Campuchia di dời 1.000 gia đình người Việt sống ở Biển Hồ
Hơn 1.000 hộ gia đình người Việt sống dọc con sông Tonle Sap hay còn gọi là Biển Hồ của Campuchia buộc phải di dời khỏi khu vực mà họ gắn bó hàng chục năm nay.
Campuchia sắp di dời 1.000 hộ gia đình người Việt sống ở Biển Hồ – Ảnh minh họa: AFP
Báo Cambodia Daily hôm nay 6.10 cho hay việc di dời các hộ gia đình sống trên thuyền, bè hoặc gần bờ sông Tonle Sap là chủ trương của chính quyền tỉnh Kompong Chhnang nhằm mang lại vẻ mỹ quan cho Biển Hồ.
Cùng với cả ngàn hộ gia đình Việt Nam còn có hàng trăm hộ người Khmer và người Chăm pa thuộc diện phải di dời để thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm 2015-2019 của tỉnh này.
“Chúng tôi có kế hoạch 5 năm để phát triển thị trấn Kompong Chhnang. Chính quyền đã thông báo cho gần 1.500 hộ gia đình người Khmer, Chăm pa và Việt Nam phải di dời trong khoảng thời gian từ 15-25.10″, ông Sun Sovannarith, Phó tỉnh trưởng tỉnh Kompong Chhnang nói. Theo ông Sovannarith, hơn 90% hộ gia đình đồng ý di dời.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Nguyen Yon Mas, đại diện của gần 900 hộ gia đình người Việt sống dọc con sông Tonle Sap từ khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979 cho biết họ muốn tiếp tục sống ở đây, chỉ có khoảng 200 gia đình người Việt muốn chuyển đến chỗ ở mới.
“Họ ép buộc chúng tôi phải di chuyển đi xa, cách 5 km. Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều gia đình, đặc biêt là những hộ nghèo khổ”, ông Mas được Cambodia Daily trích phát biểu. Ông cũng cho biết nhiều hộ gia đình có nhà, đất nên có thể tái định cư trên đất liền; nhưng những hộ không có thì vất vả không chỉ nơi định cư mà cả kế sinh nhai.
Nơi định cư mới ngoài việc không an toàn còn thiếu cơ sở hạ tầng như điện, nước, khiến nhiều người Việt ở Campuchia không muốn thay đổi chỗ ở, theo ông Mas.
Chưa rõ việc di dời các hộ gia đình người Việt sẽ được tiến hành như thế nào. Tuy nhiên, theo Cambodia Daily đây là kế hoạch được nói đến từ nhiều năm trước dưới áp lực của dân cư trong vùng, và chính quyền địa phương có thể sẽ dùng biện pháp mạnh để trục xuất các hộ gia đình khỏi Biển Hồ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Một nông dân Trung Quốc bị thiêu cháy vì phản đối di dời
Một nông dân ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc bị thiêu cháy vì không chịu di dời trong một vụ cưỡng chế của chính quyền địa phương, Guardian ngày 16.9 dẫn báo chí Trung Quốc cho hay.
Nông dân Trung Quốc bị chính quyền địa phương cưỡng chế di dời - Ảnh minh họa: AFP
Xác cháy đen của ông Zhang Yimin, 46 tuổi được tìm thấy ngay tại ngôi nhà cũng bị thiêu rụi ở ngoại ô thành phố Lâm Nghi. Vụ thiêu cháy xảy ra trong ngày cưỡng chế căn nhà của gia đình ông Zhang đang ở hôm 14.9.
Yang Bingen, anh em cột chèo với ông Zhang, nói với tạp chí Caixin được The Guardian dẫn lại cho biết ông thấy hơn 100 "côn đồ" mà ông cho là do chính quyền thuê đến cùng với máy ủi, máy xúc để cưỡng chế ngôi nhà của ông Zhang.
Do ông Zhang không chịu ra khỏi nhà, nhóm côn đồ ném đá, sắt và nhiều chai xăng vào nhà ông Zhang để buộc ông ra. Tuy nhiên, ông Zhang vẫn cố thủ trong nhà. Sau đó, ngôi nhà bốc cháy dữ dội, thiêu ông Zhang bên trong.
Zhang Jihe, một người bà con khác của nạn nhân, nói với Hoàn Cầu Thời báo rằng bọn côn đồ đã khóa cửa và châm lửa thiêu cháy ông Zhang. Tuy nhiên, chính quyền địa phương trong thông cáo nói rằng ông Zhang tự châm lửa đốt nhà mình và tự thiêu. Thông cáo nói ông này đã đi mua 9 lít xăng ở một trạm xăng gần nhà.
"Ngọn lửa là do ông Zhang gây ra. Điều tra ban đầu loại trừ khả năng ngọn lửa do người khác cố tình gây ra. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra", theo thông cáo được The Guardian dẫn lại.
Tình trạng dùng bạo lực để cưỡng chế người dân di dời xảy ra phổ biến ở vùng nông thôn Trung Quốc. Người dân khi phản đối việc đền bù không thỏa đáng phải đương đầu với những đe dọa, bạo lực từ phía chính quyền. Một luật sư bị chính quyền Lâm Nghi đe dọa và quản chế tại nhà vì ông này phản đối chính sách dùng vũ lực cưỡng chế nông dân.
Bà Pan Jinhui, góa phụ của ông Zhang cho biết bà từng bị tấn công trước khi chồng bà bị thiêu chết vài ngày. "Tám người nhảy ra khỏi xe, túm tóc tôi và lôi vào xe của chúng. Tôi gào thét, kêu cứu nhưng bọn chúng không tha, dọa giết nếu tôi còn dám la", góa phụ kể lại với tạp chí Caixin khi đề cập đến tình trạng bức hiếp, hành hung người dân của chính quyền địa phương.
Hình ảnh về cái chết thương tâm của ông Zhang với ngôi nhà bị cháy được đưa lên mạng xã hội và nhanh chóng lan truyền khắp nơi trên không gian mạng ở Trung Quốc. Zhang Dezhi, cháu của nạn nhân đang kêu gọi công lý cho người chú của mình.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Chuyên gia Nga: Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng 'nói đi đôi với làm' Ông Alexander Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông cho rằng, hiện nay có thể nói Bắc Triều Tiên sẵn sàng "nói đi đôi với làm". Ngày 20/8/2015, Bắc Triều Tiên đã tiến hành pháo kích vào phía Tây khu vực phi quân sự tại biên giới hai miền Triều Tiên với mục đích, theo dự đoán,...