát, nâng số người chết lên 660. Theo số liệu từ giới chức y tế Campuchia, nước này cùng ngày cũng tăng thêm 966 người nhiễm nCoV, khiến tổng ca nhiễm toàn quốc vượt 52.300. Tình hình Covid-19 tại Campuchia tiếp tục diễn...