Campuchia đưa báo chí đi xem căn cứ quân sự bị tố cho Trung Quốc sử dụng
Campuchia mở chuyến tham quan chưa từng có cho truyền thông đến căn cứ hải quân chiến lược quan trọng ngày 26/7.
Động thái diễn ra trong bối cảnh các nhà chức trách cố gắng phủ nhận thông tin họ có thỏa thuận bí mật cho phép tàu chiến Trung Quốc cập cảng tại cơ sở này.
Các thủy thủ đứng bảo vệ tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở Sihanoukville, Campuchia. (Ảnh: Reuters)
Căn cứ hải quân Ream, gần Sihanoukville, có vị trí dễ dàng tiếp cận Biển Đông, theo AFP.
Tạp chí Phố Wall trước đó đưa tin về một thỏa thuận đã được ký kết cho phép Trung Quốc cập cảng tàu chiến và cất vũ khí tại căn cứ, dường như xác nhận một tin đồn kéo dài nhiều tháng. Thông tin bị Campuchia kịch liệt phủ nhận.
Theo AFP, một số phóng viên được đưa từ Phenom Penh đến Ream trong chuyến đi ngắn do chính phủ Campuchia chỉ đạo ngày 26/7. Họ di chuyển trong những chiếc xe tải do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc quyên góp – với lời cảm ơn được viết bằng tiếng Khmer trên cửa sổ phía sau các phương tiện.
Những tấm biển chỉ dẫn đường đến căn cứ được viết bằng tiếng Trung và Khmer, quảng cáo về các nhà hàng và khách sạn sắp được dựng lên.
Các thủy thủ đứng bảo vệ gần các tàu tuần tra. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Sau chuyến đi vòng quanh căn cứ Ream, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Campuchia nói với các phóng viên rằng nước này “không có gì để giấu”.
“Hãy xem (chúng tôi) không có gì về căn cứ quân sự Trung Quốc như đưa tin,” ông Chhum Socheat nói thêm.
Các phóng viên được các sĩ quan hải quân và chính phủ Campuchia theo dõi chặt chẽ, được cho thấy một số nhà ngoài và một cầu cảng nơi một số tàu tuần tra treo cờ Campuchia đậu. Theo AFP, không rõ những chiếc thuyền màu xanh xám, được trang bị pháo, đến từ đâu – mặc dù Trung Quốc đã tặng một số tàu chiến trong những năm gần đây.
Khi đi qua các tàu, phóng viên không được phép xuống xe. Các phóng viên cũng được đưa đến một tòa nhà nơi một tấm biển tuyên bố: “Tòa nhà này được người dân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trao tặng như một biểu hiện của tình hữu nghị và hợp tác.” Bên trong là những chiếc thuyền tốc độ và súng do Mỹ tặng.
“Bạn (nhà báo) từ truyền thông trong nước và quốc tế là đôi mắt và mũi của chúng tôi… chúng tôi không có gì để che giấu với những người nước ngoài vẫn cáo buộc chúng tôi làm điều này điều nọ”, ông Chhum Socheat nói. Ông cho rằng hình ảnh vệ tinh sẽ nhanh chóng chứng minh nếu tàu Trung Quốc có sử dụng cơ sở.
Hiến pháp Campuchia ngăn chặn sự hiện diện quân sự nước ngoài trên đất này. Nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc bên trong vương quốc đã phát triển trong những năm gần đây, với việc xây dựng sòng bạc, căn hộ và đường xá, cũng như việc cấp hàng tỷ USD các khoản vay mềm cho chính phủ.
Căng thẳng sôi sục ở thành phố phía tây nam Sihanoukville hồi tháng trước khi một tòa nhà Trung Quốc đang xây dựng bị sập làm 28 người chết.
Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh cho biết Campuchia đột nhiên rút yêu cầu trợ giúp để nâng cấp căn cứ Ream.
“Điều này khiến chúng tôi tự hỏi liệu các kế hoạch của lãnh đạo Campuchia đối với Căn cứ Hải quân Ream có bao gồm khả năng lưu trữ tài sản và nhân sự quân sự nước ngoài trên đất Campuchia hay không”, một quan chức đại sứ giấu tên nói với AFP hôm 25/7.
Đại sứ quán Mỹ cho biết họ cũng đang theo dõi các báo cáo truyền thông về tiềm năng Trung Quốc sử dụng một khu nghỉ dưỡng. Cách Ream khoảng 70km về phía tây bắc, một công ty Trung Quốc đang xây dựng đường băng tại khu nghỉ dưỡng Dara Sakor có khả năng đưa một số máy bay lớn nhất thế giới đến để phục vụ những gì hiện nay bao gồm sòng bạc và sân golf.
Các thủy thủ ngồi trên một chiếc xe tải tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở Sihanoukville, Campuchia. (Ảnh: Reuters)
(Nguồn: Reuters, AFP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc phản ứng thông tin sử dụng căn cứ quân sự ở Campuchia
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố bài báo về việc nước này đạt thỏa thuận sử dụng quân cảng tại miền Nam Campuchia là thông tin sai sự thật.
Theo AP, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian hôm 24/7 đã lên tiếng bác bỏ thông tin nước này sẽ sử dụng căn cứ quân sự tại Campuchia.
Ông Wu cho biết quân đội Trung Quốc và Campuchia "luôn tiến hành trao đổi và hợp tác tốt đẹp trong huấn luyện", tuy nhiên các hoạt động hợp tác không nhằm đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian. Ảnh: AP.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Fresh News, Thủ tướng Campuchia Hun Sen gọi thông tin Campuchia cho Trung Quốc sử dụng quân cảng ở Ream là "tin tức bị bóp méo tồi tệ nhất". Ông Hun Sen khẳng định giới chức hai nước chưa từng thảo luận về vấn đề này.
Trước đó, Wall Street Journal dẫn nhiều nguồn tin giấu tên cho biết thỏa thuận hợp tác quân sự được âm thầm ký kết vào đầu năm 2019. Thỏa thuận này cho phép quân đội Trung Quốc quyền sử dụng đặc biệt đối với một phần căn cứ hải quân Ream của Campuchia tại vịnh Thái Lan. Căn cứ nằm gần thành phố Sihanoukville và sân bay đang được một công ty Trung Quốc đầu tư và xây dựng.
Wall Street Journal cho biết một số quan chức Mỹ đã xem qua bản dự thảo của thỏa thuận. Nội dung này cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ trong vòng 30 năm, kèm theo các điều khoản tự động gia hạn thêm 10 năm. Quân đội Trung Quốc được quyền đồn trú nhân sự, cất giữ vũ khí và cho tàu chiến cập cảng.
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng đang được chuẩn bị ở Ream. Đồ họa: Wall Street Journal.
Giới chức Mỹ cho biết họ bắt đầu nghe thông tin về đàm phán Trung Quốc - Campuchia gần 1 năm trước. Những nghi ngờ gia tăng vào đầu năm 2019 khi Bộ Quốc phòng Campuchia yêu cầu rồi lại rút lại yêu cầu nhận hỗ trợ tài chính từ Mỹ để tu sửa các cơ sở ở Ream.
Các ảnh vệ tinh mới chụp tại Ream cho thấy căn cứ này đang được dọn dẹp để chuẩn bị thi công. Họ còn chuẩn bị một cây cầu mới ở lối vào quân cảng.
Theo Zing
Trung Quốc mập mờ đáng ngờ khi phản ứng tin đồn dùng căn cứ quân sự của Campuchia trong 30 năm Trung Quốc không trực tiếp bác bỏ thông tin về thỏa thuận sử dụng căn cứ hải quân ở Campuchia mà chỉ nhắc lại việc Phnom Penh phủ nhận. "Điều tôi muốn nói là Trung Quốc và Campuchia là những nước láng giềng thân thiện truyền thống. Hai bên đã có những hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực. Sự hợp tác...