Campuchia duy trì phòng, chống dịch chặt chẽ ở Phnom Penh
Sau khi lệnh phong tỏa thủ đô kết thúc, Phnom Penh vẫn tiếp tục phong tỏa những “Khu vực đỏ” và nơi có khả năng lây nhiễm cao để phòng, chống dịch Covid-19.
Thị trưởng Phnom Penh Khuong Sreng chủ trì cuộc họp phòng, chống Covid-19. (Ảnh: Fresh News)
Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ huy thống nhất chính quyền Phnom Penh, sáng 3-5, Thị trưởng Khuong Sreng cho biết, khi Chính phủ chấm dứt hiệu lực lệnh phong tỏa thủ đô sau ngày 5-5 tới, chính quyền vẫn sẽ tiếp tục duy trì việc quản lý chặt chẽ ba khu vực màu đỏ, da cam và vàng trên địa bàn để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh cụ thể, chính quyền sẽ xem xét để điều chỉnh phạm vi các khu vực. Trước mắt, một số hoạt động phục vụ đời sống hằng ngày tại các khu vực màu vàng và da cam được phép mở trở lại, nhưng người dân tại những khu vực này vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Trong khi đó, thông tin với báo chí về chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân tại “Khu vực đỏ”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, Tướng Chhum Socheat cho biết, trong hai ngày 1 và 2-5, các đơn vị quân y đã tiêm chủng cho 52.313 người tại các khu vực phong tỏa do lây nhiễm dịch nặng thuộc địa bàn bốn quận: Meanchey, Dangkor, Kamboul và Pou Senchey.
Theo kế hoạch, gần 500 nghìn người dân sống tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm dịch cao của Phnom Penh nêu trên sẽ được Bộ Quốc phòng phối hợp Bộ Y tế và chính quyền thủ đô tổ chức tiêm phòng Covid-19, với hai loại vaccine là Sinovac và Sinopharm.
Với quyết tâm cắt đứt nguồn lây nhiễm từ những ổ dịch lớn tại các khu vực dân cư đông đúc của Phnom Penh, thời gian qua, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tập trung nhiều nguồn lực để trợ giúp người dân trong khu vực phong tỏa nói riêng và trên địa bàn thủ đô nói chung.
Tính đến ngày 30-4, chính quyền thành phố đã tổ chức thăm hỏi, phát quà và hàng cứu trợ khẩn cấp đến 184.406 gia đình trên toàn bộ 14 quận của Phnom Penh. Cùng với đó, các cơ quan, đoàn thể và nhà hảo tâm cũng tặng các phần quà gồm gạo và thực phẩm cho 224.406 hộ gia đình trong thời gian thủ đô phong tỏa chống dịch.
Trước đó, Chính phủ Campuchia đã ban bố lệnh phong tỏa Phnom Penh và thành phố Ta Khmau của tỉnh lân cận Kandal từ ngày 15 đến 28-4 để ngăn chặn làn sóng lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, do tình hình lây nhiễm ở những địa bàn này vẫn ở mức cao nên biện pháp phong tỏa tiếp tục được kéo dài thêm, từ ngày 19-4 đến 5-5 tới.
Theo thông cáo của Bộ Y tế, trong vòng 24 giờ qua, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện thêm 841 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Phnom Penh có số trường hợp lây nhiễm mới nhiều nhất: 525 ca; tiếp đó là các tỉnh Banteay Meanchey: 153 ca, Preah Sihanouk: 62 ca, Kandal: 33 ca, Kampong Cham: 21 ca, Kampong Thom: 15 ca, Takeo: 9 ca, Tbong Khmum: 9 ca, Siem Reap: 7 ca, Kampong Speu: 6 ca và tỉnh Prey Veng: 1 ca.
Tính đến 7 giờ sáng 3-5, Campuchia xác nhận có tổng cộng 15.361 ca nhiễm Covid-19, trong đó 14.806 ca liên quan “Sự cố lây nhiễm cộng đồng 20-2″, 5.430 người đã khỏi bệnh và 106 bệnh nhân tử vong.
Đảm bảo đủ lương thực trong thời gian phong tỏa tại Phnom Penh, Campuchia
Tối 15/4, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng thông báo rằng nếu lệnh phong tỏa thủ đô chưa thể kiềm chế được làn sóng lây lan của dịch COVID-19, ông có thể chỉ đạo kéo dài lệnh cấm này.
Hoạt động giao hàng đồ ăn được phép đi lại tại Phnom Penh trong thời gian từ 14-28/4/2021. Ảnh: Nguyễn Hùng/PV TTXVN tại Campuchia
Quan chức đứng đầu thủ đô cũng khẳng định chính quyền Phnom Penh vẫn ưu tiên hàng đầu việc đảm bảm cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân thành phố.
Ông Khuong Sreng kêu gọi người dân không lo lắng, điều quan trọng là hãy đồng hành cùng chính phủ để chặn đứng đà lây lan của dịch COVID-19. Theo ông, hoạt động vận tải từ Kandal về Phnom Penh vẫn thông suốt và diễn ra bình thường, nguồn cung ứng lương thực luôn đủ.
Liên quan tới vấn đề cung ứng các nguồn hàng lương thực-thực phẩm tại thủ đô Phnom Penh, chuỗi siêu thị Aeon Mall ngày 16/4 ra thông báo tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh, riêng các đơn vị bán đồ thực phẩm và rau xanh vẫn mở cửa từ 8h đến 20h hàng ngày.
Bất chấp lệnh phong tỏa thủ đô kéo trong vòng 2 tuần (từ ngày 15-28/4), chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Campuchia vẫn được đẩy mạnh. Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vadine tối 15/4 cho biết chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra theo đúng kế hoạch cho các nhóm đối tượng là công dân Campuchia, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại nước này.
Trong khi đó, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại Campuchia tiếp tục gia tăng. Tối 15/4, Bộ Y tế Campuchia thông báo về việc Quốc vụ khanh Bộ Thông tin Campuchia Mao Ayuth (77 tuổi) và một bệnh nhân khác (65 tuổi) đã qua đời, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Campuchia lên con số 38.
Tại Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao thông báo nước này đã gia hạn khuyến cáo đặc biệt đối với hoạt động đi ra nước ngoài thêm 1 tháng nữa trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại nước này. Theo đó, khuyến cáo sẽ có hiệu lực đến ngày 16/5 tới, có nội dung kêu gọi người dân hủy hoặc hoãn các chuyến đi nước ngoài, .
Bộ trên cho biết quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới tiếp tục hạn chế cho người đến từ nước ngoài nhập cảnh và nhiều chuyến bay quốc tế vẫn bị đình chỉ do làn sóng mới nhất của dịch bệnh đang hoành hành. Bộ cũng kêu gọi người dân Hàn Quốc tuân thủ những hướng dẫn về vệ sinh dịch tễ, tránh tập trung đông người và hoạt động ngoài trời, đồng thời hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác.
Ngày 16/4, Hàn Quốc ghi nhận 673 ca nhiễm mới và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và tử vong trên cả nước lên lần lượt là 112.789 ca và 1.790 ca.
Bất thường COVID-19 ở Đông Nam Á, nhiều nước mạnh tay hơn Trong tuần qua, nhiều quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia có số ca nhiễm mới cao với mức 3 hoặc 4 con số mỗi ngày. Riêng 3 nước Thái Lan, Campuchia và Lào, số ca nhiễm mới có xu hướng giảm đi nhưng không ổn định. Người dân đợi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia,...