Campuchia: Hai ca nhiễm cúm gia cầm trong nước không lây truyền
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia khẳng định: Cả hai trường hợp bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Prey Veng đã nhiễm virus H5N1 từ gia cầm và đây không phải là ca lây truyền từ người sang người.
Vịt được bán tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 24/2 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 3/3, người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho biết 2 ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng tuần trước “không phải là trường hợp lây truyền từ người sang người.”
Theo quan chức trên, đây cũng là 2 ca nhiễm H5N1 duy nhất được ghi nhận tại huyện Sithor Kandal của tỉnh này. Bé gái 11 tuổi đã tử vong trong khi người cha 49 tuổi đã bình phục hoàn toàn.
Video đang HOT
Bà Or Vandine khẳng định: “Cả hai trường hợp trên đã nhiễm virus H5N1 từ gia cầm và đây không phải là ca lây truyền từ người sang người.”
Bà nhấn mạnh Bộ Y tế Campuchia bác bỏ mọi thông tin không đúng sự thật về H5N1 tại Campuchia.
Theo người phát ngôn, xét nghiệm 51 mẫu phẩm của 20 người tiếp xúc gần và 31 người có triệu chứng như cúm đã cho kết quả âm tính với virus cúm H5N1.
Hiện đội điều tra tiếp tục theo dõi và thu thập mẫu phẩm của những người có triệu chứng như cúm để xét nghiệm.
Hai cha con bệnh nhân nói trên là những ca nhiễm H5N1 đầu tiên được xác nhận tại Campuchia từ năm 2014. Tính từ năm 2005 đến nay, Campuchia đã ghi nhận 58 người nhiễm và 38 người tử vong do cúm H5N1.
Ngày 26/2 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định nguy cơ virus H5N1 đe dọa sức khỏe cộng đồng tại Campuchia “vẫn thấp” và virus này không dễ dàng lây sang con người, đặc biệt hiếm khi lây từ người sang người.
WHO đánh giá nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm H5N1 tại Campuchia
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/2 cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus cúm gia cầm H5N1 ở Campuchia vẫn ở mức thấp dù nước này đã phát hiện 2 ca bệnh gần đây.
Vịt được bán tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 24/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của WHO, "dựa trên những bằng chứng cho đến nay, virus không dễ dàng lây nhiễm sang người và việc lây lan từ người sang người dường như là điều bất thường". Theo đó, dựa trên những thông tin sẵn có, WHO đánh giá nguy cơ virus lây lan ra cộng đồng ở mức thấp.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan đã đánh giá cao việc quốc gia Đông Nam Á này phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát cúm gia cầm H5N1. Theo bà, việc phát hiện sớm và phản ứng nhanh chóng rất quan trọng để bảo vệ nước này và thế giới trước cúm gia cầm H5N1.
Tuần trước, Campuchia đã xác nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm H5N1 đầu tiên kể từ năm 2014. Ca thứ nhất là bé gái 11 tuổi ở tỉnh Prey Veng, tử vong hôm 22/2 vừa qua. Ca thứ 2 là bố của bé gái này, 49 tuổi, có kết quả dương tính một ngày sau đó và được cách ly, điều trị tại bệnh viện.
Tuy nhiên, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia, bà Youk Sambath, cho biết hiện người cha cùng những người khác có tiếp xúc với các ca bệnh đã có kết quả xét nghiêm âm tính với virus H5N1.
Theo Bộ Y tế Campuchia, từ năm 2005 đến nay, có 58 ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này, trong đó 38 trường hợp tử vong. WHO cho biết cúm gia cầm H5N1 thường lây lan giữa gia cầm bị mắc bệnh, tuy nhiên đôi khi cũng có thể lây từ gia cầm sang người.
Campuchia ghi nhận cúm gia cầm H5N1 lan rộng Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 23/2, bà Youk Sambath, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia xác nhận đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế đã phát hiện thêm 12 người nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng. Trong đó, 4 trường hợp đã bắt đầu biểu hiện triệu chứng. Thông tin trên được công bố...