Campuchia cho phép công ty Trung Quốc thăm dò dầu khí trên biển
Hôm nay (14/2), Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia thông báo đã cấp phép thăm dò dầu khí trên biển cho một công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc.
Ông Chiep Sua, Tổng cục trưởng Tổng cục dầu mỏ, Bộ Mỏ và năng lượng Campuchia cho biết, Chính phủ Campuchia đã cấp giấy phép cho công ty Cambodian Resources Energy Development Co. Ltd là công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc được phép thăm dò dầu khí.
Hiện nay, công ty này đang nghiên cứu về trữ lượng dầu mỏ tại khu D, thuộc lãnh hải Campuchia. Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu trữ lượng, công ty sẽ có thể xin cấp phép khai thác dầu mỏ.
Campuchia cho phép công ty Trung Quốc tìm kiếm dầu khí trên biển. (Ảnh: Kris Energy)
Ông Chiep Sua cũng cho biết, giấy phép thăm dò dầu khí này có thời gian 30 năm, được chia làm 2 giai đoạn. Khu vực thăm dò dành cho công ty Trung Quốc có diện tích bề mặt hơn 5.000 km2. Trước đó, Chính phủ Campuchia cũng cho phép công ty KrisEnergy của Singapore được khai thác dầu tại khu A với hy vọng sẽ bơm được lô dầu đầu tiên vào giữa năm 2020.
Video đang HOT
Mặc dù theo dự kiến ban đầu, sản lượng dầu của lô A là khiêm tốn, nhưng Chính phủ Campuchia hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên trong việc phát triển ngành dầu khí của Campuchia. Trữ lượng sản xuất dầu ước tính 30 triệu thùng của Lô A sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là khi nhà máy lọc dầu do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Theo Văn Đỗ, Tâm Hiếu/VOV-Phnom Penh
Campuchia thất vọng vì Mỹ trừng phạt quan chức tham nhũng
Chính phủ Campuchia bày tỏ vô cùng thất vọng trước quyết định của Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt hai doanh nhân bị nghi ngờ tham nhũng và khai thác gỗ bất hợp pháp.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Campuchia hôm 10/12 cho biết các lệnh trừng phạt dựa trên những cáo buộc vô căn cứ.
"Sắc lệnh Hành pháp là hành động đường đột chống lại những nỗ lực nhằm khôi phục sự tín nhiệm và lòng tin giữa Campuchia và Mỹ", tuyên bố viết.
Tuyên bố bảo vệ cả các doanh nhân có ảnh hưởng và các cựu quan chức bị nhắm đến bởi các lệnh trừng phạt, những người bị đóng băng tài sản ở Mỹ và cấm kinh doanh với Mỹ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Liên Hợp Quốc ở Nonthaburi, Thái Lan, ngày 3/11. Ảnh: AP.
Bộ Ngoại giao Campuchia "bày tỏ vô cùng thất vọng về quyết định độc đoán" với các công dân Campuchia. Tuyên bố từ cơ quan này còn khẳng định các quan chức đó đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã áp lệnh trừng phạt đối với Try Pheap và 11 công ty thuộc sở hữu hoặc do ông kiểm soát vì cáo buộc tham nhũng và khai thác gỗ bất hợp pháp. Các công ty tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác nhau bao gồm du lịch, phát triển bất động sản và năng lượng.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết ông Pheap đã xây dựng mạng lưới khai thác gỗ bất hợp pháp rộng lớn, mua bảo đảm từ các quan chức chính phủ và quân đội và xuất khẩu gỗ xẻ sang nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Nga và các nước châu Âu...
Theo AP, ông Pheap phản hồi các cáo buộc tham nhũng trong quá khứ trong các bài đăng trên Facebook nói rằng các doanh nghiệp của ông đều hợp pháp và tuân thủ luật pháp.
Bộ Tài chính Mỹ cũng quyết định xử phạt cựu tướng Kun Kim, ba người thân của ông và các doanh nghiệp gia đình của họ vì cáo buộc tham nhũng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp.
Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin cho biết các lệnh trừng phạt, được công bố hôm 9/12 vào Ngày Quốc tế chống Tham nhũng, nhắm vào người dân và các thực thể ở Latvia, Serbia, Venezuela, Hong Kong và Campuchia bị nghi ngờ hoạt động bất hợp pháp "phá hoại nền tảng của các xã hội ổn định, an toàn và toàn diện".
Theo Zing
Công ty Trung Quốc chuyển hàng qua Campuchia 'né' thuế Mỹ? Các công ty Trung Quốc dường như đang cố gắng né tránh thuế quan Mỹ trong thương chiến bằng cách chuyển hướng các chuyến hàng qua Campuchia, theo SCMP. "Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc và nhiều người bạn của tôi ở Trung Quốc đại lục đang xem xét liệu...