Campuchia hoãn tất cả các hội nghị quốc tế vì dịch bệnh Covid-19
Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ hoãn tổ chức tất cả các hội nghị quốc tế trong nước và không cho cán bộ đi họp ở nước ngoài vì dịch bệnh Covid-19.
Trong cuộc gặp mặt hơn 400 bác sỹ tình nguyện chống Covid-19, tại thủ đô Phnom Penh ngày 25/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố: Campuchia sẽ hoãn tổ chức tất cả các hội nghị quốc tế tại nước này và không cho phép các cán bộ đi họp ở nước ngoài.
Thủ tướng Hun Sen chỉ đạo không tổ chức các hội nghị quốc tế tại Campuchia. Ảnh: Fresh News.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết đang xem xét về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 13 vào cuối năm nay hoặc sang năm 2021, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Theo thông báo của bộ Y tế Campuchia, tối hôm nay, Campuchia xác nhận thêm 5 trường hợp mới bị Covid-19, gồm có 2 người quốc tịch Pháp tại tỉnh Preah Sihanouk, và 3 người Campuchia tại thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kandal và tỉnh Siem Reap.
Hiện tại, Campuchia có 96 ca bệnh Covid-19 đang được cách ly và điều trị tại trung tâm y tế, tình trạng sức khỏe ổn định./.
Văn Đỗ, Tâm Hiếu
Con trai Thủ tướng Hun Sen: Thế giới làm ngơ, 3 triệu người Campuchia chết dưới tay Khmer Đỏ, chỉ có Việt Nam giúp đỡ
Con trai Thủ tướng Hun Sen cho rằng vào thời điểm Campuchia nguy khốn dưới tay Khmer Đỏ, khi cả thế giới làm ngơ, chỉ có Việt Nam dang tay giúp đỡ.
Ngày này cách đây 30 năm (29/6/1989), quân tình nguyện Việt Nam rút toàn bộ lực lượng về nước, kết thúc hành trình sát cánh giúp nước bạn tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ cũng như khôi phục, xây dựng lại xứ Chùa Tháp từ đống tro tàn đẫm máu và nước mắt.
Năm 1975, ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Campuchia chưa kịp hưởng hoà bình đã phải đối mặt với bi kịch lớn của dân tộc.
Bè lũ tay sai do Pol Pot cầm đầu gieo rắc cơn ác mộng trên khắp xứ Chùa tháp. Hơn 3 triệu người, bằng một phần tư dân số Campuchia khi ấy, thiệt mạng trong thảm hoạ diệt chủng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử loài người. Như Thủ tướng Hun Sen từng nói Campuchia khi đó chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết.
Đáp lại lời kêu gọi của những người yêu nước Campuchia tập hợp trong Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia, ngày 23/12/1978, quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phản công - tiến công trên toàn tuyến biên giới. Hệ thống phòng thủ vòng ngoài của Pol Pot không thể cầm cự nổi và bị phá nát chỉ 3 ngày sau đó.
Tàn dư Pol Pot kịp chạy về phái Tây, ẩn nấp tại một số vùng núi, nhờ vào sự trợ giúp bên ngoài để tập hợp lực lượng, tiếp tục quấy phá người dân, đe dọa nền hòa bình khó khăn lắm Campuchia mới lấy lại.
Trước tình hình đó, Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia theo nguyện vọng nhân dân đề nghị Chính phủ Việt Nam để quân tình nguyện ở lại giúp bạn một thời gian. Thể theo yêu cầu đó, quân tình nguyện Việt Nam ở lại làm nhiệm vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố lực lượng vũ trang, đập tan tàn dư của Khmer Đỏ, khôi phục và xây dựng đất nước.
Sau năm 1986, khi chính quyền mới của Campuchia dần trở nên vững vàng, Việt Nam dần rút quân và đến ngày 26/9/1989 thì rút toàn bộ lực lượng.
Mục đích của chúng ta là hoàn toàn trong sáng, xuất phát từ trách nhiệm quốc tế, đáp lại lời cầu cứu từ người láng giềng cũng như sự đồng cảm của một đất nước cũng từng phải chịu cảnh bị đô hộ, đàn áp. Nhưng nhiều thế lực bên ngoài lại cố gắng bóp méo sự thật, vu oan rằng Việt Nam "xâm lược", "chiếm đóng" Campuchia.
Em bé Campuchia đứng cạnh hài cốt nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot ở tỉnh Kandal. (Ảnh: AP).
Trong cuộc trao đổi vớ i VTC News, ông Kosal Path, người sống sót sau nạn diệt chủng Khmer đỏ và từng có thời gian nghiên cứu trong Chương trình diệt chủng Campuchia tại Đại học Yale và Trung tâm tài liệu Campuchia từ năm 1995 đến năm 2000, khẳng định chính Campuchia đã yêu cầu quân tình nguyện Việt Nam ở lại giúp đỡ xây dựng quân đội và chính phủ nước này.
"Dựa vào những gì tôi thu thập được, Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia đã yêu cầu quân tình nguyện Việt Nam ở lại giúp xây dựng quân đội và chính phủ Campuchia đồng thời chống lại tàn dư Khmer Đỏ và các lực lượng kháng chiến khác được hậu thuẫn chủ yếu với Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ", chuyên gia Path khẳng định.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi cuối tháng 5 đưa ra các tuyên bố gây tranh cãi về sự hiện diện của Việt Nam ở Campuchia những năm tháng cuối thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Tuyên bố của Thủ tướng Singapore vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính dư luận và chính giới Campuchia.
Trong khoảng thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày, vì thế giới nhắm mắt làm ngơ với chúng tôi nên 3 triệu người vô tội đã chết dưới tay Khmer Đỏ... Và rồi cuối cùng chỉ có nước láng giềng Việt Nam chìa tay ra giúp đỡ.
Nghị sĩ Hun Many
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định: "Bình luận của ông Lý là sai sự thật và không phản ánh đúng lịch sử. Hoàn toàn không đúng vì ông ấy nói binh lính Việt Nam xâm lược Campuchia... Chúng tôi không thể chấp nhận những điều ông ấy nói. Chúng tôi đã nói rõ rằng quân tình nguyện Việt Nam đến giải phóng nhân dân chúng tôi. Chúng tôi vẫn luôn coi đó là những người đến cứu giúp nhân dân chúng tôi. Điều đó có ý nghĩa vô cùng lớn với chúng tôi".
Tờ Phnom Penh Post dẫn lời nghị sĩ Hun Many, con trai Thủ tướng Hun Sen chia sẻ quan điểm tương tự:
"Thế giới không nên quên người dân Campuchia đã phải chịu đựng những gì. Trong khoảng thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày, vì thế giới nhắm mắt làm ngơ với chúng tôi nên 3 triệu người vô tội đã chết dưới tay Khmer Đỏ. Trong khi tất cả đều đang chơi trò chính trị, người Campuchia đã cầu mong không quan trọng đó là ai và sự giúp đỡ đến từ đâu, chỉ cần chúng tôi được cứu khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Và rồi cuối cùng chỉ có nước láng giềng Việt Nam chìa tay ra giúp đỡ".
Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk từng nói: "Nếu Việt Nam không đánh đuổi bọn Pol Pot thì tất cả mọi người Campuchia có thể đã bị chết. Khmer Đỏ có thể đã giết chết tất cả chúng ta... chúng ta có thể nói rằng Đảng Nhân dân Campuchia không mắc sai lầm khi đề nghị Việt Nam giúp đỡ chống Khmer Đỏ, bởi vì nếu chúng ta không được giải phóng khỏi bọn Pol Pot thì toàn dân tộc có thể đã bị tiêu diệt".
Trong Hội thảo quốc tế "Việt Nam trong thế kỷ XX" vào tháng 9/2000 tại Hà Nội, Tiến sĩ Chay-y-Hiêng, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng nhấn mạnh: "Điều gì còn đọng lại trong trái tim người dân Campuchia về Việt Nam trong thế kỷ XX? Đó là lòng biết ơn, đó là tình hữu nghị, là hình ảnh về một đội quân nhà Phật từ cõi thiện xa xôi đến cứu giúp nhân dân Campuchia".
Đó mới là sự thật, điều mà Việt Nam đang tìm cách nói với bạn bè thế giới.
Bà mẹ Campuchia rót nước cho các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam.
Trong một lần trả lời phỏng vấn VTC News, Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng nguyên nhân gây nên những nhận định sai lầm suốt hàng chục năm qua là do điều kiện lịch sử và cách tiếp cận thông tin hồi những năm 70 của thế kỷ trước nên thế giới bên ngoài biết rất ít về cuộc thảm sát người Campuchia dưới thời Khmer Đỏ hay chuỗi những cuộc tấn công liên tục của Khmer Đỏ vào các làng mạc Việt Nam ở biên giới với Campuchia.
"Nhưng trên thực tế Việt Nam can thiệp quân sự vào Campuchia chỉ là để tự vệ, ngăn chặn sự bao vây của Trung Quốc và giúp giải phóng người Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo", ông Thayer khẳng định.
Mặc dù vậy, theo ông Thayer, cộng đồng quốc tế trong 40 năm qua đã và đang dần thay đổi quan điểm và các chính trị gia từng chỉ trích nặng nề Việt Nam vào cuối những năm 1970 cũng đã nhận ra những sai lệch trong nhận định của họ. Ví dụ như chính phủ Australia sau khi Đảng Lao Đông giành lại quyền lãnh đạo chính quyền vào năm 1983 tìm cách chấm dứt sự cô lập với Việt Nam và tìm cách thúc đẩy hòa bình.
Theo ông, khi các lực lượng tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia vào năm 1989, cộng đồng quốc tế đã thực sự thay đổi quan điểm và chỉ vài năm sau đó, nhiều nước bắt đầu tìm cách bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và hoan nghênh Việt Nam với tư cách là một thành viên của ASEAN.
Người dân Campuchia tiễn quân tình nguyện Việt Nam về nước.
4 thập kỷ qua đi, dưới sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, trong đó không thể không kể đến sự góp sức và hàng nghìn chuyên gia và hàng vạn quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia đang hồi sinh và vực dậy mạnh mẽ. Những cơn gió dù phảng phất những xót xa, những đắng cay, những đau thương của quá khứ vẫn đang thổi về, mang tới xứ chùa Tháp những mùa xuân mới với tương lai đầy hứa hẹn.
Người Campuchia đang tận hưởng những giây phút yên bình từng là xa xỉ đó nhưng chưa bao giờ quên đi những san sẻ, nỗ lực không tiếc thân mình của quân tình nguyện Việt Nam, những người đã kiên cường đấu tranh, hy sinh xương máu nhằm lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
"Trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật", Thủ tướng Campuchia Hun Sen chia sẻ trong chuyến thăm Việt Nam ngày 2/1/2012.
Video: Nhà tù S 21 - Bộ máy giết người của Khmer Đỏ
SONG HY
Theo VTC
Campuchia cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 Thủ tướng Hun Sen ngày 25/3 khẳng định chính phủ đang cân nhắc xin Quốc vương Norodom Sihamoni ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc giữa những lo ngại về diễn tiến dịch Covid-19. "Tôi đang cân nhắc trình quốc vương ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. Nếu chúng ta đặt cả nước dưới tình trạng khẩn cấp, một số...